Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì? Tại sao đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi qua các thời kỳ lịch sử? học phần Triết học Mac-Lênin
Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì? Tại sao đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi qua các thời kỳ lịch sử? học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì? Tại sao đối tượng nghiên
cứu của triết học thay đổi qua các thời kỳ lịch sử?
I, Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì ? a, Khái niệm:
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là một dạng tri thức lý luận của
thế giới với mục đích tìm ra quy luật của thế giới mang nặng tính trừu
tượng và logic, hệ thống về thế, quan điểm nền tảng và đặc trưng bản
chất của mọi nền tảng (dựa theo giáo trình triết học Mac Lenin).
- Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thếgiới và vị trí
con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Dựa theo định nghĩa và các khái niệm về triết học, ta nhận định được
rằng đối tượng nghiên cứu của triết học không phải là một thứ cụ
thể, theo lý thuyết ta thấy rằng “đối tượng của triết học là các quan
hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và
tư duy” (giáo trình triết học Mac Lenin tr.23) để từ đó lí giải các thực trạng trong xã hội.
b, Đối tượng nghiên cứu của triết học :
Là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã
hội và tư duy. Trong đó trung tâm nhất là mối quan hệ giữa tư duy và tồn
tại, hay nói cách khác là giữa ý thức của con người với thế giới sự vật hiện tượng bên ngoài
II, Tại sao đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi qua các thời kỳ lịch sử?
a. Nguyên do về sự thay đổi đối tượng nghiên cứu của triết qua cac thời kì lịch sự:
_Đối tượng nghiên cứu của Triết học thay đổi qua từng thời kỳ do: Triết học là
một hình thái ý thức xã hội nên sẽ phản ánh sự tồn tại xã hội, vì vậy khi những
vấn đề tồn tại xã hội như:đời sống vật chất, điều kiện vật chất, phương thức lOMoARc PSD|36215725
sản xuất thay đổi sẽ dẫn đến ý thức xã hội thay đổi và đối tượng nghiên cứu cũng thay đổi
Tồn tại xã hội thay đổi->Ý thức xã hội thay đổi->Đối tượng nghiên cứu thay đổi
_Đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi để phù hợp với từng thời kì
khác nhau, dựa vào các yếu tố như tri thức, tư tưởng, quyền lực tôn giáo, các
kiểu nhà nước và hoàn cảnh kinh tế chính trị, … như:
- Nền triết học tự nhiên ( Triết học ở phương Tây ) : Bao gồm những tri thức
mà con người có được, hầu hết là khoa học tự nhiên và sau này là Toán học,
Vật lý học, Thiên văn học,…. ( Giáo trình Triết học Mác- Lênin, chương I,
phần 1, C.Đối tượng của triết học trong lịch sử, trang 23, 24 ) Triết học là
khoa học của mọi khoa học
II. Đối tượng nghiên cứu khoa học thay đổi theo từng thời kì
Thời kì Điều kiện kinh tế Điều kiện xã hội Đối tượng triết lịch sử học Hy Lạp
Sự phát triển Kinh Chế độ chiếm hữu Triết học tự nhiên cổ đại tế nông
nghiệp, nô lệ: xã hội thủ công nghiệp phân chia thành và thương nghiệp
hai giai cấp đối lập, mâu
thuẫn xã hội trở nên gay
gắt : chủ nô>< nô lệ Trung Chế độ phong
Sự phát triển bao Triết học kinh viện cổ kiến trùm của Giáo hội Phục Phương thức sản Giai cấp tư sản ra Các môn khoa học lOMoARc PSD|36215725 hưng, xuất Tư bản chủ đời Cận đại nghĩa ra đời và phát triển Cổ điển ‘Triết học là khoa Đức học của mọi khoa học’
Hiện đại Kinh tế phát triển, Giai cấo vô sản
Tiêu biểu: Triết đạt nhiều thành
trờ thành chính học Mác tựu trị độc lập, mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa vô sản và b. Cụ thể
1. Thời Hy Lạp cổ đại: Triết học tự nhiên bao gồm tất cả các tri thức mà con người có được
Tác động của điều kiện về KT-XH : Năng lực sản xuất tiến bộ mạnh mẽ trong thời kỳ thế
kỷ VIII-VI TCN cùng với những mô hình nhà nước thành bang tạo nền tảng cho
triết học Hy Lạp ra đời và phát triển nhanh chóng.
