Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 1)
Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 1) được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 1)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ và Quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một
thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên. II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Từ bài thơ trên, hãy viết bài văn nghị luận về tình mẫu tử.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ)
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm. Câu 2 (0,75đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:
Ẩn dụ: “những mùa quả mẹ trồng”: ẩn dụ cho việc mẹ sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc
những đứa con thơ gian nan, vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng đầy tâm huyết.
So sánh: “Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt trăng.” Cứ
hết mùa quả này mẹ lại trồng mùa quả khác cũng giống như vòng tuần hoàn lặp đi
lặp lại của mặt trời và mặt trăng; liên tưởng này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra
những công lao to lớn của mẹ. Câu 3 (0,75đ):
Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non
xanh?” gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ
trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình
yên chúng ta có thể quay về sau những mệt mỏi. Câu 4 (1đ):
Bài thơ “Mẹ và quả” đã gợi cho em nhiều ấn tượng sâu sắc: những đứa con giống
như những loại quả mẹ vun trồng, một lòng chăm sóc chờ ngày đơm hoa kết trái
nhận quả ngọt. Mẹ đã bỏ bao công sức, tâm huyết, tình yêu thương chỉ mong các
con nên người. Bài thơ không chỉ nói về công lao to lớn của mẹ mà còn thể hiện sự
biết ơn, tình yêu thương, trân trọng mà người con dành cho mẹ. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội về tình mẫu tử 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình mẫu tử. 2. Thân bài a. Giải thích
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trong những tình cảm của con người. Đó
không chỉ là tình cảm mà người mẹ dành cho con mà còn là sự hiếu kính, biết ơn,
yêu thương dành cho mẹ của phận làm con. b. Phân tích
Tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi chúng ta nhận được từ khi còn trong bụng
mẹ, được mẹ yêu thương, nuôi nấng lớn lên từng ngày.
Tình mẫu tử góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cũng như nuôi
dưỡng những tình cảm khác của người con.
Tình mẫu tử là gốc rễ tạo động lực cho chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. c. Chứng minh
Mỗi học sinh lấy ít nhất 2 dân chứng về tình mẫu tử. (Dân chứng nổi bật, tiêu biểu
được nhiều người biết đến). d. Phản biện
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thiếu thốn tình mẫu tử. Vì bất
cứ lí do thì chúng ta cũng cần yêu thương, đồng cảm nhiều hơn với những hoàn cảnh này. 3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa của tình mẫu tử. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định. 2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống
giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp
vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm.
Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm, mơ mộng, thích hát.
Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.
Là cô gái yêu đời, hồn nhiên, giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm
mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương
đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay
nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”.
Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực.
Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm
thấy ấm lòng và tự tin hơn.
b. Bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm, luôn có
thần chết rình rập.
Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, chị dũng cảm, bình tĩnh
tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất, có lúc lưỡi xẻng
chạm trúng vào quả bom. Đó là cuộc sống thường nhật của họ.
Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt”, mục đích hoàn thành
nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.
→ Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích,
coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.
c. Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội
Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng
sống và chiến đấu với mình.
Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, khi miêu tả các anh bộ đội,
khi Phương Định chăm sóc chị Nho.
Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. 3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật và giá trị của tác phẩm. ---------------------------