Đoạn văn phân tích một yếu tố phá cách trong bài Bảo kính cảnh giới (4 Mẫu | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức

Viết đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi gồm 4 mẫu hay xuất sắc của các học sinh giỏi. Qua đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới các em sẽ được trang bị kiến thức, nhanh chóng biết cách viết đoạn văn hay.

Đề bài:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới
(bài 43)
Đoạn văn phân tích yếu t phá cách trong Bảo kính cảnh gii - Mu 1
Điều "phá cách" trong bài thơ Bảo kính cảnh gii ca Nguyễn Trãi đó câu đầu
câu kết s dng lục ngôn. Đó không chỉ ý thơ dồn nén cảm xúc còn một nét
phá cách độc đáo trong thơ Nguyễn Trãi. Bằng cách sử dng ch Nôm, đan xen câu
lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đưng lut, khiến bài thơ đậm đà
tính dân tc. Nếu câu tđầu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” vẽ nên một thi nhân
hướng v to vật thì câu thơ kết: “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã làm nổi bt mt
nhà tưởng, nhà chính trị, nhà nhân đạo hướng v phía nhân dân. Câu thơ kết đã thể
hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Phân tích mt yếu t phá cách trong bài Bảo kính cảnh gii - Mu 2
Trong bài thơ “Bảo kính cnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ lục
ngôn (sáu chữ) vào gia những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như mt s phá cách so
với các bài thơ Đường luật thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau ch nm v trí kết
thúc bài thơ, đã thể hin mong ước tha thiết của nhà thơ: luôn muốn nhân dân có được
cuc sng m no, hạnh phúc, “giàu đ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ khép lại bài
thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyn ti nhng cảm xúc suy , sâu lng;
li va m ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những câu thơ bảy
ch đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm Vit du ấn sáng tạo của văn
hc Vit Nam.
Viết đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới - Mẫu 3
Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi một điển hình cho sự cách tân nghệ
thuật thời trung đại. Thể thơ Nôm Đường luật đây đã sự khác biệt so với thể
Đường luật thông thường. Cụ thể, sự khác biệt, "phá cách" đó nằm hai câu thơ: câu
đầu và câu cuối của bài thơ. Nếu trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, số tiếng trong
mỗi câu đều phải là bảy tiếng thì ở hai câu thơ đầu và cuối của Bảo kính cảnh giới (bài
43) lại chỉ sáu tiếng. Chính những bài thơ Nôm Đường luật này của Nguyễn Trãi
đã đánh dấu bước khởi đầu đẹp đẽ của nền thơ tiếng Việt thời trung đại.
Viết đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới - Mẫu 4
Khác với những nhà thơ trung đại gắn với những thể thơ truyền thống, dân tộc
quen thuộc thì trong tác phẩm Bảo kính cảnh giới của mình tác giả Nguyễn Trãi đã thể
hiện sự phá cách đầy sáng tạo khi ông đã Việt hóa thơ Đường Luật vốn mỗi câu có đủ
bảy từ thành bài thơ đầu cuối tương ứng với sáu âm sắc. Lại thêm sự mới lạ với cách
ngắt nhịp một, hai, ba kết hợp với thanh bằng cuối câu làm cho câu thơ nghe n
tiếng thở dài nhưng lại không giống thở dài. Với thể thơ đặc biệt này giúp cho bài thơ
thêm phần sáng tạo, dễ nhớ, dễ thuộc ng phần nào thhiện phong cách nghệ
thuật của tác giả Nguyễn Trãi. Chính sự pcách này cùng sự thành công của tác
phẩm đã góp phần đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong những người đặt nền móng
và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.
| 1/2

Preview text:

Đề bài:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)
Đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới - Mẫu 1
Điều "phá cách" trong bài thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi đó là câu đầu và
câu kết sử dụng lục ngôn. Đó không chỉ là ý thơ dồn nén cảm xúc mà còn là một nét
phá cách độc đáo trong thơ Nguyễn Trãi. Bằng cách sử dụng chữ Nôm, đan xen câu
lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đường luật, khiến bài thơ đậm đà
tính dân tộc. Nếu câu thơ đầu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” vẽ nên một thi nhân
hướng về tạo vật thì câu thơ kết: “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã làm nổi bật một
nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà nhân đạo hướng về phía nhân dân. Câu thơ kết đã thể
hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Phân tích một yếu tố phá cách trong bài Bảo kính cảnh giới - Mẫu 2
Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ lục
ngôn (sáu chữ) vào giữa những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như một sự phá cách so
với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau chữ nằm ở vị trí kết
thúc bài thơ, đã thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ: luôn muốn nhân dân có được
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “giàu đủ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ khép lại bài
thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyền tải những cảm xúc suy tư, sâu lắng;
lại vừa mở ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những câu thơ bảy
chữ đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm Việt dấu ấn sáng tạo của văn học Việt Nam.
Viết đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới - Mẫu 3
Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi là một điển hình cho sự cách tân nghệ
thuật thời trung đại. Thể thơ Nôm Đường luật ở đây đã có sự khác biệt so với thể
Đường luật thông thường. Cụ thể, sự khác biệt, "phá cách" đó nằm ở hai câu thơ: câu
đầu và câu cuối của bài thơ. Nếu trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, số tiếng trong
mỗi câu đều phải là bảy tiếng thì ở hai câu thơ đầu và cuối của Bảo kính cảnh giới (bài
43) lại chỉ có sáu tiếng. Chính những bài thơ Nôm Đường luật này của Nguyễn Trãi
đã đánh dấu bước khởi đầu đẹp đẽ của nền thơ tiếng Việt thời trung đại.
Viết đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới - Mẫu 4
Khác với những nhà thơ trung đại gắn bó với những thể thơ truyền thống, dân tộc
quen thuộc thì trong tác phẩm Bảo kính cảnh giới của mình tác giả Nguyễn Trãi đã thể
hiện sự phá cách đầy sáng tạo khi ông đã Việt hóa thơ Đường Luật vốn mỗi câu có đủ
bảy từ thành bài thơ đầu cuối tương ứng với sáu âm sắc. Lại thêm sự mới lạ với cách
ngắt nhịp một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm cho câu thơ nghe như
tiếng thở dài nhưng lại không giống thở dài. Với thể thơ đặc biệt này giúp cho bài thơ
thêm phần sáng tạo, dễ nhớ, dễ thuộc và cũng phần nào thể hiện phong cách nghệ
thuật của tác giả Nguyễn Trãi. Chính vì sự phá cách này cùng sự thành công của tác
phẩm đã góp phần đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong những người đặt nền móng
và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.