Địa lí 10 Bài 38: Thực hành Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ - Kết Nối Tri Thức

Giải Địa lí 10 Bài 38 trang 107 sách Kết nối tri thức giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Thực hành Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ thuộc Chương 12 Địa lí ngành dịch vụ.

Thực hành Viết báo cáo tìm hiu v một ngành dịch v
Viết báo cáo theo đề ơng: từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên
viết ngn gọn, súc tích):
+ Nêu ý nghĩa của nội dung tìm hiểu.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
+ Mt s giải pháp.
- Trình bày báo cáo: Báo cáo hình ảnh, lược đồ, đồ, bng s liu, biểu đồ
để minh ho.
Gi ý đáp án
TÁC ĐNG CA CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG GIÁO DỤC
Đầu thế k XXI, trên thế gii xut hin cuộc cách mạng mi với tên gọi Cách
mạng Công nghiệp 4.0. Đặc trưng ln nht ca cuộc cách mạng 4.0 này chính
sự kết hp gia thc tế hệ thng o nhm tạo ra máy móc tự động hoá
cùng nhiều hình trí thông minh nhân tạo. Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra
đời tác động mnh m đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đi sống
hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu mt nguồn nhân lực chất ợng cao;
nguồn nhân lực li là đi tưng trc tiếp của giáo dục và đào to.
1. Công nghệ 4.0 trong giáo dục là gì
Công nghệ 4.0 trong giáo dục hệ thống giáo dục hiện đại áp dụng nhng
thành tựu khoa học công ngh vượt tri ca thời đại công nghiệp 4.0 vào trong
giáo dục. Trong đó người học được giáo dục kiến thc kỹ năng liên ngành
nhất các kỹ năng quản tr kỹ năng điều khiển máy móc. Giáo dục được
phát triển như một h sinh thái, nơi mà mi yếu t được liên kết với nhau thông
qua không gian mạng điện toán đám mây. Quan h dạy học được m
rộng không chỉ giữa giáo viên với học sinh còn học sinh vi hc sinh,
hc sinh vi mọi ngưi xung quanh, hc sinh vi ngun kiến thc mở…
2. ng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
Hiện có 3 ứng dng ch yếu v ch thức tích hợp công ngh 4.0 vào trong lĩnh
vực giáo dục nng dng thiết b mang theo mình h tr cho công tác giảng
dạy, đào tạo học tp. Chng hạn, phỏng s một ng cụ hữu ích giúp
các k sư phân tích và dự đoán được tình trng ca các h thng.
ng dng th hai các khóa học đại ttrực tuyến mở, nơi giảng viên học
viên phải tham d trc tuyến. Công nghệ đã giải phóng gii hạn này mang
li những thay đổi ln cho hot đng GD&ĐT.
Th ba ng dụng sáng tạo m sự kết hp giữa con người máy tính để
hình thành h thống nguồn lực phân tán thc hiện các nhiệm v đổi mới mà
bản thân con người hay máy tính đều không thể hoàn thành được. Quy trình
sáng tạo m điển hình, gồm: phân ng nhiệm v vi theo chế giao vic
cho cộng đồng trong đó sức mnh ca cộng đồng và máy tính được khuếch tán;
xây dựng hướng dn thc hiện công việc được phân công cho cộng đồng s
dụng bổ sung thông tin những người đã thực hin bước trước đã cung
cp; thiết lp h sinh thái giải quyết các vấn đề, các nhà nghiên cứu sau đó
th kết hp x nhận thc ca nhiều đối tượng đóng góp ban đu với tính
toán của máy tính để xây dựng các mô hình đáng tin cậy cho các hệ thng phc
tạp quan h tương hỗ vi nhau nhm thc hiện các nhiệm v kht khe
nht ca thế gii.
