Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Đắk Lắk năm 2024 - 2025

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tổ chức trong 2 ngày (07 và 08/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Đắk Lắk thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 7/6. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây

Đáp án đề thi vào lớp 10 n Văn Đắk Lắk năm 2024 - 2025
Câu 1.
1
Theo đoạn trích, trong vụ cháy xảy ra tại Trung Kinh vào rạng sáng 24/5,
bốn thanh niên đã có hành động: không quản ngại nguy hiểm, leo thang
dây, cầm búa đập tường cứu sống được bốn người đang mắc kẹt trong căn
nhà cháy.
2.
- Biện pháp tu từ: So sánh (họ những người lao động bình thường như
bao người khác)
- Tác dụng:
+ Khẳng định những người thanh niên đó cũng bình thường như bao
người khác.
+ Từ đó làm nổi bật lên phẩm chất, hành động cao đẹp của họ. Họ sẵn
sàng lăn xả vào nơi nguy hiểm để cứu những người gặp nạn.
3.
Học sinh trả lời theo quan điểm nhân, thể đồng tình, không đồng
tình, đồng tình một phần. Sau đây gợi ý.
- Đồng tình. trong hoàn cảnh nguy hiểm đó một con người, chắc
chắn chúng ta sẽ động lòng trắc n c gắng cứu sống họ.
- Không đồng tỉnh. không phải bất cứ ai cũng sẵn sàng hi sinh bản
thân mình đ cứu sống người khác. Bởi những trường hợp nguy hiểm
nếu không biết đánh giá đúng nh hình thì không chỉ không cứu được
người khác còn làm hại đến chính bản thân mình.
- Đồng tình một phần. trong hoàn cảnh cam go lòng trắc ẩn của con
người sẽ trỗi dậy thúc đẩy con người hành động lợi ích cộng đồng.
Nhưng mỗi người cũng cần đánh giá tình hình, sức khỏe, khả năng của
bản thân đ đưa ra phương án giúp đỡ người khác tốt nhất, vừa thể cứu
được người khác vừa đảm bảo sự an toàn cho bản thân.
Câu 2.
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.
2. Bàn luận
Giải thích.
- Tử tế: Tử chuyện nhỏ bé, tể là chuyện nh thường.
-> Tử tế tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường.
- Người tử tế với việc làm tử tế con người lương thiện, việc làm
đúng đắn, tốt đẹp ngay từ việc nhỏ bé, đời thường.
=> Tử tế giá trị đẹp đẽ, chuẩn mực đạo đức quan trọng.
Bàn luận: Ý nghĩa của sự tử tế:
- Giúp ta sống hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành người giá trị, hoàn thiện
nhân cách.
- Quan hệ người với người tốt đẹp hơn, hội văn minh, lành mạnh hơn,
giảm đi bạo lực, chiến tranh,...
- Đời sống hội vốn phức tạp, đó, cái đẹp cái xấu, cái thiện cái
ác luôn đan xen, đấu tranh với nhau. Những việc tử tế giúp con người
nhận thức lại bản thân, biết xử thế đúng đắn.
- Đối xử tử tế với mọi người, ta sẽ nhận được sự tử tế t hội.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Tử tế phải xuất phát từ lòng tốt chân thành, không phải hình thức bề
ngoài. Tử tế phù hợp hoàn cảnh, không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi.
- Phê phán người sống thiếu tử tế, ích kỉ, giả dối.
3. Bài học nhận thức hành động.
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của s tử tế. Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục
gia đình, nhà trường, hội, từ ý
thức nhân.
- Sống tử tế mỗi ngày, trong mỗi lời nói, hành động, ứng xử.
Câu 3:
1. Mở bài:
- Mùa xuân nho nhỏ” (1980) tiếng lòng tha thiết gắn với cuộc đời,
với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.
- Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của
mùa xuân thiên nhiên đất Huế.
2. Thân bài:
2.1. Mùa xuân của thiên nhiên
- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng tràn đầy
sức sống.
+ Cấu trúc đảo ng câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ,
khiến bông hoa như cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiền chiện”
thật bình dị gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa
xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông
xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống
động của mùa xuân.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện tín hiệu của một buổi sớm mùa
xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng,
ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một
khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn,
bình yên.
=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp,
đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, đầy sức sống đậm đà nét Huế.
- Đối diện với vẻ đẹp ấy cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang
hòa mình vào đất trời:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: thể giọt mưa xuân long lanh, thể
âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy
con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.
+ Đại t “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa
của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của
tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
2.2. Mùa xuân của đất nước
- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp,
tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công
cuộc xây dựng đất nước.
+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt để vẽ lên
hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang
góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.
Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh.
Lộc trên lưng vừa hình ảnh cành ngụy trang vừa mùa xuân họ
mang lại cho đất nước.
Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động hậu phương. “Lộc trải
dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no
ấm, mang lại sự sống.
+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” xôn
xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
=> Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng bảo vệ đất
nước.
2.3. Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân
- Tâm hồn thi nhân say sưa cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
khi mùa xuân về.
- Từ sự cảm nhận đó, thi những ước nguyện hiến dâng sâu sắc, chân
thành phía sau.
3. Kết bài
Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế t mộng, khoáng
đạt, rực rỡ sắc u rộn âm thanh. Phải người lạc quan, yêu đời,
yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những
lời thơ hay đẹp đến thế!
| 1/8

