Đoạn văn tả Hồ Gươm lớp 5 chọn lọc hay nhất
1. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 1)
Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp,
bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ
kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc
xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, thật sinh động và hài
hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất
Hà Nội thì Hồ Gươm trầm mặc hơn, nó mang nét đẹp cổ kính, yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um
tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh tươi, Tháp Rùa nổi
lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn
rêu phong nằm giữa mênh mông sông nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên
nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc
Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề
ba chữ Hán lớn màu đỏ: Tả thanh thiên có nghĩa là "Viết lên trời xanh" mang hình ảnh nghiên mực và ngòi
bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên,
ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi. Cầu được làm bằng bê tông và sơn
màu đỏ. Cầu Thê Húc cong như con tôm dẫn đường cho du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy
nghiêm. Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là
di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di dản văn hóa của thủ đô.
2. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 2)
Ai đã từng ra Hà Nội thì đều biết đến Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội. Ngay trước cổng vào đền
Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do cụ
Cao Bá Quát viết. Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ
của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình phải đi qua một cây cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. Cầu được
sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ,
lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình
có cái may mắn là đúng hôm mình đến thăm Hồ Gươm lại có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn, đầu nó to
hơn trái bưởi. Sau đó nó bơi lại Tháp và nằm trên cỏ. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá
làm nổi bật vẻ đẹp của đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, cây cầu Thê Húc. Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội
lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm,
ghi lại được giây phút thiêng liêng khi "cụ Rùa" xuất hiện.
3. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 3)
Nằm giữa trung tâm thành phố, Hồ Gươm như một tụ điểm của mọi nét đẹp trong con người Hà Nội. Mặt hồ
hình elip, rất rộng, nước hồ trong xanh in bóng mây trời, phẳng lặng, trong những trời lộng gió nước hồ khẽ
gợn lăn tăn, cố gắng lắng nghe sẽ cảm nhận được tiếng rì rào rất nhẹ, nhẹ nhàng như tiếng nói đặc trưng
của người thủ đô. Quanh hồ là những hàng liễu xanh biếc rủ xuống như mái tóc người thiếu nữ, những
hàng lộc vừng đu dưa trong gió, dưới gốc cây là những hàng ghế đá cho người dân nghỉ chân, hóng mát.
Tuy vậy số người ngồi lại ít hơn những bước chân đi bộ dạo vòng quanh hồ; tập thể dục có lẽ là một thói
quen lành mạnh của rất nhiều dân. Dừng bước đứng lại, ngắm nhìn hồ, sẽ thấy những chú thiên nga trắng
đen ngụp lặn bơi dưới làn nước mát, Hồ Gươm giờ thật lãng mạn vì sự xuất hiện của loài chim xinh đẹp
nhất. Phóng tầm mắt ra xa hơn một chút là tháp rùa, biểu tượng đẹp cả về lịch sử lẫn văn hóa của Hà Nội.
Suốt bao nhiêu năm, Tháp Rùa vẫn một vẻ cổ kính rêu phong quen thuộc mà lại thanh cao đầy hoài niệm
vào ban ngày, đến đêm Tháp Rùa có ánh đèn vàng sáng lung linh thắp lên thì lại vô cùng tráng lệ. Sở dĩ đặt
tên là Tháp Rùa bởi nó gắn liền với sự tích kể rằng đây là nơi thần kim quy đòi lại thanh gươm thần từ Lê
Lợi, hồ còn có tên khác là Hoàn Kiếm cũng từ truyền thuyết này mà ra. Hồ Gươm còn là quần thể với nhiều
công trình kiế trúc độc đáo khác như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, đài Nghiên, tất cả kết hợp tạo
thành một biểu tượng đại diện văn hiến cho thành Thăng Long năm xưa. Em yêu Hồ Gươm, một tình yêu
giản dị và sâu sắc như bao người Hà Nội khác. Hồ Gươm thân thuộc nhưng là tất cả đối với thủ đô.
4. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 4)
Đến với Hà Nội du khách bốn phương không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến màu nước xanh ảo huyền của
hồ Gươm. Nhìn từ xa, hồ như viên ngọc thạch quý giá của tạo hóa bạn cho người dân hà thành. Sắc nước
không phải màu xanh lờ lờ như nước sông Lô, sông Gấm mà nó ánh lên một màu xanh ngọc bích tuyệt
đẹp. Những rặng liễu điệu đà như những người thiếu nữ duyên dáng, tình tứ khẽ buông mái tóc dài, soi
bóng xuống bên hồ. Mặt hồ khỏa rộng chỉ gợn sóng lăn tăn khi có làn gió nhẹ. Còn gì thú vị hơn, chiêm
ngưỡng từng đàn cá tung tăng bơi lội trong làn nước xanh ấy. Hồ Gươm trầm mặc giữa những cụm di tích
lịch sử cùng với tháp Bút, Nghiên Mực. Cây cầu đỏ chót Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc
Sơn đậm tô vẻ đẹp cổ kính xa xôi của cảnh vật. Nét thanh lịch của con người tại mảnh đất hà thành cũng
được mặt hồ ánh chiếu, cuộc sống bình yêu giữa những xô bồ cuộc đời. Trước đây nó được gọi là hồ Lục
Thủy bởi dòng nước màu xanh bao quanh. Nhưng người ta biết đến nhiều hơn với tên gọi hồ Gươm, hồ
Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với truyền thuyết ngàn đời của đất nước ta. Nơi đây là minh chứng ngàn đời chiến
thắng lịch sử của người anh hùng áp vải Lê Lợi đánh đuổi giặc minh ngang tàn. Bởi là chứng nhân lịch sử
nên dù có nằm khiêm tốn trong lòng khu phố cổ chật hẹp nhưng nó vẫn gắn bó với đời sống tâm tư của bao
người. Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia.
Có lẽ hồ Gươm luôn là địa chỉ đáng nhớ lưu giữ trong lòng người dân mảnh đất hà thành.
5. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 5)
Hồ Gươm nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội đông vui, tấp nập. Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có rất
nhiều cảnh đpẹ nhưng em thích nhất là cảnh đẹp Hồ Gươm ở Hà Nội. Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên
em thường được bố mẹ cho đến Hồ Gươm, nơi đây gắn liền với tuổi thơ của em. Vào mùa xuân, những
con mưa phùn bay nhè nhẹ xuống hồ, tạo nên tiếng tí tách nghe thật vui tai. Cây ven hồ đâm chồi nảy lộc
như những ngọn lửa xanh biếc. Khi thu đến, các bác lộc vừng thay chiếc áo màu xanh thành chiếc áo vàng
lộng lẫy. Gió thổi, những chiếc lá vàng rơi xuống tạo thành một chiếc thảm vàng khổng lồ tuyệt đẹp. Hồ
Gươm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy là
minh chứng cho lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Em mong rằng sẽ được
thường xuyên đền Hồ Gươm.
6. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 6)
Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nằm trọn trong lòng phố cổ Hà Nội. Hồ Gươm
trong ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa
tráng lệ, vừa cổ kính. Hồ to, sâu, mặt hồ tỏng xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu
trời. Hồ Gươm gắn liền với tuyền thuyết về cụ Rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi trong lịch sử mà em
từng được nghe bố kể. Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng có rất
đông người chạy bộ tập thể dục quanh hồ. Buổi tối, bờ hồ đã trở thành một khu phố đi bộ tấp nập và náo
nhiệt vô cùng vui nhộn. Em rất thích ra ngắm cảnh bờ hồ và hòa nhịp vào dòng người ở nơi đây.
7. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 7)
Em đã được đi tham quan rất nhiều nơi ở Hà Nội, nhưng em thích nhất là tới hồ Gươm. Hồ Gươm nằm trên
đường Đinh Tiên Hoàng và năm trước cổng Bưu điện thành phố Hà Nội. Có một lần mẹ đưa em đến đây,
ngồi trên một tòa nhà cáo tầng em có thể nhìn thấy toàn cảnh Hồ Gươm và tháp đồng hồ cổ. Khi kim đồng
hồ chỉ vào một giờ nào đó thì tiếng chuông đồng hồ vang lên. Nhìn từ trên cao, mặt hồ Gươm như một
chiếc gương bầu dục. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa cổ kính với vẻ uy nghiêm muôn thuở. Mỗi khi đến Hồ
Gươm em lại nhớ đến câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" kể về thần Kim Quy ngậm thanh kiếm báu diệu kì. Vì
vậy Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Gươm còn có một điều đặc biệt đó là xung quanh
hồ trở thành tuyến phố đi bộ cho mọi người dân đến đây vui chơi.
8. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 8)
Hồ Gươm là địa điểm bao gồm những cảnh đẹp khác nhau như cầu Thê Húc, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn,
Tháp Bút, Đài Nghiên. Bước vào ấn tượng đầu tiên của em là quang cảnh xanh tươi của hồ hiện lên trước
mắt, bên bờ hồ là những hàng liễu xanh yêu kiều duyên dáng rủ mái tóc xanh xuống mặt hồ soi bóng mình.
