Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Thanh Hóa
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Thanh Hóa được biên soạn dưới dạng file PDF cho học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2023 - 2024
Đáp án đề thi vào 10 Văn Thanh Hóa
I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận Câu 2:
Thành phần biệt lập: có thể Thành phần tình thái Câu 3:
Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lý giải p... up. Gợi ý:
- Trước khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cũng cần chuẩn bị thật kĩ. Nếu không
công việc sẽ diễn ra không mấy suôn sẻ, dễ dẫn tới việc không như ý.
- Hậu quả của việc chuẩn bị không kĩ là con người phải đối mặt với thất bại, đánh mất
tiền bạc, lãng phí thời gian, tổn hại sức khỏe thậm chí cả mạng sống. Câu 4:
Học sinh tự đưa ra thông điệp sâu sắc nhất được rút ra từ bài đọc hiểu, có lý giải phù hợp. Gợi ý: - Thông điệp:
+ Hãy sống theo cách mình muốn.
+ Tự chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân trong cuộc sống.
+ Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1:
Đã có ai đó nói với tôi rằng : "nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm , nếu chúng ta
luôn làm hết khả năng của mình khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách
thật sự" . Qủa đúng như vây ! Cuộc sống này sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu chúng ta sống
mà không được làm công việc mình yêu thích, không được sống đúng với đam mê và
khát vọng của mình. Ai trong chúng ta cũng đều có những đam mê và những khát vọng
riêng của chính mình. Đam mê sẽ dẫn lối cho chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn,
tất cả những rào cản để đứng vững trên đôi chân của mình và chinh phục ước mơ. Thật
vui sướng và hạnh phúc khi chúng ta được làm công việc mình yêu thích, được tỉ mẩn
nghiên cứu, sáng tạo trong công việc của mình. Trong quá trình sáng tạo khi làm việc,
ta sẽ nhận ra công việc của mình thực sự lí thú và công việc ấy khiến bản thân mình trở
nên thích thú và năng động mỗi ngày. Còn gì tuyệt vời hơn khi được làm những việc
mình thích và thích những việc mình làm. Khi ấy chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ
đong đầy hạnh phúc hay sao ! Câu 2: 1. Mở bài:
● Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
● Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu. 2. Thân bài:
a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
● Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
● Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang
cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
● Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam
của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
● Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
● Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình
ảnh, sương như có tâm hồn.
- Cảm xúc của tác giả:
● Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
● Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng
như biến chuyển cùng đất trời.
⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm
giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc
dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,…
cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa
● Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu
bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào.
Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
● Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự
níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây
không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.
⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo 3. Kết bài:
● Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
● Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.
Đề thi vào 10 Văn Thanh Hóa.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau:
Thử nghĩ mà xem. Một người mặc một chiếc áo kì dị ra đường. Ai đã quyết định phẫu
thuật giới tính. Hay một cô gái lấy người đàn ông đã một lần kết hôn. Người ta cười
cợt, bàn tán nói mãi rồi cũng thôi.
Nên thực tế là: Không ai thật sự khác sống ra sao, làm gì. Người ta có thể lời ra tiếng
vào lúc bạn bày tỏ ý định. Nhưng về cơ bản họ chẳng quan tâm nếu bạn có làm điều đó
hay không. Họ còn mải lo cho cuộc sống của mình.
Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng quyết định là ở bạn. Muốn làm gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách
bạn cho là mình nên sống.
Nhưng, cũng giống như là cá, hay những ngọn núi.
Nếu bạn xuống nước khi bơi không giỏi, bạn có thể bị chết đuối.
Nếu bạn đi rừng khi không đủ kinh nghiệm, bạn có thể bị lạc.
Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ bạn sẽ phải trả giá. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe,
thậm chí là cả mạng sống.
Quyết định là ở bạn. Nên trách nhiệm cũng là của bạn. Thành công có được là
của bạn. Thất bại cũng là do
bạn. vì không ai quyết định cuộc đời của bạn thay cho bạn, nên cũng không ai
gánh thay hậu quảLựa chọn điều mình muốn và chịu trách nhiệm cho những gì mình
làm. Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng. Hành trang, dụng cụ, vật phẩm.
Hãy sống theo cách bạn muốn.
(Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2021, tr.162163)
Thực hiện các yêu cầu.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính c học sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2. Xác định thành phần biệt lập trong câu. Người ta có thể lớn ra tiếng vào lúc bày tỏ ý định.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả "Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn
bị kĩ. Bạn sẽ phải trả giá. Thời gian tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống.”
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh chị? Vì sao
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm những điều mình thích. Câu 2. (5,0 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét riêng trong cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh