Đọc hiểu: Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm | Ôn tập Ngữ Văn 12
"Mẹ và quả" là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khoa Điềm. Đây là tác phẩm thường xuất hiện dưới dạng Đọc hiểu trong các bài kiểm tra Văn 12 hoặc thi THPT Quốc gia môn Văn. Hy vọng tài liệu dưới đây giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Mẹ và quả
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Mẹ và Quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một
thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.
Đáp án Đọc hiểu văn bản: Mẹ và quả
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm. Câu 2 (0,75đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:
Ẩn dụ: “những mùa quả mẹ trồng”: ẩn dụ cho việc mẹ sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc
những đứa con thơ gian nan, vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng đầy tâm huyết.
So sánh: “Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt trăng.” Cứ
hết mùa quả này mẹ lại trồng mùa quả khác cũng giống như vòng tuần hoàn lặp đi
lặp lại của mặt trời và mặt trăng; liên tưởng này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra
những công lao to lớn của mẹ. Câu 3 (0,75đ):
Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non
xanh?” gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ
trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình
yên chúng ta có thể quay về sau những mệt mỏi. Câu 4 (1đ):
Bài thơ “Mẹ và quả” đã gợi cho em nhiều ấn tượng sâu sắc: những đứa con giống
như những loại quả mẹ vun trồng, một lòng chăm sóc chờ ngày đơm hoa kết trái
nhận quả ngọt. Mẹ đã bỏ bao công sức, tâm huyết, tình yêu thương chỉ mong các
con nên người. Bài thơ không chỉ nói về công lao to lớn của mẹ mà còn thể hiện sự
biết ơn, tình yêu thương, trân trọng mà người con dành cho mẹ.