Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Vĩnh Phúc được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Vĩnh Phúc năm 2023 - 2024
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Vĩnh Phúc
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và viết vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ứng với đáp án đúng
cho các câu hỏi (từ Câu 1 đến Câu 4):
Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi
thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi
lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường
và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một
điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ;
bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.164)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A. Lặng lẽ Sa Pa. B. Làng. C. Chiếc lược ngà. D. Những ngôi sao xa xôi.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Thuyết minh. D. Biểu cảm.
Câu 3. Trong số những từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. náo nức. B. rườm rà. C. chóp chép. D. ngẫm nghĩ.
Câu 4. Phần in đậm trong câu văn “Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi
lên đứng nhau, rải xuống mặt đường và ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá
rườm rà ken vào bãi cỏ một vùng bóng mát rộng.” là thành phần gì của câu? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Khởi ngữ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. (3,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tính tự lập. Trong
đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó. Câu 6. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình đồng chí trong đoạn thơ sau: Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. 1948
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.12
Đáp án đề thi vào 10 Văn Vĩnh Phúc
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 5. 1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập. 2. Thân đoạn a. Giải thích
Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn
nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho
riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác. b. Phân tích
- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình,
nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không
có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội.
- Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên,
những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi.
- Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải
quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người
khác. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có
chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… 3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình. Câu 6. I. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Đồng chí và tác giả Chính Hữu
- Sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người
lính thời kháng chiến chống Pháp đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị
mà cao đẹp của người lính cụ Hồ. Dẫn dắt đoạn trích thơ. II. Thân bài
1. Khái quát chung về bài thơ
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích
2. Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí
a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín
- Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi
thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến. Giọng thơ chùng xuống, lắng đọng, tạo cảm giác thiêng liêng.
- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn
lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương
+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi
hậu phương của người lính
+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu
b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương
- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run
người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”
- Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu
+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng
nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.
+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình
+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá
- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay
động viên, truyền cho nhau hơi ấm.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình
- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng
đội “miệng cười buốt giá”
→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ
c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí
- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc
- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình
đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính
với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.
- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt
lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết
- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự
kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn
+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng
+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là
hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.
- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của
tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.
3. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả
cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp - tình đồng chí.
- Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết. III. Kết bài
- Tình đồng chí được thể hiện chân thực, cao đẹp qua thể thơ tự do, ngôn từ hình ảnh giản dị mà hàm súc
- Đoạn thơ góp phần cùng bài thơ làm nên một áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng
và hình tượng người lính cách mạng nói chung.