Preview text:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Đắk Lắk năm 2024 - 2025 Câu 1. 1
Theo đoạn trích, trong vụ cháy xảy ra tại Trung Kinh vào rạng sáng 24/5,
bốn thanh niên đã có hành động: không quản ngại nguy hiểm, leo thang
dây, cầm búa đập tường cứu sống được bốn người đang mắc kẹt trong căn nhà cháy. 2.
- Biện pháp tu từ: So sánh (họ là những người lao động bình thường như bao người khác) - Tác dụng:
+ Khẳng định những người thanh niên đó cũng bình thường như bao người khác.
+ Từ đó làm nổi bật lên phẩm chất, hành động cao đẹp của họ. Họ sẵn
sàng lăn xả vào nơi nguy hiểm để cứu những người gặp nạn. 3.
Học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân, có thể đồng tình, không đồng
tình, đồng tình một phần. Sau đây là gợi ý.
- Đồng tình. Vì trong hoàn cảnh nguy hiểm đó là một con người, chắc
chắn chúng ta sẽ động lòng trắc ẩn mà cố gắng cứu sống họ.
- Không đồng tỉnh. Vì không phải bất cứ ai cũng sẵn sàng hi sinh bản
thân mình để cứu sống người khác. Bởi có những trường hợp nguy hiểm
nếu không biết đánh giá đúng tình hình thì không chỉ không cứu được
người khác mà còn làm hại đến chính bản thân mình.
- Đồng tình một phần. Vì trong hoàn cảnh cam go lòng trắc ẩn của con
người sẽ trỗi dậy thúc đẩy con người hành động vì lợi ích cộng đồng.
Nhưng mỗi người cũng cần đánh giá tình hình, sức khỏe, khả năng của
bản thân để đưa ra phương án giúp đỡ người khác tốt nhất, vừa có thể cứu
được người khác vừa đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Câu 2.
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống. 2. Bàn luận Giải thích.
- Tử tế: Tử là chuyện nhỏ bé, tể là chuyện bình thường.
-> Tử tế là tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường.
- Người tử tế với việc làm tử tế là con người lương thiện, có việc làm
đúng đắn, tốt đẹp ngay từ việc nhỏ bé, đời thường.
=> Tử tế là giá trị đẹp đẽ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng.
Bàn luận: Ý nghĩa của sự tử tế:
- Giúp ta sống hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành người có giá trị, hoàn thiện nhân cách.
- Quan hệ người với người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, lành mạnh hơn,
giảm đi bạo lực, chiến tranh,. .
- Đời sống xã hội vốn phức tạp, ở đó, cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái
ác luôn đan xen, đấu tranh với nhau. Những việc tử tế giúp con người
nhận thức lại bản thân, biết xử thế đúng đắn.
- Đối xử tử tế với mọi người, ta sẽ nhận được sự tử tế từ xã hội.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Tử tế phải xuất phát từ lòng tốt chân thành, không phải hình thức bề
ngoài. Tử tế phù hợp hoàn cảnh, không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi.
- Phê phán người sống thiếu tử tế, ích kỉ, giả dối.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự tử tế. Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục
gia đình, nhà trường, xã hội, từ ý thức cá nhân.
- Sống tử tế mỗi ngày, trong mỗi lời nói, hành động, ứng xử. Câu 3: 1. Mở bài:
- “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời,
với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.
- Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của
mùa xuân thiên nhiên đất Huế. 2. Thân bài:
2.1. Mùa xuân của thiên nhiên
- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.
+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ,
khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiền chiện”
thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa
xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông
xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa
xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng,
ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một
khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.
=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp,
đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.
- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là
âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà
con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.
+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa
của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của
tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
2.2. Mùa xuân của đất nước
- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp,
tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công
cuộc xây dựng đất nước.
+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên
hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang
góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.
Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh.
Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.
Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải
dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.
+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn
xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
=> Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.3. Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân
- Tâm hồn thi nhân say sưa cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về.
- Từ sự cảm nhận đó, thi sĩ có những ước nguyện hiến dâng sâu sắc, chân thành ở phía sau. 3. Kết bài
Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, khoáng
đạt, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Phải là người lạc quan, yêu đời,
yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những
lời thơ hay và đẹp đến thế!