Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2024 - 2025
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được tổ chức trong 2 ngày (13 và 14/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Thanh Hóa theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 13/6. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2024-2025
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đáp án đề thi vào 10 Văn Thanh Hóa 2024 I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2.
Tác giả cho rằng dưới bầu trời mưa luôn có người vui, người buồn vì:
- Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lạnh sau cơn mưa giông
chiều. Người vui vì khoai nhanh như thổi trên đồi.
- Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần trong làn mưa.
Người buồn vì nước mắt rơi trên cánh đồng muối hòa theo hạt mưa rơi. Câu 3.
- Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao…)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác
nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững. Câu 4.
- Đồng ý với quan điểm - Vì:
+ Trưởng thành là khi bạn không chỉ có thay đổi về ngoại hình mà còn
thay đổi về nhận thức, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
+ Trưởng thành là khi bạn biết nhận phần thiệt thòi về mình, trao yêu thương cho người khác.
+ Trưởng thành là khi bạn có lòng vị tha, bao dung trước những lỗi lầm
của những người xung quanh. II. LÀM VĂN Câu 1 1. Mở đoạn
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc biết sống vì người khác. 2. Thân đoạn a. Giải thích
- "sống vì người khác" : là lối sống biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm,
giúp đỡ những người xung quanh.
=> Đây là một lối sống đẹp, mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống con người b. Bàn luận
- Lối sống vì người khác được thể hiện dưới nhiều hành động khác nhau:
yêu thương gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, đoàn kết với bạn bè, kính
trọng thầy cô, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,. .
- Lối sống vì người khác mang lại rất nhiều giá trị, có ý nghĩa thiết thực:
+ Thể hiện tình đoàn kết, yêu thương giữa người với người, giảm đi
những nỗi bất hạnh và nhân đôi niềm vui trong đời sống.
+ Hình thành trong mỗi người thái độ sống tích cực, bồi đắp cho con
người những đức tính cao quý như nhân hậu, bao dung, chăm chỉ, dũng cảm, sẻ chia,.
+ Tiếp thêm cho con người động lực để vượt qua những khó khăn, định kiến.
+ Khiến tâm hồn con người được thanh thản, đem đến cho chúng ta nhiều
góc nhìn đa chiều về cuộc sống.
+ Được mọi người xung quanh tin tưởng, yêu mến và trở thành công dân tốt cho xã hội.
- Dẫn chứng: Học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
c. Phê phán: những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, lợi dụng người khác.
d. Phản đề: cần biết kết hợp giữa lối sống biết hi sinh, quan tâm mọi
người với việc quan tâm bản thân, khẳng định cá tính cá nhân. 3. Kết đoạn
- Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề nghị luận
- Rút ra bài học và liên hệ bản thân Câu 2. a .Mở bài
- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014): là nhà văn trưởng thành trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sinh ra, lớn lên và hoạt động
chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ
xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường
Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên.
- Khái quát nội dung đoạn trích. b. Thân bài
* Giới thiệu về hoàn cảnh của đoạn trích: cuộc chia tay của hai cha con ông Sáu.
* Cảm nhận về bé Thu và tình cảm dành cho ông Sáu
+ Tuy nhiên khi được nghe bà ngoại giải thích, anh Sáu không giống
trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận về hành động của mình.
+ Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha
tình cảm ấy lại càng sâu nặng bấy nhiêu. Trong giờ phút cuối cùng trước
khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ.
+ Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy
lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ.
+ Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và
cả vết thẹo dài trên mặt ông. Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi.
→ Tính cách nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất
dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng
vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
→ Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một
tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một
cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh. * Đặc sắc nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc: Từ chỗ Thu ngạc
nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương
do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ
em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
- Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ.
- Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba của mình c. Kết bài
Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu
thương sâu nặng của hai cha con trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.