Đề thi vấn đáp kết thúc học phần - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn

Đề thi vấn đáp kết thúc học phần - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi vấn đáp kết thúc học phần - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn

Đề thi vấn đáp kết thúc học phần - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

99 50 lượt tải Tải xuống
M1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KHXH & NV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI HỌC PHẦN
HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2023– 2024
Học phần Số tín chỉ: Kỹ năng giao tiếp : 02
Mã học phần: 2030003 Khóa: 46A
Đề dùng cho hệ (CĐ, ĐH): ĐẠI HỌC
Hình thức thi: Vấn đáp
Ký hiệu đề:
Họ và tên CB ra đề: Nguyễn Việt Cường
Đơn vị: KHOA KHXH & NV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHXH & NV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI VẤN ĐÁP KẾT THÚC HỌC PHẦN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023
Học phần Kỹ năng giao tiếp Số tín chỉ: : 02
Mã học phần: Khóa 2030003 : K46A
Câu 1: Phân biệt giao tiếp và kĩ năng giao tiếp.
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển các mối quan hệ giữa người với người nhằm trao đổi
thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau;... đạt đến một mục đích
nhất định.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn
biến tâm lý bên trong của đối tác giao tiếp, đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn
ngữ, biết cách định hướng để điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.
Câu 2: Phân loại giao tiếp.
Có nhiều cách phân loại giao tiếp, tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:
- Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau. Đây là
phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một
loại thông tin nào, như: thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật, TRINH
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ
cười, đồ vật,
- Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:
+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với nhau để trực tiếp
giao tiếp.
+ Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương tiện trung gian khác
như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat,
-Dựa vào tính chất giao tiếp: Có 2 loại:
+ Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo
quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ học. Loại giao tiếp này có tính tổ
chức, kỉ luật cao.
+ Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về
nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các
bạn sinh viên trong giờ ra chơi. Loại giao tiếp này thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi,
thân mật, hiểu biết lẫn nhau.
- Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp: Có 3 loại
+ Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên
+ Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc nhóm sinh viên.
+ Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán của công ty A và công ty
B.
Câu 3: Vai trò và nguyên tắc giao tiếp.
Vai trò của giao tiếp
Vai trò của giao tiếp đối với xã hội
Nếu không có giao tiếp thì sẽ không có xã hội loài người. Chính giao tiếp là
hoạt động giúp bầy người nguyên thủy hoạt động dựa trên bản năng của mỗi
cá nhân
thành công xã nguyên thủy được tổ chức, hoạt động trên sự phân công, phối
hợp giữa
các thành viên. Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau. Vì
vậy,
nếu không còn giao tiếp, một xã hội dù phát triển cũng không còn là xã hội
nữa.
Không còn giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội đều đứt gãy. Các cá thể dù có tồn
tại
song không có mối liên hệ với nhau thì sẽ không thành xã hội. Mối quan hệ
chặt chẽ
giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.
Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân
Theo các nhà ngôn ngữ học, vai trò của giao tiếp đối với con người là vô cùng
quan trọng, vì những lí do sau:
- Nếu không có giao tiếp, một đứa trẻ được sinh ra với một cơ thể con người
sinh học hoàn thiện nhất cũng không thể là con người. Minh chứng là câu
chuyện về 2
em bé Ấn Độ được tìm thấy trong hang sói.
- Nếu không có giao tiếp, một con người trưởng thành cũng sẽ dần không còn là
người. Minh chứng là câu chuyện về Alexander Selkrik (nguyên mẫu của nhận
vật
Robinson Cruxo) bị lạc trên hoang đảo.
Theo các nhà tâm lí học, vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ
bản sau đây:
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường.
Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp
mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào
cộng
đồng, phản ánh các mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng
thành tài sản riêng của mình. Những trường hợp trẻ em bị thất lạc vào trong
rừng, sống với
động vật đã cho thấy rằng, mặc dù những đứa trẻ này vẫn có hình hài của con
người
nhưng tâm lí và hành vi của các em không phải là của con người.
- Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất
đạo đức được hình thành và phát triển.
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được
các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những
nguyên
tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không
đẹp; cái gì
nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó thể hiện thái độ, hành
động
cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo,
ý thức
nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác, … chủ yếu được hình
thành, phát
triển trong giao tiếp. Người xưa nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cũng vì bà
mẹ hay chiều con, chiều cháu, thường làm thay những việc mà đúng ra chúng
phải làm
và có thể làm được; đáp ứng một cách thiếu nguyên tắc những đòi hỏi của
chúng, dẫn
đến việc chúng không nhận thức được giới hạn cần phải dừng lại trong các yêu
cầu,
đòi hỏi của mình; từ đó sẽ có những hành vi, đòi hỏi vượt giới hạn cho phép, tức
“hư”.
- Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người.
Những nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận,
nhu cầu được những người xung quanh quan tâm, chú ý, nhu cầu được hòa
nhập vào
những nhóm xã hội nhất định, … chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp. Chúng ta
sẽ cảm
thấy như thế nào nếu tự giam mình dù chỉ một ngày trong phòng, không gặp
gỡ, tiếp
xúc với ai, không liên hệ với ai qua điện thoại, không đọc, không xem ti vi?
Chắc chắn
đó sẽ là một ngày dài nặng nề. Đó là vì nhu cầu giao tiếp của chúng ta không
được
thỏa mãn.
Nguyên tắc giao tiếp
* Nhóm nguyên tắc với thông tin
- Thông tin phải chính xác.
- Thông tin phải đầy đủ.
- Thông tin phải rõ ràng.
- Thông tin phải dễ hiểu.
- Thông tin phải liên tục.
Thông tin là một mảng hiện thực được chúng ta nhận thức và mã hóa để truyền
cho người khác. Do đó, thông tin chính xác và đầy đủ là hai nguyên tắc vô cùng
quan trọng, giúp mọi mảng hiện thực dù được truyền đi song được tiếp nhận
đầy đủ và
không bị hiểu sai.
Nguyên tắc rõ ràng và dễ hiểu giúp việc truyền tải và tiếp nhận thông tin được
dễ dàng, nhanh gọn và hiệu quả. Đỉnh cao của ngôn từ là đơn giản và gần gũi.
Một ý
tưởng hay, sáng tạo, nếu không biết diễn đạt ra một cách rõ ràng và dễ hiểu
cho người
nghe thì ý tưởng đó mãi mãi nằm trong đầu của một cá nhân nào đó.
Thông tin phải liên tục, vì thông tin là một mảng hiện thực mà hiện thực thì
phải “chảy” liên tục không ngừng.
Tuân thủ 5 nguyên tắc trên giúp chúng ta tạo tin và truyền tin hiệu quả đến
người tiếp nhận nhanh nhất, dễ nhất, chính xác và đầy đủ nhất.
* Nhóm nguyên tắc với mục đích
- Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp.
- Mục đích phải rõ ràng, cụ thể.
- Mục đích phải chính đáng và có tính khả thi.
Giao tiếp là hoạt động để đạt được mục đích, do đó mục đích phải được xác
định trước. Nếu không xác định trước mục đích giao tiếp thì cũng giống như
chúng ta
bước chân ra khỏi nhà mà chẳng biết sẽ đi đâu.
Song mục đích cần phải rõ ràng và cụ thể. Bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết,
đó là mục đích. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ viết được ra nó, dù chỉ một từ nếu
bạn
không xác định được rõ ràng và cụ thể bạn sẽ viết gì trong cuốn tiểu thuyết của
mình.
Nguyên tắc chính đáng và khả thi giúp bạn thực hiện hoạt động giao tiếp một
cách dễ dàng và hiệu quả.
Tuân thủ ba nguyên tắc trên giúp chúng ta định hướng hiệu quả hoạt động giao
tiếp để thỏa mãn cao nhất mục đích đã định.
* Nhóm nguyên tắc với con người
- Đánh giá đúng bản thân.
- Đánh giá đúng mối quan hệ giao tiếp.
- Đánh giá chính xác đối tượng giao tiếp.
Đánh giá đúng bản thân tức là chúng ta phải biết mình là ai trong mỗi một hoạt
động giao tiếp cụ thể. Mỗi con người chúng ta, trong cuộc sống này, có rất
nhiều vị trí,
vai trò. Song trong một hoạt động giao tiếp nhất định nào đó, chúng ta chỉ là
một trong
rất nhiều vị trí, vai trò đó.
Người với người trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ và mức độ thân
quen của mối quan hệ đó cũng khác nhau. Quan hệ giao tiếp là mối quan hệ
được xác
lập giữa các chủ thể giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp cụ thể.
Khi chúng ta đánh giá bản thân, xác lập mối quan hệ giao tiếp còn cần dựa trên
việc tìm hiểu chính xác về đối tượng giao tiếp. Đây là nguyên tắc vô cùng quan
trọng,
đặc biệt trong giao tiếp của người Việt Nam. Vì chúng ta có một hệ thống từ
xưng hô
vô cùng phong phú, phức tạp và tinh tế. Hiểu chính xác về đối tượng giao tiếp
giúp
chúng ta lựa chọn chính xác từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Tuân thủ đồng thời ba nguyên tắc trên giúp chúng ta xác định đúng vai giao
tiếp
để đảm bảo được sự hài hòa, lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp, nếu không
thể hài
hòa thì cũng là giải pháp tối ưu có thể
Câu 4: Trình bày sơ đồ truyền thông trong giao tiếp. Giải thích các yếu tố trongđồ truyền thông
đó. Phân tích 1 ví dụ minh họa cụ thể cho sơ đồ truyền thông trong giao tiếp.