+ Điều kiện KT: Triết học ra đời khoảng thế kỷ VI TCN – Thời kì ra đời của xã hội
có giai cấp đầu tiên trong lịch sử- chế độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu
nô lệ được xác lập trên cơ sở phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp, sự phát triển đó thúc đẩy sự ra đời, phát triển của khoa học và triết học.
+ Điều kiện XH: Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển
biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Nhà nước Hy Lạp xuất hiện dưới
hình thức các quốc gia thị thành (thành bang); xã hội phân chia thành hai giai
cấp đối lập là chủ nô và nô lệ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt làm bùng nổ
các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của các
khuynh hướng triết học. Ngoài ra, với sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo
điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang
giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những
điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những
giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. lOMoARc PSD|36215725
• Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong
nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng.
• Triết học là khoa học của mọi khoa học , đặc biệt là ở triết học tự
nhiên của Hy Lạp cổ đại.
Triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ -> in đậm đối với sự phát
triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.
Ví dụ: Nếu như ở Trung Quốc, triết học chủ yếu gắn với việc giải quyết các vẩn
đề đạođức, chính trị – xã hội: quan niệm của Khổng giáo, Lão giáo, Đạo giáo về
xã hội, về conngười đều chứa đựng những quan điểm triết học sâu sắc….; ở Ấn
Độ, triết học và tôn giáohoà quyện vào nhau, quan niệm của Phật giáo về con
người, đời người, nỗi khổ của con ngườivà sự giải phóng con người khỏi những
nỗi khổ thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc… …
=> Triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức
nhân loạitừ phương thức sản xuất thứ nhất đến phương thức sản xuất thứ hai
ở phương Tây vì vậy ở đóđã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới
quan và là một hệ thống tập hợp các trithức về tự nhiên, về con người, mặc
dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưngcũng vô cùng phong
phú, muôn hình muôn vẻ… Như đánh giá của Ph. Ăng ghen thời kì nàyrằng: với
“các hình thức muôn hình muôn vẻ của nó, đã có mầm mống và đang nảy nở
hầuhết tất cả các loại thế giới quan sau này”
2. Thời trung cổ: Triết học mang tính tôn giáo, hay còn được gọi là “Triết học kinh viện” -
Ở Tây Âu thời Trung cổ, những điều kiện về KT- XH có sự thay đổi, ảnh
hưởng đến đối tượng nghiên cứu của Triết học:
+ Điều kiện KT: Xã hội Tây Âu thế kỷ II đến thế kỷ V là xã hội đánh
dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến.
Vào thế kỷ thứ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ bên trong cùng với sự tiến công
của những bộ tộc bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc La Mã (đã tồn
tại từ thế kỷ II tr.c.n đến thế kỷ V). Sự kiện đó dẫn đến kết quả chấm dứt hình
thái xã hội chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến tây Âu ra đời. Trong xã hội đó,
nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp thống trị. Điều hành sản xuất xã hội là
những tiểu nông lệ thuộc vào địa chủ phong kiến. lOMoARc PSD|36215725
+ Điều kiện XH: trong thời kỳ đầu của thời đại phong kiến tây Âu
đã diễn ra sự suy đồi không chỉ về kinh tế, mà còn về toàn bộ các mặt của đời sống xã hội.
Xã hội xuất hiện tổ chức giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo, nó ảnh hưởng tới
toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội thời kỳ này. Về mặt tinh thần,
thời Trung cổ ở tây Âu lúc đầu Cơ đốc giáo, về sau là Thiên Chúa giáo là hệ tư
tưởng thống trị. Những giáo lý tôn giáo trở thành những nguyên lý về chính trị;
Kinh thánh là luật lệ trong xét xử; Giáo hội độc quyền trong lĩnh vực văn hoá,…
Có thể nói tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy; thế giới quan tôn
giáo ảnh hưởng sâu sắc đến triết học, luật học và chính trị. -
Với điều kiện như vậy, khi mà quyền lực của Giáo hội (Giáo hội Thiên
Chúa) bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nữ tì của
thần học. Nền Triết học tự nhiên bị thay bằng Triết học kinh viện.’