3. Tác động của công nghệ 4.0 trong giáo dục
3.1. Tác động đi vi ni dung dy hc
Vi mc đ lan ta ca mình, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra s thay đổi đối vi
th trường lao đng trong mọi khía cạnh, đặc biệt đối với trình độ chuyên
môn. Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo dục cần phải đào to nguồn nhân lực
có đ chuyên môn đ thích nghi được với môi trưng k thut mi.
Chính yêu cầu đó đã biến môi trường giáo dục vn ch tp trung truyn ti
nhng kiến thức hàn m thì nay đã đi mi bng vic cung cấp cho người hc
c nhng kiến thc v k năng bao gồm k năng thực hành, kỹ năng làm vic
nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, k năng phn biện.... Cách mạng 4.0 trong giáo
dục cũng buộc người hc phi ch động thay đổi chủ động hơn trong vic
hc tp của mình.
3.2. Tác động đi với phương pháp dy học và hình thức t chc lp hc
Chúng ta thể thy s tác động rệt nht của cách mạng công nghiệp 4.0
trong giáo dục ch thay chỉ s dng giấy, bút, bảng, phấn để truyn ti ni
dung học thì ngày nay rất nhiều công nghệ thông minh đã được đưa vào để h
tr vic ging dy. Thm chí, trước nhng biến động trong cuc sống ví dụ như
đại dch Covid19 hiện nay, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho người hc một môi
trưng hc mới đó là các phòng hc trc tuyến.
S tác động này không chỉ giúp người dạy phát huy được hết kh năng, đa
dạng hoá cách truyền ti nội dung bài học còn giúp ngưi học có một môi
trưng hc tp thoải mái, sáng tạo hơn. Đặc biệt, công nghệ 4.0 còn giúp các
trưng qun lý, bố trí được cán bộ ging dạy cũng như các lớp hc một cách
hợp lý, hiệu qu nh vào các hình ảo, hình phỏng hay hình s
hoá.
4. Giải pháp đổi mới thích nghi gia những tác động của cách mng
công nghiệp 4.0 và giáo dục
Vi những tác động ln của ng nghiệp 4.0 giáo dục, trưc hết cn phi
thay đổi v vai trò nhận thc của giáo viên trong giảng dạy. Giáo viên
không còn chỉ đơn thuần là người truyn ti tri thc mà còn phải là người có đủ
kiến thc, k năng chuyên môn, chịu khó tìm tòi sáng tạo nhng phương
pháp học tp mi, hiu qu.
Đồng thời, các trường đi học, các sở đào tạo ngh cũng cần thay đổi
phương pháp ging dạy cũng như cách đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên
theo những tiêu chuẩn có thể đáp ứng điu kin ca th trưng lao động.
Để làm những điều đó, tất nhiên không thể thiếu s đầu vào sở vt cht
ca c ngưi dy lẫn người học. Bên cạnh đó, bản thân người học cũng cần t
thay đổi cách thức hc tp, ch động thích nghi vi nhng thay đổi của ng
ngh 4.0 trong giáo dc.
Vi tt c nhng yếu t k trên, chúng ta thể thy cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 không chỉ là thời để giáo dục phát triển n đt ra rt nhiu
thách thức cho nhà trường, người ging dạy và cả người hc.
5. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục là cuộc cách mạng vĩ đại
Hin nay, tốc độ lan ta ca CMCN 4.0 trong nn kinh tế rt ln, mọi lĩnh
vực, đặt ra thách thức chưa từng đối vi lực ng sn xuất hội. CMCN
4.0 s thay đổi bc tranh ca th trường lao động, làm thay đổi mnh m nhu
cu v nguồn nhân lực, cấu ngành nghề trình độ. u cầu đặt ra vi nn
giáo dục hiện nay cần đáp ng nhu cầu hội, cần đào tạo ra nhng ngưi
lao động đủ k năng mới để thích nghi vi biến đổi nhanh chóng của môi
trưng sn xut, kinh doanh. Nếu như trước đây, nội dung đào to ch chú
trọng vào việc truyn ti kiến thức hàn lâm, thì hiện nay nhng kiến thức đó đã
tr nên lạc hu, thậm chí dụng trong nhiu môi trưng doanh nghiệp,
nghiệp năng động. CMCN 4.0 đòi hỏi người lao động cần đ kiến thc
bản các kỹ năng kh năng tự học trong môi trường sáng tạo cạnh tranh.
Các nội dung đó bao gồm: các kiến thc và k năng tư duy phản bin, kh năng
ứng phó với thay đi, kh năng làm việc sáng tạo; k năng về th cht: k năng
ngôn ngữ và kỹ năng về xã hội: giao tiếp, ng x, gii quyết xung đột, làm việc
theo nhóm, to lập và duy trì quan hệ…
Giáo dục trong k nguyên số 4.0 quá trình chuyển đổi giáo dục t trang b
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất người hc. S vươn
lên và phổ biến ca IoT ( Internet vn vật) đã giúp ngưi hc ch động tiếp cn
ngun tri thc khp mọi lĩnh vực. Vai trò người thầy đã có s thay đổi t người
ging dy theo cách truyn thống (đọc chép) sang người hướng dẫn, định
hướng nhằm phát triển tối đa duy sáng to, ch động ca học sinh, đây cũng
là ý nghĩa của cách mạng 4.0 trong giáo dục.
Cách mạng 4.0 trong giáo dục nói riêng, cuộc cách mạng công nghiệp ln th 4
nói chung đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành giáo dục nước nhà.
T s vn dng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào giáo dục thì ngưi hc
dù đang ở bt c đâu đều có thể truy cập vào thư viện của nhà trường để t hc,
t nghiên cứu. Như vậy, không th ch tn tại hình thư vin truyn thng
mà các trường phải xây dựng được thư viện đin t. Hoặc chúng ta s có nhng
mô hình giảng dy mới như đào to trc tuyến không cần lp học, ngưi hc s
được hưng dn hc qua mạng. Công nghiệp 4.0 trong giáo dc s to ra nhng
lp hc, thầy giáo, thiết b đều “ảo”, mang tính mô phỏng, bài giảng đưc s
hóa chia sẻ qua nhng nn tảng như Facebook, meeting, zoom… dần tr
thành xu ớng phát triển mới trong quá trình hội nhp s để tiến gần hơn với
mc tiêu phát triển và xây dựng công dân toàn cầu - công dân số.
| 1/5

Preview text:


Thực hành Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ
Viết báo cáo theo đề cương: từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên
viết ngắn gọn, súc tích):
+ Nêu ý nghĩa của nội dung tìm hiểu.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân. + Một số giải pháp.
- Trình bày báo cáo: Báo cáo có hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ để minh hoạ. Gợi ý đáp án
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG GIÁO DỤC
Đầu thế kỷ XXI, trên thế giới xuất hiện cuộc cách mạng mới với tên gọi Cách
mạng Công nghiệp 4.0. Đặc trưng lớn nhất của cuộc cách mạng 4.0 này chính
là sự kết hợp giữa thực tế và hệ thống ảo nhằm tạo ra máy móc tự động hoá
cùng nhiều mô hình trí thông minh nhân tạo. Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra
đời tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã
hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao; mà
nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo dục và đào tạo.
1. Công nghệ 4.0 trong giáo dục là gì
Công nghệ 4.0 trong giáo dục là hệ thống giáo dục hiện đại áp dụng những
thành tựu khoa học công nghệ vượt trội của thời đại công nghiệp 4.0 vào trong
giáo dục. Trong đó người học được giáo dục kiến thức và kỹ năng liên ngành
nhất là các kỹ năng quản trị và kỹ năng điều khiển máy móc. Giáo dục được
phát triển như một hệ sinh thái, nơi mà mọi yếu tố được liên kết với nhau thông
qua không gian mạng và điện toán đám mây. Quan hệ dạy và học được mở
rộng không chỉ giữa giáo viên với học sinh mà còn là học sinh với học sinh,
học sinh với mọi người xung quanh, học sinh với nguồn kiến thức mở…
2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
Hiện có 3 ứng dụng chủ yếu về cách thức tích hợp công nghệ 4.0 vào trong lĩnh
vực giáo dục như ứng dụng thiết bị mang theo mình hỗ trợ cho công tác giảng
dạy, đào tạo và học tập. Chẳng hạn, mô phỏng số là một công cụ hữu ích giúp
các kỹ sư phân tích và dự đoán được tình trạng của các hệ thống.