Câu 5: Những yếu tố cản trở quá trình truyền thông giữa các cá nhân. Anh/chị nên rèn luyện những
phẩm chất gì để truyền thông có hiệu quả.
Câu 6: Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Câu 7: Phân loại giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Câu 8: Nêu ý nghĩa của việc chào hỏi, bắt tay, giới thiệu. Các nguyên tắc chào hỏi, bắt tay, giới
thiệu?
Câu 9: Một số cách giới thiệu bản thân thường gặp, lấy ví dụ cụ thể cho cách giới thiệu đó.
Câu 10: Mục đích, vai trò và lợi ích của việc đặt câu hỏi trong giao tiếp.
Câu 11: Phân loại câu hỏi trong giao tiếp. Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo những nguyên tắc bản
nào?
Câu 12: Các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen ngợi/phê bình. Thực hành năng
khen ngợi/phê bình: Hãy nói lời khen ngợi/ phê bình với ai đó.
Câu 13: Có người cho rằng phê bình người không đem lại điều gì tốt đẹp. Vì vậy, một trong những
nguyên tắc của họ trong giao tiếp chỉ khen chứ không bao giờ phê bình. Anh/chị đồng ý với
những người này không? Tại sao?
Câu 14: Đàm phán, thuyết phục là gì? Các bước thực hiện kĩ năng đàm phán, thuyết phục.
Câu 15: Những điểm cần lưu ý khi đàm phán, thuyết phục.
Câu 16: Kĩ năng thuyết trình là gì? Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình.
Câu 17: Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Đặc điểm và vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ.
Câu 18: Trong giao tiếp, con người sử dụng ánh mắt nhằm mục đích gì? Anh/chị cần lưu ý những
gì để sử dụng hiệu quả, phù hợp ánh mắt trong giao tiếp.
Câu 19: Trong giao tiếp, anh chị thường sử dụng những ngôn ngữ không lời nào? Anh/chị thường
mắc những sai lầm nào khi sử dụng những ngôn ngữ không lời đó.
Câu 20: Theo anh/chị, trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần rèn luyện những kĩ năng nào?
-----------------------------------------------------------------------------------------
| 1/6

Preview text:

M1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KHXH & NV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HỌC PHẦN
HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2023– 2024
Học phần: Kỹ năng giao tiếp Số tín chỉ: 02
Mã học phần: 2030003 Khóa: 46A
Đề dùng cho hệ (CĐ, ĐH): ĐẠI HỌC
Hình thức thi: Vấn đáp Ký hiệu đề:
Họ và tên CB ra đề: Nguyễn Việt Cường
Đơn vị: KHOA KHXH & NV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KHXH & NV
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI VẤN ĐÁP KẾT THÚC HỌC PHẦN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023
Học phần: Kỹ năng giao tiếp Số tín chỉ : 02
Mã học phần: 2030003 Khóa: K46A
Câu 1: Phân biệt giao tiếp và kĩ năng giao tiếp.
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển các mối quan hệ giữa người với người nhằm trao đổi
thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau;... đạt đến một mục đích nhất định.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn
biến tâm lý bên trong của đối tác giao tiếp, đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn
ngữ, biết cách định hướng để điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.
Câu 2: Phân loại giao tiếp.
Có nhiều cách phân loại giao tiếp, tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:
- Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau. Đây là
phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một
loại thông tin nào, như: thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật, TRINH
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật,
- Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:
+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với nhau để trực tiếp giao tiếp.
+ Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương tiện trung gian khác
như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat,
-Dựa vào tính chất giao tiếp: Có 2 loại:
+ Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo
quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ học. Loại giao tiếp này có tính tổ chức, kỉ luật cao.
+ Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về
nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các
bạn sinh viên trong giờ ra chơi. Loại giao tiếp này thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi,
thân mật, hiểu biết lẫn nhau.
- Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp: Có 3 loại
+ Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên
+ Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc nhóm sinh viên.
+ Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán của công ty A và công ty B.
Câu 3: Vai trò và nguyên tắc giao tiếp.