Mặt hồ là sự hòa hợp giữa màu xanh của nền trời thu trong vắt cùng màu xanh của cây cối đang soi bóng
mình ven bờ. Bắc ngang dòng sông là cầu Thê Húc, cầu sơn màu đỏ cong cong như con tôm nối giữa bờ
bên này và đền Ngọc Sơn. Ngay trước cổng vào đền là một cây đa cổ thụ trông rất nghiêm trang cổ kính.
Hàng ngày có rất nhiều khách du lịch bố phương đến nơi đây để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa của Việt
Nam, em tin rằng khi họ đặt chân và ngắm nhìn nơi đây, ai cũng phải trầm trồ trước bề dày lịch sự ẩn chứa
trong những bức tường cổ kính.
9. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 9)
Nhà em ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng quê em ở ngoài Hà Nội. hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích
lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là vẻ đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng
thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính. Xung quanh hồ những hàng
liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cẳ mặt hồ như
được dát vàng óng ánh. Cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Thắp Bút uy nghi vươn thẳng trời.
Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và
lộng lẫy. Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in
dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
10. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 10)
Trước mắt em là bức tranh về Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Có lẽ bức tranh vẽ buổi bình minh đang lên. Nhìn
ra xa, những gợn sóng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi cuối cùng là một tấm gương phẳng óng ánh những tia nắng
của buổi ban mai. Xa xa giữa mặt hồ là Tháp Rùa đứng uy nghi với vẻ trầm mặc muôn thuở giữa cồn cỏ
xanh mượt. Trên đỉnh tháp là ngọn quốc kì đang phấp phới tung bay. Đằng sau tháp là hàng cây um tùm soi
bóng xuống mặt hồ trong xanh. Nhìn bức tranh em nhớ lại câu chuyện mà mẹ đã từng kể cho em nghe về
"Sự tích Hồ Gươm". Hồi ấy, có một vị thần Kim Quy ngậm thanh kiếm thần kì trao cho Lê Lợi để tiêu diệt
giặc Minh, giữ gìn bờ cõi. Và cũng chính nơi đây, nhà vua đã hoàn lại thanh kiếm cho vị thần. Cái tên Hồ
Hoàn Kiến bắt nguồn từ giai thoại ấy.

Preview text:

Đoạn văn tả Hồ Gươm lớp 5 chọn lọc hay nhất
1. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 1)
Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp,
bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ
kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc
xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, thật sinh động và hài
hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất
Hà Nội thì Hồ Gươm trầm mặc hơn, nó mang nét đẹp cổ kính, yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um
tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh tươi, Tháp Rùa nổi
lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn
rêu phong nằm giữa mênh mông sông nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên
nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc
Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề
ba chữ Hán lớn màu đỏ: Tả thanh thiên có nghĩa là "Viết lên trời xanh" mang hình ảnh nghiên mực và ngòi
bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên,
ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi. Cầu được làm bằng bê tông và sơn
màu đỏ. Cầu Thê Húc cong như con tôm dẫn đường cho du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy
nghiêm. Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là
di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di dản văn hóa của thủ đô.
2. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 2)
Ai đã từng ra Hà Nội thì đều biết đến Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội. Ngay trước cổng vào đền
Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do cụ
Cao Bá Quát viết. Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ
của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình phải đi qua một cây cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. Cầu được
sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ,
lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình
có cái may mắn là đúng hôm mình đến thăm Hồ Gươm lại có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn, đầu nó to
hơn trái bưởi. Sau đó nó bơi lại Tháp và nằm trên cỏ. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá
làm nổi bật vẻ đẹp của đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, cây cầu Thê Húc. Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội
lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm,
ghi lại được giây phút thiêng liêng khi "cụ Rùa" xuất hiện.
3. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 3)
Nằm giữa trung tâm thành phố, Hồ Gươm như một tụ điểm của mọi nét đẹp trong con người Hà Nội. Mặt hồ
hình elip, rất rộng, nước hồ trong xanh in bóng mây trời, phẳng lặng, trong những trời lộng gió nước hồ khẽ
gợn lăn tăn, cố gắng lắng nghe sẽ cảm nhận được tiếng rì rào rất nhẹ, nhẹ nhàng như tiếng nói đặc trưng
của người thủ đô. Quanh hồ là những hàng liễu xanh biếc rủ xuống như mái tóc người thiếu nữ, những
hàng lộc vừng đu dưa trong gió, dưới gốc cây là những hàng ghế đá cho người dân nghỉ chân, hóng mát.
