Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 5)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 5) được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi th s 5)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và tr li các câu hi:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao m
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
K mọi điều bng ríu rít âm thanh
Như gió nước không th nào nm bt
Du huyn trm, du ngã chênh vênh"
(Lưu Quang Vũ - Tiếng Vit)
Câu 1 (0,5đ): Văn bản trên được viết theo th thơ nào?
Câu 2 (0,75đ): Chỉ ra phân tích bin pháp ngh thuật được s dng ch yếu
trong văn bản.
Câu 3 (0,75đ): Văn bản th hin thái độ, tình cm gì ca tác gi đối vi tiếng Vit?
II. Làm văn (8đ)
Câu 1 (3đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của em v lòng dũng cảm.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Nương trong tác phm Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyn D.
Đáp án Đề thi vào lp 10 môn Ng văn
I. Đọc hiểu văn bản (2đ):
Câu 1 (0,5đ):
Văn bản được viết theo th thơ tám chữ.
Câu 2 (0,75đ):
Bin pháp ngh thuật được s dng ch yếu: so sánh (tiếng Việt như đất cày, như
la; Óng tre ngà và mm mại như tơ; tiếng nói nghe như tiếng hát, như gió nước).
Tác dng: miêu t và nhn mnh v đẹp ca tiếng Vit.
Câu 3 (0,75đ):
Thái đ, tình cm ca tác gi đối vi tiếng Vit: lòng yêu mến, thái độ trân trng
đối vi v đẹp và s giàu có, phong phú ca tiếng Vit.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (3đ):
Dàn ý Ngh lun xã hi v lòng dũng cảm
1. M bài
Gii thiu vấn đề cn ngh lun: li sống ăn bám.
2. Thân bài
a. Gii thích
Dũng cảm: dám đối đu vi mọi kkhăn, thử thách gây cn tr, làm khó d cho
bn thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e s.
b. Phân tích
Biu hin của người lòng dũng cảm: Dám nghĩ dám làm, dám đương đu vi
mọi khó khăn, th thách không h s st, ngi ngùng. Khi gặp khó khăn trong
cuc sng luôn c gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dt, s st không
dám làm thì bn thân dám xông xáo vào làm nhng việc đó.
Lợi ích, ý nghĩa của việc dũng cảm: Khi dám làm nhng việc người khác
không dám làm, con người ta s đạt được nhng thành qu ngưi khác không
th đạt được. Dũng cảm một đức tính tốt đẹp, người dũng cảm cũng là người
tinh thn thép, mnh m, quyết đoán tự ch cuc sng ca chính họ. Người
dũng cảm là tấm gương sáng để con người chúng ta hc tp và noi theo.
c. Chng minh
Hc sinh t ly dn chng minh họa cho bài làm văn của mình v những con người
sng với lòng dũng cảm và nhn v thành công rc r.
d. Phn bin
Tuy nhiên trong cuc sng vn còn có nhiều con người sng nhút nhát, không dám
làm nhng vic bản thân mình đt ra, lại người s tht bi nn chí, lùi
c v sau,… những người này đáng bị xã hi thng thán lên án, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát li vấn đề ngh luận: lòng dũng cảm, đồng thi rút ra bài hc, liên h bn
thân.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Nương
1. M bài
Gii thiu tác gi Nguyn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và v đẹp, s
phn bi kch của Vũ Nương.
2. Thân bài
a. V đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy m, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới v làm v.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chng bình an tr v.
Khi chng ra trn: nhà mt lòng mt d chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chng
nhng ngày cuối đời.
người v hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng
ngưng m.
biểu tượng của người ph n Vit Nam trong hội với nhng phm
hnh tốt đẹp.
b. S phn bi kch của Vũ Nương
Nguyên nhân: khi chng bế con ra thăm m mẹ, đứa nh đã tiết l b nó đêm nào
cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh v nhà đã chi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin
và thanh minh.
Người ph n không được t quyết định s phn ca mình phi ph thuc
vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chng minh tm lòng chung thy của mình Vũ Nương đã nhảy sông t t.
Đau khổ, xót thương trước s phn bt hnh ca nàng sau những điều tốt đẹp
nàn dã làm cho nhà chng.
Sau này, khi Trương Sinh hiu ra oan khut của nàng đã cùng đau xót nhưng
nàng không th tr v nhân gian được na mãi lại nơi thủy cung. Đây
đưc coi cái kết va hu vừa đoản hu của Nương: hu cui cùng
nàng cũng được minh oan khiến cho người làm nàng đau khổ Trương Sinh
nhn ra li lm, ân hn v li lầm đó; đoản hậu nàng không được quay li nhân
gian để sng tiếp kiếp người, đ nhn lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp
nàng đã làm.
3. Kết bài
Khẳng định li v đẹp, s phn của Vũ Nương và giá trị ca tác phm.
---------------------------
| 1/4

Preview text:


Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 5)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"

(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)
Câu 1 (0,5đ): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,75đ): Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt? II. Làm văn (8đ)
Câu 1 (3đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Câu 1 (0,5đ):
Văn bản được viết theo thể thơ tám chữ. Câu 2 (0,75đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu: so sánh (tiếng Việt như đất cày, như
lụa; Óng tre ngà và mềm mại như tơ; tiếng nói nghe như tiếng hát, như gió nước).
Tác dụng: miêu tả và nhấn mạnh vẻ đẹp của tiếng Việt. Câu 3 (0,75đ):
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt: lòng yêu mến, thái độ trân trọng
đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (3đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống ăn bám. 2. Thân bài a. Giải thích
Dũng cảm: dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho
bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. b. Phân tích
Biểu hiện của người có lòng dũng cảm: Dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với
mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong
cuộc sống luôn cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không
dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó.
Lợi ích, ý nghĩa của việc dũng cảm: Khi dám làm những việc mà người khác
không dám làm, con người ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không
thể đạt được. Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp, người dũng cảm cũng là người có
tinh thần thép, mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ. Người
dũng cảm là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người
sống với lòng dũng cảm và nhận về thành công rực rỡ. d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám
làm những việc mà bản thân mình đặt ra, lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi
bước về sau,… những người này đáng bị xã hội thẳng thán lên án, phê phán. 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng dũng cảm, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Nương 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số
phận bi kịch của Vũ Nương. 2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời.
→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ.
→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào
cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.
→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc
vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp
nàn dã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng
nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây
được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng
nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh
nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân
gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm. ---------------------------