-
Thông tin
-
Quiz
Gen Z và việc lựa chọn không sinh con: Trách nhiệm xã hội hay quyền tự do cá nhân? | Báo cáo Chính luận báo chí xã hội
Giải thích nguyên nhân thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là gen Z lựa chọn không sinh con. Trả lời cho câu hỏi sinh con có phải là trách nhiệm của mỗi người; liệu việc không sinh con đấy có đúng là do sự ích kỷ của thế hệ trẻ hay chỉ là quyền tự do của mỗi cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính luận báo chí xã hội 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Gen Z và việc lựa chọn không sinh con: Trách nhiệm xã hội hay quyền tự do cá nhân? | Báo cáo Chính luận báo chí xã hội
Giải thích nguyên nhân thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là gen Z lựa chọn không sinh con. Trả lời cho câu hỏi sinh con có phải là trách nhiệm của mỗi người; liệu việc không sinh con đấy có đúng là do sự ích kỷ của thế hệ trẻ hay chỉ là quyền tự do của mỗi cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính luận báo chí xã hội 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÁO CÁO MÔN CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI ĐỀ TÀI
GEN Z VÀ VIỆC LỰA CHỌN KHÔNG SINH CON:
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI HAY QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Tú Mã sinh viên: 2056140041 Lớp: QHQT&TTTC – K40
Hà Nội, tháng 04 – năm 2023 0
Mục lục
PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ ....................................................................... 2 1.1.
Đặcs trưng của chính luận báo chí:................................................................................. 2 1.2.
Chính luận truyền hình:................................................................................................... 2 1.3.
Vai trò của Biên tập viên: ................................................................................................ 3
PHẦN 2: BÁO CÁO SẢN PHẨM ................................................................................................... 5 2.1.
Quá trình sáng tạo sản phẩm: ......................................................................................... 5 2.1.1.
Chuẩn bị: ................................................................................................................... 5 2.1.2.
Tiến hành: ................................................................................................................. 5 2.1.3.
Hoàn thiện: ................................................................................................................ 6 2.2.
Thuận lợi: .......................................................................................................................... 6 2.3.
Khó khăn: .......................................................................................................................... 7 2.4.
Cách khắc phục: ............................................................................................................... 8 2.5.
Bài học kinh nghiệm: ........................................................................................................ 8 2.6.
Các lý thuyết được vận dụng: .......................................................................................... 9 2.7.
Đề xuất, kiến nghị: ............................................................................................................ 9
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 11 1
PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ
Tuy ra đời muộn hơn so với một số loại tác phẩm báo chí khác
nhưng chính luận báo chí đã nhanh chóng khẳng định được vị trí quan
trọng, không thể thiếu của nó trong thực tiễn sinh động của hoạt động
báo chí cách mạng. Thực tiễn đấu tranh cách mang ở Việt Nam đã tạo ra
nhu cầu cần đến một loại tác phẩm báo chí có khả năng vừa thông tín,
vừa phân tích, lý giải, bình luận một cách cặn kẽ những diễn biến phức tạp của cuộc sống.
1.1. Đặc trưng của chính luận báo chí:
- Phương pháp nghị luận: Chính luận báo chí phản ánh hiện
thực theo phương thức nghị luận, nghĩa là bàn và luận giải
thực tiễn theo những cách khác nhau. Chúng ta chỉ có viết
chính luận khi dùng lý lẽ để phân tích, chứng minh và giải
quyết vấn đề đặt ra.
- Tính định hướng thông tin: Tác phẩm chính luận báo chí
thường thể hiện tập trung tư tưởng và khuynh hướng. Thái
độ của người viết chính luận báo chí thể hiện trong nội dung
thông tin là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm
tư tưởng với các vấn đề mang tính thời sự.
- Cách thể hiện và hình thức trình bày: Cách thức thể hiện
và trình bày tác phẩm chính luận báo chí phải luôn tuân thủ
các yêu cầu và đòi hỏi rất cao của hoạt động tư duy logic và
lý lẽ, lập luận chặt chẽ.
1.2. Chính luận truyền hình: 2
Đối tượng tiếp cận của một chương trình, tác phẩm chính
luận truyền hình bị chi phối bởi những đặc trưng vốn có của loại
hình báo cí này. Đó là những đặc trưng về ký hiệu thông tin, giao
tiếp truyền hình, điều kiện cảm 4 thụ, thời điểm thông tin. Qua
màn ảnh truyền hình, người xem còn thấy rõ bối cảnh diễn ra sự
kiện cũng như các nhân vật của sự kiện với nhiều sắc thái biểu hiện khác nhau.
Việc xác định đối tượng đúng cho một chương trình chính
luận là khâu công việc đầu tiên của quá trình sáng tạo, nhưng lại
đóng vai trò vô cùng quan trọng vì bất kì một sai sót nào ở công
đoạn này cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sáng tạo theo
hướng tiêu cực, cũng như hiệu quả thực tiễn của tác phẩm. Đây là
điều luôn phải ghi nhớ.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật,
truyền hình không những mở rộng phạm vi phủ song mà còn có
thêm nhiều phương thức truyền tín hiệu tới với công chúng. Giao
tiếp truyền hình đã ngày càng hoàn thiện, đa dạng. Ngoài ra, sức
mạnh của truyền hình còn thể hiện ở chỗ nó đi vào từng gia đình,
với số lượng công chứng truyền hình có thể lên đến hàng triệu
thậm chí hàng tỷ người.
1.3. Vai trò của Biên tập viên:
Nhân tố con người, hay biên tập viên, là nhân tố có ý nghĩa
sống còn, quyết định thành công hay thất bại của việc truyền đạt
thông tin tới công chúng. 3
Tiếng nói của BTV là tiếng nói của người đại diện cho cơ
quan ngôn luận, đôi khi là đại diện cho một trường phái, giai cấp
hoặc một lực lượng xã hội. Biên tập viên cần phải vừa bày tỏ, bộc
lộ quan điểm, thái độ nhưng vẫn phải thận trọng trong cách sử dụng ngôn từ, ồ
đ ng thời chú trọng tính khách quan của thông tin.
Uy tín tín của BTV phải được tạo bằng ốn tri thức, sự hiểu
biết và khả năng giao tiếp. Đặc biệt là sự hiểu biết về tâm lý giao
tiếp đặc trưng của loại hình báo truyền hình. 4
PHẦN 2: BÁO CÁO SẢN PHẨM
2.1. Quá trình sáng tạo sản phẩm:
2.1.1. Chuẩn bị:
- Lên ý tưởng: Thời gian để chúng em lên ý tưởng về kịch
bản là 1 tuần. Với đặc trưng của báo chí là tính thời sự,
bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, trên các trang
mạng xã hội nảy lên các cuộc tranh cãi không hồi kết về
vấn đề sinh con hay không sinh con giữa thế hệ trẻ và
những người đi trước. Vì vậy, em quyết định lựa chọn đề
tài: “Gen Z và việc lựa chọn không sinh con: Trách
nhiệm xã hội hay quyền tự do cá nhân?”.
- Lên kịch bản: Kịch bản được chia ra làm 3 phần gồm Mở
đầu, Nội dung – Phân tích và Kết luận, trong đó phần Nội
dung bao gồm Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp.
2.1.2. Tiến hành:
- Sau khi hoàn thành kịch bản lần 1, chúng em đã gửi cho
thầy để được nhận xét và sửa chữa thêm. Sau đó, chúng
em đã sửa lại kịch bản cho hoàn thiện hơn về mặt nội
dung. Phần kịch bản đã được thầy nhận xét và em đã hoàn
thiện thêm được đính kèm ở phần phụ lục.
- Chúng em được sử dụng trường quay của Học viện trong
thời gian 4 ngày gồm 8 buổi sáng/ chiều, mặc trang phục
lịch sự và tiến hành quay theo kịch bản đã chuẩn bị tại 5
trường quay với sự hỗ trợ về kỹ thuật của thầy Hà – thầy
phụ trách quản lý trường quay, sau đó lưu video gốc về
máy tính để tiếp tục hậu kỳ.