Tuy vậy số người ngồi lại ít hơn những bước chân đi bộ dạo vòng quanh hồ; tập thể dục có lẽ là một thói
quen lành mạnh của rất nhiều dân. Dừng bước đứng lại, ngắm nhìn hồ, sẽ thấy những chú thiên nga trắng
đen ngụp lặn bơi dưới làn nước mát, Hồ Gươm giờ thật lãng mạn vì sự xuất hiện của loài chim xinh đẹp
nhất. Phóng tầm mắt ra xa hơn một chút là tháp rùa, biểu tượng đẹp cả về lịch sử lẫn văn hóa của Hà Nội.
Suốt bao nhiêu năm, Tháp Rùa vẫn một vẻ cổ kính rêu phong quen thuộc mà lại thanh cao đầy hoài niệm
vào ban ngày, đến đêm Tháp Rùa có ánh đèn vàng sáng lung linh thắp lên thì lại vô cùng tráng lệ. Sở dĩ đặt
tên là Tháp Rùa bởi nó gắn liền với sự tích kể rằng đây là nơi thần kim quy đòi lại thanh gươm thần từ Lê
Lợi, hồ còn có tên khác là Hoàn Kiếm cũng từ truyền thuyết này mà ra. Hồ Gươm còn là quần thể với nhiều
công trình kiế trúc độc đáo khác như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, đài Nghiên, tất cả kết hợp tạo
thành một biểu tượng đại diện văn hiến cho thành Thăng Long năm xưa. Em yêu Hồ Gươm, một tình yêu
giản dị và sâu sắc như bao người Hà Nội khác. Hồ Gươm thân thuộc nhưng là tất cả đối với thủ đô.
4. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 4)
Đến với Hà Nội du khách bốn phương không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến màu nước xanh ảo huyền của
hồ Gươm. Nhìn từ xa, hồ như viên ngọc thạch quý giá của tạo hóa bạn cho người dân hà thành. Sắc nước
không phải màu xanh lờ lờ như nước sông Lô, sông Gấm mà nó ánh lên một màu xanh ngọc bích tuyệt
đẹp. Những rặng liễu điệu đà như những người thiếu nữ duyên dáng, tình tứ khẽ buông mái tóc dài, soi
bóng xuống bên hồ. Mặt hồ khỏa rộng chỉ gợn sóng lăn tăn khi có làn gió nhẹ. Còn gì thú vị hơn, chiêm
ngưỡng từng đàn cá tung tăng bơi lội trong làn nước xanh ấy. Hồ Gươm trầm mặc giữa những cụm di tích
lịch sử cùng với tháp Bút, Nghiên Mực. Cây cầu đỏ chót Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc
Sơn đậm tô vẻ đẹp cổ kính xa xôi của cảnh vật. Nét thanh lịch của con người tại mảnh đất hà thành cũng
được mặt hồ ánh chiếu, cuộc sống bình yêu giữa những xô bồ cuộc đời. Trước đây nó được gọi là hồ Lục
Thủy bởi dòng nước màu xanh bao quanh. Nhưng người ta biết đến nhiều hơn với tên gọi hồ Gươm, hồ
Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với truyền thuyết ngàn đời của đất nước ta. Nơi đây là minh chứng ngàn đời chiến
thắng lịch sử của người anh hùng áp vải Lê Lợi đánh đuổi giặc minh ngang tàn. Bởi là chứng nhân lịch sử
nên dù có nằm khiêm tốn trong lòng khu phố cổ chật hẹp nhưng nó vẫn gắn bó với đời sống tâm tư của bao
người. Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia.
Có lẽ hồ Gươm luôn là địa chỉ đáng nhớ lưu giữ trong lòng người dân mảnh đất hà thành.
5. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 5)
Hồ Gươm nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội đông vui, tấp nập. Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có rất
nhiều cảnh đpẹ nhưng em thích nhất là cảnh đẹp Hồ Gươm ở Hà Nội. Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên
em thường được bố mẹ cho đến Hồ Gươm, nơi đây gắn liền với tuổi thơ của em. Vào mùa xuân, những
con mưa phùn bay nhè nhẹ xuống hồ, tạo nên tiếng tí tách nghe thật vui tai. Cây ven hồ đâm chồi nảy lộc
như những ngọn lửa xanh biếc. Khi thu đến, các bác lộc vừng thay chiếc áo màu xanh thành chiếc áo vàng
lộng lẫy. Gió thổi, những chiếc lá vàng rơi xuống tạo thành một chiếc thảm vàng khổng lồ tuyệt đẹp. Hồ
Gươm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy là
minh chứng cho lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Em mong rằng sẽ được
thường xuyên đền Hồ Gươm.
6. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 6)
Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nằm trọn trong lòng phố cổ Hà Nội. Hồ Gươm
trong ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa
tráng lệ, vừa cổ kính. Hồ to, sâu, mặt hồ tỏng xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu
trời. Hồ Gươm gắn liền với tuyền thuyết về cụ Rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi trong lịch sử mà em
từng được nghe bố kể. Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng có rất
đông người chạy bộ tập thể dục quanh hồ. Buổi tối, bờ hồ đã trở thành một khu phố đi bộ tấp nập và náo
nhiệt vô cùng vui nhộn. Em rất thích ra ngắm cảnh bờ hồ và hòa nhịp vào dòng người ở nơi đây.
7. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 7)
Em đã được đi tham quan rất nhiều nơi ở Hà Nội, nhưng em thích nhất là tới hồ Gươm. Hồ Gươm nằm trên
đường Đinh Tiên Hoàng và năm trước cổng Bưu điện thành phố Hà Nội. Có một lần mẹ đưa em đến đây,
ngồi trên một tòa nhà cáo tầng em có thể nhìn thấy toàn cảnh Hồ Gươm và tháp đồng hồ cổ. Khi kim đồng
hồ chỉ vào một giờ nào đó thì tiếng chuông đồng hồ vang lên. Nhìn từ trên cao, mặt hồ Gươm như một
chiếc gương bầu dục. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa cổ kính với vẻ uy nghiêm muôn thuở. Mỗi khi đến Hồ
Gươm em lại nhớ đến câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" kể về thần Kim Quy ngậm thanh kiếm báu diệu kì. Vì
vậy Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Gươm còn có một điều đặc biệt đó là xung quanh
hồ trở thành tuyến phố đi bộ cho mọi người dân đến đây vui chơi.
8. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 8)
Hồ Gươm là địa điểm bao gồm những cảnh đẹp khác nhau như cầu Thê Húc, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn,
Tháp Bút, Đài Nghiên. Bước vào ấn tượng đầu tiên của em là quang cảnh xanh tươi của hồ hiện lên trước
mắt, bên bờ hồ là những hàng liễu xanh yêu kiều duyên dáng rủ mái tóc xanh xuống mặt hồ soi bóng mình.
Mặt hồ là sự hòa hợp giữa màu xanh của nền trời thu trong vắt cùng màu xanh của cây cối đang soi bóng
mình ven bờ. Bắc ngang dòng sông là cầu Thê Húc, cầu sơn màu đỏ cong cong như con tôm nối giữa bờ
bên này và đền Ngọc Sơn. Ngay trước cổng vào đền là một cây đa cổ thụ trông rất nghiêm trang cổ kính.
Hàng ngày có rất nhiều khách du lịch bố phương đến nơi đây để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa của Việt
Nam, em tin rằng khi họ đặt chân và ngắm nhìn nơi đây, ai cũng phải trầm trồ trước bề dày lịch sự ẩn chứa
trong những bức tường cổ kính.
9. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 9)
Nhà em ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng quê em ở ngoài Hà Nội. hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích
lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là vẻ đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng
thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính. Xung quanh hồ những hàng
liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cẳ mặt hồ như
được dát vàng óng ánh. Cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Thắp Bút uy nghi vươn thẳng trời.
Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và
lộng lẫy. Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in
dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
10. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (mẫu số 10)
Trước mắt em là bức tranh về Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Có lẽ bức tranh vẽ buổi bình minh đang lên. Nhìn
ra xa, những gợn sóng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi cuối cùng là một tấm gương phẳng óng ánh những tia nắng
của buổi ban mai. Xa xa giữa mặt hồ là Tháp Rùa đứng uy nghi với vẻ trầm mặc muôn thuở giữa cồn cỏ
xanh mượt. Trên đỉnh tháp là ngọn quốc kì đang phấp phới tung bay. Đằng sau tháp là hàng cây um tùm soi
bóng xuống mặt hồ trong xanh. Nhìn bức tranh em nhớ lại câu chuyện mà mẹ đã từng kể cho em nghe về
"Sự tích Hồ Gươm". Hồi ấy, có một vị thần Kim Quy ngậm thanh kiếm thần kì trao cho Lê Lợi để tiêu diệt
giặc Minh, giữ gìn bờ cõi. Và cũng chính nơi đây, nhà vua đã hoàn lại thanh kiếm cho vị thần. Cái tên Hồ
Hoàn Kiến bắt nguồn từ giai thoại ấy.