Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc mang đến 4 đoạn văn mẫu cực hay, đạt điểm cao của các bạn học sinh lớp 10

Chủ đề:

Văn mẫu 10 171 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc mang đến 4 đoạn văn mẫu cực hay, đạt điểm cao của các bạn học sinh lớp 10

57 29 lượt tải Tải xuống
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhn v mt câu thơ hay một
hình ảnh gi cho bn nhiu ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn
Mc T.
Viết đoạn văn cảm nhận câu thơ trong bài Mùa xuân chín
Đoạn văn mẫu 1
Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn ti trời" một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa
xuân chín". Câu thơ gi ấn tượng v v sc xanh bt tn, rn ngp ca c mùa xuân.
Không tươi tốt bng c xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến c tr
mình căng tràn sức sng. T c xuân cũng để đậm v đẹp đang độ chín của mùa
xuân. Sức sng của mùa xuân cũng theo từng làn sóng c dâng lên bất tn, tri ra
mênh mông. Câu thơ của thơ Hàn Mặc T gợi lên sự chuyển động ca cnh vt qua t
"sóng" từ "gn" tc nhấn vào động thái bên trong của s vt ch không chỉ
thun t sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" y ca c
khiến người đc cm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của c xuân và cảnh xuân.
Đoạn văn mẫu 2
Mùa xuân mi khonh khc mt vẻ, lúc "mùa xuân nho nhỏ", lúc "mùa xuân
xanh"... đây Mùa xuân chín nghe vừa mi, vừa sôi nổi, vừa một sc sng dn
nén đang thầm ny n giống như cái mới, i lãng mạn khao khát trong tâm hn
Hàn Mặc T. Hai u thơ cuối lẽ hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu t
miêu t hình ảnh ngưi ch gánh thóc đi dọc b sông vào buổi trưa nắng chang chang.
Ch ấy năm nay còn gánh thóc
Dc b sông trắng nng chang chang?
Một hình ảnh ttht mi, thật đẹp nhưng cũng cái đó làm lòng tôi quặn li.
Hương nng của mùa xuân tỏa khp b sông, phủ lên hình ảnh ngưi ch gánh thóc
một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyn ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình nh "ch
ấy" hình nh một người con gái ẩn danh mà người đọc không th biết đó ai, chỉ
có tác gi mi biết để mà "sc nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy
s trôi qua. Hình như đó nét thơ của Hàn Mc Tử, m hồn Hàn Mặc T luôn
khao khát giao cảm với đời, luôn một ni niềm đơn, trống vng, hng hụt như
thế. Đó sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyn ph ra t xuân sắc, xuân tình, từ
to vật con người khi độ xuân chín. Tuy nhiên, tất c xuân sắc, xuân thì đẹp huy
hoàng ấy ch một ánh chớp k niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái c v xuân thì
của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, hin tại, người khách xa sc nh cũng để
ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.
Viết đoạn văn cảm nhn hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
Đoạn văn mẫu 1
Bức tranh Mùa xuân chín đang vui vẻ nhn nhịp, tưởng như tràn đầy nhng li ca
tiếng hát của những thôn nữ, thì xuất hin mt lời:“Ngày mai trong đám xuân xanh
ấy/Có kẻ theo chng b cuộc chơi”. Đây lời nhc nh hay mt lời phán truyền?
l một li nhc nh nhàng thôi. Nhưng không chỉ c thôn nữ kia phi git
mình ngay cả người đọc cũng phải gật đầu tấm tắc như ngộ ra rng: l đời
thế! Mt giấc mơ đẹp như thế này đâu dễ có, vậy mà Hàn lại kéo họ ra để h nhìn thấy
hin ti nghiệt ngã này. Lời thơ như bùi ngùi lắng xuống, các gái xuân kia biết
rng hội xuân năm sau sẽ không đông đủ như vậy không? Sẽ nhiều bỏ bn,
b hội theo chồng mãi mãi c không còn được bên nhau thế y nữa. Ta
cũng thấy rằng chính nhà thơ cũng bất lực trước hin thc này, lẽ ch th dài một
cái nghĩ buồn không có cái ổn định bt biến. Nhng cái tốt đẹp thường
đến muộn đi nhanh trong phút chốc, còn những ni buồn thì đến nhanh quá, hiện
thực phũ phàng quá! Chỉ riêng câu thơ này thôi cũng làm tôi phi thấy quý những
người bn của mình hơn, quý những phút giây bên nhau hơn. Bi l s lúc chính
mình phải t b “cuộc chơi” để đeo vào mình cái nghiệp chồng con. Đây đúng cái
vốn có của con người, được Hàn Mc T gói li trong vài câu thơ của mùa xuân.
Đoạn văn mẫu 2
Với màu sắc c điển hài hòa với chất n dã tr trung, nh dị, bài thơ “Mùa xuân
chín” của Hàn Mc T đã vẽ nên mt bc tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, ro
rực, say . Tác phẩm gây ấn ng vi bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”.
Vi ngh thut n d chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc T đã hữu hình hoá mùa xuân,
khiến dường như màu sắc cả hương sắc. Đây chính kết hp t tài tình
của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây đ nói về cái trọn vẹn, viên
mãn, ơi đẹp nht của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc l tình yêu thiên nhiên, yêu
cuc sng da diết khát khao giao cảm nh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín”
nhất, đẹp nhất thì tác gi cũng nhận ra cái đẹp không thể tn tại mãi. Nhà thơ bộc l
nim nui tiếc khi không thể u giữ v đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với v đẹp ca
đất tri.
| 1/3

