Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 7)
Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 7) được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 7)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?
Câu 3 (1đ): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo em tác
giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao? II. Làm văn (8đ)
Câu 1 (3đ): Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: “Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống”.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
I. Đọc hiểu văn bản (2đ):
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (0,5đ):
Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông,
ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ. Câu 3 (1đ):
Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở
thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (3đ):
Dàn ý Nghị luận về ý kiến Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống”.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào
năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích
Ý nghĩa câu nói: khuyên nhủ con người sống phải biết đặt ra mục tiêu cho bản thân
mình và nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ, mục tiêu đó; không nên
trông chờ vào bất cứ điều kì diệu nào của cuộc sống vì điều kì diệu chỉ đến khi
chúng ta cố gắng, nỗ lực. b. Phân tích
Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ
bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.
Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới
trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.
Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và
những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều
bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình
trong cuộc sống minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản biện
Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại,
dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp
ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội
đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá. 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc
sống) và rút ra bài học cho bản thân mình. Câu 2 (5đ):
Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai. 2. Thân bài
a. Khái quát về hoàn cảnh của bản thân
Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình ông Hai phải đi tản cư.
Ở nơi ở mới, ông tích cực tăng gia sản xuất nhưng luôn nhớ về ngôi làng của mình,
không biết làng đã thay đổi ra sao.
Luôn nhớ về những kỉ niệm lúc còn ở làng.
Chán ngán nơi ở hiện tại và luôn mong được quay trở về làng.
Trước khi nghe tin làng theo giặc: Náo nức nghe ngóng thông tin của cuộc kháng chiến.
b. Khi nghe tin làng theo giặc
Khi có người nhắc đến làng mình thì giật bắn người.
Khi nghe tin làng mình theo giặc: cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người
đi, tưởng như không thể thở được, không tin vào những gì đã nghe.
Cố gắng lảng tránh tin đồn đó: đau đớn đến uất nghẹn, trả tiền nước, đứng dậy
chèm chẹp miệng, cố cười nói to và đi về.
Nghe tiếng người khác chửi làng Việt gian theo giặc mà tưởng chửi mình, chỉ biết
cúi gằm mặt xuống mà đi, về đến nhà nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông cứ giàn ra.
Cảm thấy tủi nhục, không dám đối mặt với người khác. Sợ bị đuổi phải quay lại
làng nhưng lại kiên quyết không về cái làng theo giặc ấy.
Suốt mấy ngày chỉ ở nhà, khi nghe ai nhắc đến Việt gian hoặc chuyện đó thì giật mình, tủi nhục.
Sau khi biết làng mình không theo giặc thì vui vẻ trở lại, đi khoe khắp nơi về quá
trình đánh giặc của làng mình như thể mình vừa trực tiếp tham gia chiến đấu với giọng đầy tự hào. 3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật ông Hai đồng thời nêu giá trị của tác phẩm. ---------------------------