2.1.3. Hoàn thiện:
- Để hoàn thiện video, em đã sử dụng phần mềm Final Cut
Pro – một phần mềm chuyên dành cho chỉnh sửa video.
- Ngoài ra, em cũng tìm hiểu và học hỏi thêm các tài liệu có
sẵn để video thêm phần chuyên nghiệp.
- Sau khi đã chỉnh sửa video lần 1, trên lớp chúng em được
chiếu video để thầy và các bạn cùng góp ý. Sau khi được
thầy nhận xét và hướng dẫn thêm, chúng em tiếp tục hoàn thiện video của mình.
2.2. Thuận lợi:
- Đề tài em lựa chọn đã được thầy xem trước lớp và duyệt, vì vậy
không chỉ giúp chúng em tránh lựa chọn trùng đề tài mà còn giúp
chúng em không bị lệch hướng, chọn những đề tài quá rộng, quá
khó hoặc đã cũ và không còn tính thời sự. Không chỉ vậy, thầy
còn chỉnh sửa từng câu chữ trong đề tài của chúng em để khi làm
bài chúng em có thể làm tốt nhất.
- Sau khi xây dựng kịch bản, chúng em sẽ được thầy đọc và nhận
xét thêm một lần nữa, giúp chúng em có thể hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. 6
- Chúng em được nhà trường hỗ trợ trường quay và đầy đủ trang
thiết bị kỹ thuật để tạo nên một video thô, cũng như được thầy
Hà hướng dẫn cẩn thận và kỹ càng cách sử dụng các thiết bị.
- Sau khi hoàn thiện video, chúng em có thể trình chiếu trước lớp
cho thầy xem để được nhận xét và tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện
hơn, cũng như tham khảo và học tập cách các bạn khác hoàn
thiện một sản phẩm ra sao.
2.3. Khó khăn:
- Vì là lần đầu tiên, em đã gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề
tài. Ban đầu em đã lựa chọn đề tài về cuộc chiến tranh giữa Nga
và Ukraine vì một phần cuộc chiến đang rất có sức thu hút sự
quan tâm của mọi người, một phần nữa em rất thích chủ đề chính
trị. Vì vậy, khi xây dựng kịch bản chi tiết cho sản phẩm em đã
gặp nhiều khó khăn: không biết nên chia phần, phân bố thời gian
từng phần ra sao cho phù hợp; chưa có tư duy hình ảnh và vẫn
còn mơ hồ về việc mong muốn video hoàn thiện sẽ như thế nào.
Sau đó, thầy đã hướng dẫn em sủa lại đề tài, chọn lựa chủ đề có
cùng sức hút nhưng không quá rộng và quá khó.
- Về phần quay, em ngại nói trước đám đông và khi đối diện với
máy quay em rất căng thẳng, giọng điệu cứng nhắc và không có
hồn, khi nói không được rõ ràng và mạch lạc, chưa điều chỉnh
được tốc độ nói do bản thân em cũng là một người nói chậm.
- Về phần dựng hậu kỳ, em chưa từng học dựng video trước đây
nên đã tốn nhiều thời gian trong việc tìm hiểu. 7
2.4. Cách khắc phục:
- Về cách chọn đề tài em đã học tập được ở thầy về cách chọn chủ
đề sau cho vừa sức với bản thân mà cũng mang tính thời sự cao.
Về phần xây dựng kịch bản, em đã nghiên cứu thêm cuốn sách
“Chính luận truyền hình – Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo sản
phẩm” để hình dung thế nào là kịch bản truyền hình và tham
khảo qua kịch bản của các bạn khác trong lớp.
- Về phần ghi hình, khi luyện tập ở trường quay, các bạn đã góp ý
và giúp đỡ em trong việc tập nói sao cho hay, cách ngồi sao cho
khi đối diện với máy quay tự tin hơn. Sau đó, em cũng luyện tập
thêm ở nhà để có thể nói hay hơn và tham gia các buổi ghi hình
khách của các bạn để có thể học hỏi thêm.