Preview text:


Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một
hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
Viết đoạn văn cảm nhận câu thơ trong bài Mùa xuân chín Đoạn văn mẫu 1
Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa
xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân.
Không gì tươi tốt bằng cỏ xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến cỏ trở
mình căng tràn sức sống. Tả cỏ xuân cũng là để tô đậm vẻ đẹp đang độ chín của mùa
xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra
mênh mông. Câu thơ của thơ Hàn Mặc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ
"sóng" và từ "gợn" – tức là nhấn vào động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ
thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ
khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân. Đoạn văn mẫu 2
Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân
xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn
nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn
Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ
miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại.
Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc
một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị
ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ
có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy
sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn
khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như
thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân tình, từ
tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì đẹp huy
hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức về xuân thì
của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để
ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.
Viết đoạn văn cảm nhận hình ảnh trong bài Mùa xuân chín Đoạn văn mẫu 1
Bức tranh Mùa xuân chín đang vui vẻ nhộn nhịp, tưởng như tràn đầy những lời ca
tiếng hát của những cô thôn nữ, thì xuất hiện một lời:“Ngày mai trong đám xuân xanh
ấy/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Đây là lời nhắc nhở hay một lời phán truyền? Có
lẽ là một lời nhắc nhẹ nhàng mà thôi. Nhưng không chỉ các cô thôn nữ kia phải giật
mình mà ngay cả người đọc cũng phải gật đầu mà tấm tắc như ngộ ra rằng: lẽ đời là
thế! Một giấc mơ đẹp như thế này đâu dễ có, vậy mà Hàn lại kéo họ ra để họ nhìn thấy
hiện tại nghiệt ngã này. Lời thơ như bùi ngùi lắng xuống, các cô gái xuân kia có biết
rằng hội xuân năm sau sẽ không có đông đủ như vậy không? Sẽ có nhiều cô bỏ bạn,
bỏ hội mà theo chồng và mãi mãi các cô không còn được bên nhau thế này nữa. Ta
cũng thấy rằng chính nhà thơ cũng bất lực trước hiện thực này, có lẽ chỉ thở dài một
cái và nghĩ mà buồn vì không có cái gì là ổn định bất biến. Những cái tốt đẹp thường
đến muộn mà đi nhanh trong phút chốc, còn những nỗi buồn thì đến nhanh quá, hiện
thực phũ phàng quá! Chỉ riêng câu thơ này thôi cũng làm tôi phải thấy quý những
người bạn của mình hơn, quý những phút giây bên nhau hơn. Bởi lẽ sẽ có lúc chính
mình phải từ bỏ “cuộc chơi” để đeo vào mình cái nghiệp chồng con. Đây đúng là cái
vốn có của con người, được Hàn Mặc Tử gói lại trong vài câu thơ của mùa xuân. Đoạn văn mẫu 2
Với màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân
chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo
rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”.
Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân,
khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình
của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên
mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín”
nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ
niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.