Vai trò của giao tiếp
Vai trò của giao tiếp đối với xã hội
Nếu không có giao tiếp thì sẽ không có xã hội loài người. Chính giao tiếp là
hoạt động giúp bầy người nguyên thủy hoạt động dựa trên bản năng của mỗi cá nhân
thành công xã nguyên thủy được tổ chức, hoạt động trên sự phân công, phối hợp giữa
các thành viên. Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau. Vì vậy,
nếu không còn giao tiếp, một xã hội dù phát triển cũng không còn là xã hội nữa.
Không còn giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội đều đứt gãy. Các cá thể dù có tồn tại
song không có mối liên hệ với nhau thì sẽ không thành xã hội. Mối quan hệ chặt chẽ
giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển. 
Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân
Theo các nhà ngôn ngữ học, vai trò của giao tiếp đối với con người là vô cùng
quan trọng, vì những lí do sau:
- Nếu không có giao tiếp, một đứa trẻ được sinh ra với một cơ thể con người
sinh học hoàn thiện nhất cũng không thể là con người. Minh chứng là câu chuyện về 2
em bé Ấn Độ được tìm thấy trong hang sói.
- Nếu không có giao tiếp, một con người trưởng thành cũng sẽ dần không còn là
người. Minh chứng là câu chuyện về Alexander Selkrik (nguyên mẫu của nhận vật
Robinson Cruxo) bị lạc trên hoang đảo.
Theo các nhà tâm lí học, vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường.
Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp
mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng
đồng, phản ánh các mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng
thành tài sản riêng của mình. Những trường hợp trẻ em bị thất lạc vào trong rừng, sống với
động vật đã cho thấy rằng, mặc dù những đứa trẻ này vẫn có hình hài của con người
nhưng tâm lí và hành vi của các em không phải là của con người.
- Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất
đạo đức được hình thành và phát triển.
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được
các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên
tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì
nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó thể hiện thái độ, hành động
cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức
nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác, … chủ yếu được hình thành, phát
triển trong giao tiếp. Người xưa nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cũng vì bà và
mẹ hay chiều con, chiều cháu, thường làm thay những việc mà đúng ra chúng phải làm
và có thể làm được; đáp ứng một cách thiếu nguyên tắc những đòi hỏi của chúng, dẫn
đến việc chúng không nhận thức được giới hạn cần phải dừng lại trong các yêu cầu,
đòi hỏi của mình; từ đó sẽ có những hành vi, đòi hỏi vượt giới hạn cho phép, tức là “hư”.
- Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người.
Những nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận,
nhu cầu được những người xung quanh quan tâm, chú ý, nhu cầu được hòa nhập vào
những nhóm xã hội nhất định, … chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp. Chúng ta sẽ cảm
thấy như thế nào nếu tự giam mình dù chỉ một ngày trong phòng, không gặp gỡ, tiếp
xúc với ai, không liên hệ với ai qua điện thoại, không đọc, không xem ti vi? Chắc chắn
đó sẽ là một ngày dài nặng nề. Đó là vì nhu cầu giao tiếp của chúng ta không được thỏa mãn.
Nguyên tắc giao tiếp
* Nhóm nguyên tắc với thông tin
- Thông tin phải chính xác.
- Thông tin phải đầy đủ. - Thông tin phải rõ ràng.
- Thông tin phải dễ hiểu.
- Thông tin phải liên tục.
Thông tin là một mảng hiện thực được chúng ta nhận thức và mã hóa để truyền
cho người khác. Do đó, thông tin chính xác và đầy đủ là hai nguyên tắc vô cùng
quan trọng, giúp mọi mảng hiện thực dù được truyền đi song được tiếp nhận đầy đủ và không bị hiểu sai.
Nguyên tắc rõ ràng và dễ hiểu giúp việc truyền tải và tiếp nhận thông tin được
dễ dàng, nhanh gọn và hiệu quả. Đỉnh cao của ngôn từ là đơn giản và gần gũi. Một ý
tưởng hay, sáng tạo, nếu không biết diễn đạt ra một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người
nghe thì ý tưởng đó mãi mãi nằm trong đầu của một cá nhân nào đó.
Thông tin phải liên tục, vì thông tin là một mảng hiện thực mà hiện thực thì
phải “chảy” liên tục không ngừng.
Tuân thủ 5 nguyên tắc trên giúp chúng ta tạo tin và truyền tin hiệu quả đến
người tiếp nhận nhanh nhất, dễ nhất, chính xác và đầy đủ nhất.
* Nhóm nguyên tắc với mục đích
- Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp.
- Mục đích phải rõ ràng, cụ thể.
- Mục đích phải chính đáng và có tính khả thi.