Ứng dụng thứ hai là các khóa học đại trà trực tuyến mở, nơi giảng viên và học
viên phải tham dự trực tuyến. Công nghệ đã giải phóng giới hạn này và mang
lại những thay đổi lớn cho hoạt động GD&ĐT.
Thứ ba là ứng dụng sáng tạo mở là sự kết hợp giữa con người và máy tính để
hình thành hệ thống có nguồn lực phân tán thực hiện các nhiệm vụ đổi mới mà
bản thân con người hay máy tính đều không thể hoàn thành được. Quy trình
sáng tạo mở điển hình, gồm: phân công nhiệm vụ vi mô theo cơ chế giao việc
cho cộng đồng trong đó sức mạnh của cộng đồng và máy tính được khuếch tán;
xây dựng hướng dẫn thực hiện công việc được phân công cho cộng đồng sử
dụng và bổ sung thông tin mà những người đã thực hiện ở bước trước đã cung
cấp; thiết lập hệ sinh thái giải quyết các vấn đề, các nhà nghiên cứu sau đó có
thể kết hợp xử lý nhận thức của nhiều đối tượng đóng góp ban đầu với tính
toán của máy tính để xây dựng các mô hình đáng tin cậy cho các hệ thống phức
tạp và có quan hệ tương hỗ với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ khắt khe nhất của thế giới.
3. Tác động của công nghệ 4.0 trong giáo dục
3.1. Tác động đối với nội dung dạy học
Với mức độ lan tỏa của mình, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra sự thay đổi đối với
thị trường lao động trong mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với trình độ chuyên
môn. Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo dục là cần phải đào tạo nguồn nhân lực
có đủ chuyên môn để thích nghi được với môi trường kỹ thuật mới.
Chính yêu cầu đó đã biến môi trường giáo dục vốn chỉ tập trung truyền tải
những kiến thức hàn lâm thì nay đã đổi mới bằng việc cung cấp cho người học
cả những kiến thức về kỹ năng bao gồm kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phản biện.... Cách mạng 4.0 trong giáo
dục cũng buộc người học phải chủ động thay đổi và chủ động hơn trong việc học tập của mình.
3.2. Tác động đối với phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học
Chúng ta có thể thấy sự tác động rõ rệt nhất của cách mạng công nghiệp 4.0
trong giáo dục ở chỗ thay vì chỉ sử dụng giấy, bút, bảng, phấn để truyền tải nội
dung học thì ngày nay rất nhiều công nghệ thông minh đã được đưa vào để hỗ
trợ việc giảng dạy. Thậm chí, trước những biến động trong cuộc sống ví dụ như
đại dịch Covid19 hiện nay, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho người học một môi
trường học mới đó là các phòng học trực tuyến.
Sự tác động này không chỉ giúp người dạy phát huy được hết khả năng, đa
dạng hoá cách truyền tải nội dung bài học mà còn giúp người học có một môi
trường học tập thoải mái, sáng tạo hơn. Đặc biệt, công nghệ 4.0 còn giúp các
trường quản lý, bố trí được cán bộ giảng dạy cũng như các lớp học một cách
hợp lý, hiệu quả nhờ vào các mô hình ảo, mô hình mô phỏng hay mô hình số hoá.