+ Đối tượng của triết học Kinh viện chỉ tập trung vào các chủ đề
như niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục, mặc khải hoặc chú giải các tín
điều phi thế tục…- những nội dung nặng về tư biện. Nhiệm vụ của triết học thời
kỳ đó là lý giải và chứng minh tính hợp lý, đúng đắn của các giáo điều trong
kinh thánh. Trong khuôn khổ của tôn giáo, triết học phát triển rất khó khăn và
chậm chạp, đặc biệt là những tư tưởng triết học duy vật. Trong thời kỳ này
nhiều nhà khoa học nói ngược lại với tư tưởng tôn giáo có thể phải đối diện với
cảnh tù tội hoặc bị tử hình (Những nhà khoa học ủng hộ thuyết nhật tâm:
Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642))
+ Triết học kinh viện: Chủ nghĩa kinh viện , còn gọi là triết học sĩ
lâm, là một trường phái triết học tại châu Âu thời Trung Cổ dựa trên phương
pháp phân tích. Bản thân các viện đại học, có nguồn gốc từ trường học thuộc
các đan viện và nhà thờ chính tòa Công giáo, được các nhà kinh viện lập nên.
3. Thời kỳ phục hưng, cận đại: Triết học tách ra thành các môn khoa học như:
cơ học, toán học, vật lý học,…. . -
Tác động của điều kiện về KT-XH : Trong giai đoạn khi bóng đêm của đêm
trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của nền văn minh công nghiệp
chiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội, chuyển sang thời kỳ phục lOMoARc PSD|36215725
hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ đại Hy La đã bị lãng
quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm ở Châu Âu.
+ Điều kiện KT: phục hưng là thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Từ
nửa sau thế kỷ XV và thể kỷ XVI, thời kỳ chế độ phong kiến và nền sản xuất của
nó trong quá trình tan rã, những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã xuất hiện trong lòng quan hệ sản xuất phong kiến, từng bước chiếm
lĩnh chi phối đời sống xã hội. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn
kiểu phường hội phong kiến
+ Điều kiện XH: Các chủ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, họ trở thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế -
giai cấp tư sản; trong khi người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành
phố kiếm kế sinh nhai bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ
là tiền thân của giai cấp vô sản sau này. Khoa học tự nhiên phát triển do đòi
hỏi của sản xuất, khi đó, triết học duy vật phát triển trong mối liên hệ với yêu
cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của
khoa học tự nhiên. Đến thế kỷ XVII – XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
ngày càng lớn mạnh, trở thành phương thức sản xuất thống trị trên nhiều lĩnh
vực của nền sản xuất, đưa đến cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Tây Âu.
Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng
lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học. Thế giới quan của giai cấp
tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật càng rõ nét -
Cùng với sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để
đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp,
các bộ môn khoa học chuyên ngành, trước hết là các khoa học thực nghiệm đã
ra đời. Khoa học tự nhiên phát triển mạnh, diễn ra quá trình phân ngành sâu
sắc và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực riêng biệt khác nhau (Nổi
bật nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng triết học là Những phát hiện
lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của khoa học Những phát
hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của khoa học thực
nghiệm thế kỷ XV – XVI đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giữa khoa học, triết học
duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Vấn đề đối tượng của triết học bắt
đầu được đặt ra. Triết học Tây âu thời Phục hưng và cận đại là nền triết học
xem con người là vấn đề trung tâm của triết học, chủ trương giải phóng con
người ra khỏi mọi sự ràng buộc của thượng đế. Do vậy nó chống lại thần học lOMoARc PSD|36215725
rất mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm từ
thế kỷ 15 rất quyết liệt được biểu hiện trên hai lập trường. Các nhà duy tâm
quay lưng lại với các thành tựu khoa học còn các nhà duy vật lại ủng hộ mạnh
mẽ các thành tựu khoa học.
Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII là chủ nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu:
Điđrô, ‘Henvêtiuýt; chủ nghĩa duy vật Anh với các đại biểu: Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ;
ở Hà Lan với đại biểu Xpinôda..
Ví dụ: Thuyết “Nhật tâm” của Copernic cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm
của vũ trụ và/hay của Hệ Mặt Trời là một phát minh có sức công phá dữ dội
vào thành trì phong kiến và ý thức hệ của giai cấp quý tộc cầm quyền. Tuy khoa
học tự nhiên đã hình thành các môn khoa học độc lập, nhưng triết học vẫn
chưa xác định rõ đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà vẫn gắn liền với
khoa học tự nhiên, bao quát toàn bộ tri thức khoa học tự nhiên. Triết học lúc
này được coi là “khoa học của mọi khoa học”.