Giao tiếp là hoạt động để đạt được mục đích, do đó mục đích phải được xác
định trước. Nếu không xác định trước mục đích giao tiếp thì cũng giống như chúng ta
bước chân ra khỏi nhà mà chẳng biết sẽ đi đâu.
Song mục đích cần phải rõ ràng và cụ thể. Bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết,
đó là mục đích. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ viết được ra nó, dù chỉ một từ nếu bạn
không xác định được rõ ràng và cụ thể bạn sẽ viết gì trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Nguyên tắc chính đáng và khả thi giúp bạn thực hiện hoạt động giao tiếp một
cách dễ dàng và hiệu quả.
Tuân thủ ba nguyên tắc trên giúp chúng ta định hướng hiệu quả hoạt động giao
tiếp để thỏa mãn cao nhất mục đích đã định.
* Nhóm nguyên tắc với con người
- Đánh giá đúng bản thân.
- Đánh giá đúng mối quan hệ giao tiếp.
- Đánh giá chính xác đối tượng giao tiếp.
Đánh giá đúng bản thân tức là chúng ta phải biết mình là ai trong mỗi một hoạt
động giao tiếp cụ thể. Mỗi con người chúng ta, trong cuộc sống này, có rất nhiều vị trí,
vai trò. Song trong một hoạt động giao tiếp nhất định nào đó, chúng ta chỉ là một trong
rất nhiều vị trí, vai trò đó.
Người với người trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ và mức độ thân
quen của mối quan hệ đó cũng khác nhau. Quan hệ giao tiếp là mối quan hệ được xác
lập giữa các chủ thể giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp cụ thể.
Khi chúng ta đánh giá bản thân, xác lập mối quan hệ giao tiếp còn cần dựa trên
việc tìm hiểu chính xác về đối tượng giao tiếp. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng,
đặc biệt trong giao tiếp của người Việt Nam. Vì chúng ta có một hệ thống từ xưng hô
vô cùng phong phú, phức tạp và tinh tế. Hiểu chính xác về đối tượng giao tiếp giúp
chúng ta lựa chọn chính xác từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Tuân thủ đồng thời ba nguyên tắc trên giúp chúng ta xác định đúng vai giao tiếp
để đảm bảo được sự hài hòa, lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp, nếu không thể hài
hòa thì cũng là giải pháp tối ưu có thể
Câu 4: Trình bày sơ đồ truyền thông trong giao tiếp. Giải thích các yếu tố trong sơ đồ truyền thông
đó. Phân tích 1 ví dụ minh họa cụ thể cho sơ đồ truyền thông trong giao tiếp.
Câu 5: Những yếu tố cản trở quá trình truyền thông giữa các cá nhân. Anh/chị nên rèn luyện những
phẩm chất gì để truyền thông có hiệu quả.
Câu 6: Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Câu 7: Phân loại giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Câu 8: Nêu ý nghĩa của việc chào hỏi, bắt tay, giới thiệu. Các nguyên tắc chào hỏi, bắt tay, giới thiệu?
Câu 9: Một số cách giới thiệu bản thân thường gặp, lấy ví dụ cụ thể cho cách giới thiệu đó.
Câu 10: Mục đích, vai trò và lợi ích của việc đặt câu hỏi trong giao tiếp.
Câu 11: Phân loại câu hỏi trong giao tiếp. Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
Câu 12: Các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen ngợi/phê bình. Thực hành kĩ năng
khen ngợi/phê bình: Hãy nói lời khen ngợi/ phê bình với ai đó.
Câu 13: Có người cho rằng phê bình người không đem lại điều gì tốt đẹp. Vì vậy, một trong những
nguyên tắc của họ trong giao tiếp là chỉ khen chứ không bao giờ phê bình. Anh/chị có đồng ý với
những người này không? Tại sao?
Câu 14: Đàm phán, thuyết phục là gì? Các bước thực hiện kĩ năng đàm phán, thuyết phục.
Câu 15: Những điểm cần lưu ý khi đàm phán, thuyết phục.
Câu 16: Kĩ năng thuyết trình là gì? Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình.
Câu 17: Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Đặc điểm và vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ.
Câu 18: Trong giao tiếp, con người sử dụng ánh mắt nhằm mục đích gì? Anh/chị cần lưu ý những
gì để sử dụng hiệu quả, phù hợp ánh mắt trong giao tiếp.
Câu 19: Trong giao tiếp, anh chị thường sử dụng những ngôn ngữ không lời nào? Anh/chị thường
mắc những sai lầm nào khi sử dụng những ngôn ngữ không lời đó.
Câu 20: Theo anh/chị, trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần rèn luyện những kĩ năng nào?
-----------------------------------------------------------------------------------------