4. Giải pháp đổi mới và thích nghi giữa những tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0 và giáo dục
Với những tác động lớn của công nghiệp 4.0 và giáo dục, trước hết cần phải
thay đổi về vai trò và nhận thức của giáo viên trong giảng dạy. Giáo viên
không còn chỉ đơn thuần là người truyền tải tri thức mà còn phải là người có đủ
kiến thức, kỹ năng chuyên môn, chịu khó tìm tòi và sáng tạo những phương
pháp học tập mới, hiệu quả.
Đồng thời, các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề cũng cần thay đổi
phương pháp giảng dạy cũng như cách đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên
theo những tiêu chuẩn có thể đáp ứng điều kiện của thị trường lao động.
Để làm những điều đó, tất nhiên không thể thiếu sự đầu tư vào cơ sở vật chất
của cả người dạy lẫn người học. Bên cạnh đó, bản thân người học cũng cần tự
thay đổi cách thức học tập, chủ động thích nghi với những thay đổi của công nghệ 4.0 trong giáo dục.
Với tất cả những yếu tố kể trên, chúng ta có thể thấy cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 không chỉ là thời cơ để giáo dục phát triển mà còn đặt ra rất nhiều
thách thức cho nhà trường, người giảng dạy và cả người học.
5. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục là cuộc cách mạng vĩ đại
Hiện nay, tốc độ lan tỏa của CMCN 4.0 trong nền kinh tế rất lớn, ở mọi lĩnh
vực, đặt ra thách thức chưa từng có đối với lực lượng sản xuất xã hội. CMCN
4.0 sẽ thay đổi bức tranh của thị trường lao động, làm thay đổi mạnh mẽ nhu
cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ. Yêu cầu đặt ra với nền
giáo dục hiện nay là cần đáp ứng nhu cầu xã hội, cần đào tạo ra những người
lao động có đủ kỹ năng mới để thích nghi với biến đổi nhanh chóng của môi
trường sản xuất, kinh doanh. Nếu như trước đây, nội dung đào tạo chỉ chú
trọng vào việc truyền tải kiến thức hàn lâm, thì hiện nay những kiến thức đó đã
trở nên lạc hậu, thậm chí vô dụng trong nhiều môi trường doanh nghiệp, xí
nghiệp năng động. CMCN 4.0 đòi hỏi người lao động cần có đủ kiến thức cơ
bản các kỹ năng và khả năng tự học trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh.
Các nội dung đó bao gồm: các kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện, khả năng
ứng phó với thay đổi, khả năng làm việc sáng tạo; kỹ năng về thể chất: kỹ năng
ngôn ngữ và kỹ năng về xã hội: giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc
theo nhóm, tạo lập và duy trì quan hệ…
Giáo dục trong kỷ nguyên số 4.0 là quá trình chuyển đổi giáo dục từ trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Sự vươn
lên và phổ biến của IoT ( Internet vạn vật) đã giúp người học chủ động tiếp cận
nguồn tri thức khắp mọi lĩnh vực. Vai trò người thầy đã có sự thay đổi từ người
giảng dạy theo cách truyền thống (đọc và chép) sang người hướng dẫn, định
hướng nhằm phát triển tối đa tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh, đây cũng
là ý nghĩa của cách mạng 4.0 trong giáo dục.
Cách mạng 4.0 trong giáo dục nói riêng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
nói chung đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành giáo dục nước nhà.
Từ sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào giáo dục thì người học
dù đang ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện của nhà trường để tự học,
tự nghiên cứu. Như vậy, không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện truyền thống
mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử. Hoặc chúng ta sẽ có những
mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, người học sẽ
được hướng dẫn học qua mạng. Công nghiệp 4.0 trong giáo dục sẽ tạo ra những
lớp học, thầy giáo, thiết bị đều là “ảo”, mang tính mô phỏng, bài giảng được số
hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, meeting, zoom… dần trở
thành xu hướng phát triển mới trong quá trình hội nhập số để tiến gần hơn với
mục tiêu phát triển và xây dựng công dân toàn cầu - công dân số.