Đọc hiểu: Gió lào cát trắng - Xuân Quỳnh | Ôn tập Ngữ Văn 12
Trong các đề thi Văn 12 và thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, bài thơ Gió Lào Cát trắng của thi sĩ Xuân Quỳnh thường xuất hiện dưới dạng Đọc hiểu. Dưới đây là 2 dạng đề đọc hiểu của bài thơ này giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xme!
Preview text:
Gió lào cát trắng đọc hiểu
Gió lào cát trắng đọc hiểu – Đề số 1
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi. …
Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những khuôn mặt mai sau
Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Trích Gió Lào cát trắng - Xuân Quỳnh, Thơ Việt Nam 1945- 1985)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 đ)
Câu 2. Hãy chỉ ra 03 từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của quê hương? (0,5 đ)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ: (1,0 đ)
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Câu 4. Phẩm chất nào của con người Việt Nam được đề cập đến trong văn bản có ý nghĩa
nhất đối với việc học tập và rèn luyện của anh/chị? (1,0 đ)
Câu 5: Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của con
người Việt Nam mà anh/chị tâm đắc từ đoạn thơ trên.
Gợi ý đề đọc hiểu Gió lào cát trắng – Đề số 1 Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Câu 2:
Sự khắc nghiệt của quê hương thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: gió nóng, trưa hè
ngột ngạt, gió Lào, gió cát và gió Lào quạt lửa…
- Lưu ý: học sinh liệt kê đúng 03 từ ngữ, hình ảnh sẽ đạt điểm tối đa. Câu 3:
Ý nghĩa hai dòng thơ: sự gắn bó, nhớ thương/ tình yêu quê hương tha thiết dù khí hậu, đất
đai có khắc nghiệt, khô cằn…
- Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, chỉ cần đúng ý. Câu 4:
Học sinh phải nêu được phẩm chất và lí giải được ý nghĩa của phẩm chất đó đối với việc
học tập, rèn luyện của bản thân. Có thể chọn một trong các gợi ý sau:
- Bản lĩnh, kiên cường. - Cần cù, chịu khó.
- Lạc quan, giàu niềm tin.
- Yêu quê hương, đất nước. Câu 5:
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của con người Việt Nam được gợi ra từ đoạn thơ.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phẩm chất của con người Việt Nam trong đoạn thơ.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau: - Giải thích vấn đề.
- Phân tích giá trị ý nghĩa của vấn đề. - Liên hệ bản thân
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Gió lào cát trắng đọc hiểu – Đề số 2
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(1) Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi
Và trên cát lại thêm cồn cát mới
Cỏ mặt trời lăn như bánh xe
Cuộc đời tôi có cát chở che
Khi đánh giặc cát lại làm công sự
(2) Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những gương mặt mai sau
(3) Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương
Trích Gió Lào cát trắng, Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam (1945 - 1985)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 1: Anh chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ?
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của biện pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong đoạn (2) của văn bản?
Câu 4: Anh/chị ấn tượng nhất với vẻ đẹp nào của con người Việt Nam trong văn bản trên? Vì sao?