4. Triết học cổ điển Đức: thời kì đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa
học của mọi khoa học” ở Hêghen -
Vào thời kì cận đại, … Bên cạnh chủ nghĩa duy vật Anh và Pháp thế kỉ XVII-
XVIII, tư duy triết học cũng phát triển mạnh trong các học thuyết triết học
duy tâm thể hiện rõ trong quan điểm của triết học cổ điển Đức -
KT- XH: Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh
và Pháp đã trở thành nước tư bản, Vào thế kỷ XVIII, cả châu Âu đang sôi sục
trong những ngày của thời kỳ Khai sáng. Nhưng nước Đức vẫn còn là một nước
phong kiến. Giai cấp tư sản Đức đang hình thành vừa muốn đi theo các nước
Anh, Pháp, vừa sợ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và muốn thỏa hiệp
với giai cấp quý tộc phong kiến. Tuy nhiên đây là thời kỳ nở rộ nhiều nhân tài,
những người luôn phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến đương thời. Đó
là một thời kỳ đầy tự hào trong lịch sử văn học, tư tưởng của Đức. Và như thế
một trào lưu triết học đã ra đời, triết học cổ điển Đức -
Triết học Đức phản ánh lợi ích và địa vị của giai cấp tư sản Đức, đã phát
triển mạnh mẽ, nhưng trên lập trường duy tâm mà đỉnh cao là triết học
Hêghen ( là một giáo sự giảng dạy Triết học, được mệnh danh là người có lOMoARc PSD|36215725
“bộ óc toàn thư” thời kỳ bấy giờ) . Hêghen muốn bao quát toàn bộ tri thức
khoa học vào trong hệ thống triết học của mình. Đối với Hêghen, triết học
của ông là một hệ thống nhận thức phổ biến, mỗi một ngành khoa học cụ
thể chỉ là những mắt khâu của hệ thống triết học, là logic học ứng dụng.
Triết học có thể giải quyết được các vấn đề của khoa học cụ thể. Triết học
Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng thể
hiện tham vọng triết học là “khoa học của các khoa học” – Một quan niệm về
đối tượng nghiên cứu của triết học không còn phù họp với tình hình phát triển
của nhận thức khoa học và thực tiễn xã hội đương thời.
5. Triết học Mác: trên lập trường duy vật biện chứng để nghiên cứu những
quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy - Điều kiện KT-XH:
+ Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa ở một loạt các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan,
Italia, Đức v.v. đã đưa đến sự lớn mạnh của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản đã
trở thành lực lượng chính trị độc lập. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản trở nên gay gắt hơn. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai
cấp tư sản cũng trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi phải được
hướng dẫn bằng lý luận cách mạng.
+ Đồng thời sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng thúc đẩy khoa
học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX phát triển, đạt nhiều thành tựu mới có tính
chất cách mạng, làm lung lay quan điểm siêu hình vẫn thống trị trong tư duy
của các nhà khoa học tự nhiên từ thế kỷ XVII –XVIII đến lúc này. Đặc biệt có 3
phát minh trong khoa học tự nhiên có ý nghĩa lớn về mặt triết học đó là: định
luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào và học thuyết tiến hoá.
Trong hoàn cảnh kinh tế- xã hội như vậy, trước đòi hỏi của cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp vô sản và yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên, triết
học Mác đã ra đời. Triết học Mác đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của
mình, phân biệt với đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể, chấm dứt
quan niệm sai lầm về đối tượng nghiên cứu của triết học, cho rằng: Triết học là
khoa học của mọi khoa học. lOMoARc PSD|36215725
- Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải
quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất
trẽn lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy. (VD: Quy luật lượng chất,quy luật thống nhất và đấu trang
giữa các măt đối lập, Quy luật phủ định của phủ định), từ đó định hướng cho
hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.Về sau, các nhà triết
học Mácxít đã đánh giá, với Mác, lần đầu tiên trong lịch sử, đối tượng của
triết học được xác lập một cách hợp lí.
- Thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ, với điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giữ địa vị
thống trị, trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, điều đó lại tạo điều
kiện cho sự ra đời nhiều trào lun triết học khác nhau với nhiều trường phái và
hướng tiếp cận khác nhau. Cụ thể ở các nước phương Tây- ta thường gọi là
“Triết học phương Tây hiện đại” với các trào lưu : Chủ nghĩa thực chứng; chủ
nghĩa hiện sinh; chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa Tô-mát mới, v.v. Các trào lưu
triết học này coi đối tượng của triết học là nghiên cứu những mặt hoạt động
khác nhau của con người. Tuy nhiên về bản chất không thế nằm ngoài những
vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ
của con người, của tư duy con người nói riêng với thế giới.
=> Như vậy, Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, xã hội cùng sự thay đổi
nhận thức, tri thức con người và của cả bản thân triết học, nội dung của đối
tượng triết học thay đổi trong các trường phái triết học khác nhau