- Về tư duy hình ảnh và bố cục, em vô cùng biết ơn bởi qua thời
gian kiến tập ở VNPT Technology, em đã học hỏi được rất nhiều
điều mới mẻ về ngành truyền thông. Ngành truyền thông không
chỉ giới hạn ở việc viết báo mà ở đây, các anh chị cũng sáng tạo
những sản phẩm truyền thông đa phương tiện như video và
poscard hằng tuần. Nhờ vậy, em đã phần nào hình dung được
mình cần làm gì để có thể hoàn thiện video một cách tốt nhất.
- Về kỹ thuật, em đã tự nghiên cứu các video hướng dẫn trên mạng
cũng như hỏi người có kinh nghiệm để có thể tự mình chỉnh sửa
video một cách chuyên nghiệp hơn.
2.5. Bài học kinh nghiệm: 8
Qua bài tập này, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức
cũng như rút ra bài học. Trước hết, em đã nắm được những kiến
thức chung về báo chí chính luận, khôn chỉ vậy em còn học thêm
và thực hành được quy trình tạo ra một sản phẩm chính luận báo
chí (cụ thể là một video). Bên cạnh đó, em cũng đã học được kỹ
năng chỉnh sửa video – một kỹ năng vô cùng quan trọng với chúng
em sau này. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bài tập
này đã giúp em phần nào cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước ống
kính máy quay đồng thời nhận ra rằng việc nói trước đám đông
không đáng sợ như em từng nghĩ.
2.6. Các lý thuyết được vận dụng:
Em đã vận dụng lý thuyết về quy trình sáng tạo tác phẩm
bình luận truyền hình, bao gồm:
- Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế.
- Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề.
- Viết kịch bản và xây dựng kết cấu tác phẩm.
- Sử dụng thông tin hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm.
- Dựng phim và xử lý hậu kỳ.
2.7. Đề xuất, kiến nghị:
Chúng em mong muốn có nhiều cơ hội được thực hành nhiều hơn
các lý thuyết đã học. Em rất biết ơn thầy cô vì đã cho chúng em 9
cơ hội được thực hành bài tập cũng như những bài học rút ra được
trong quá trình hoàn thiện sản phẩm này. 10
PHỤ LỤC Kịch bản chi tiết 11
Kịch bản sản phẩm môn học Chính luận báo chí đối ngoại Họ tên: Nguyễn Thanh Tú
Đề tài: Gen Z và việc lựa chọn không sinh con (Childfree): Trách nhiệm xã hội hay quyền tự do cá nhân?
Chủ đề: Quyền con người
Tư tưởng chủ đề: Giải thích nguyên nhân thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là gen Z lựa chọn không sinh con. Trả lời cho câu
hỏi sinh con có phải là trách nhiệm của mỗi người; liệu việc không sinh con đấy có đúng là do sự ích kỷ của thế hệ trẻ hay
chỉ là quyền tự do của mỗi cá nhân. => Góp phần tạo nên cái nhìn sâu sắc và đa chiều về gen Z nói riêng và quyền tự do
của con người nói chung.
Thời lượng: 9 phút 50 giây STT Hình ảnh Lời bình Thời lượng Ghi chú 1
(1) Intro chương trình (1) Intro 50s (2)
(2) Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi
chuyên mục Đời sống lúc 14h trên kênh VTV1 của
Đài truyền hình Việt Nam. (3)
(3) Thưa quý vị, những năm gần đây, xu hướng kết 0
hôn nhưng không có con cũng xuất hiện ở nhiều
quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ sinh toàn
cầu đã giảm từ 3,35 (1989) xuống còn 2,30 (2020);
tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm từ 2,01 (1989) còn 1,64
(2020); tương tự, tỷ lệ sinh của Ấn Độ giảm từ 4,13
(1989) còn 2,05 (2020). Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu thế khi trong 30 năm trở lại, tỷ lệ sinh giảm
và nhóm người trẻ ở thành thị chọn không có con
cũng gia tăng. Theo Thông cáo báo chí của Tổng
Cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày
29/12/2022, trong vòng 33 năm qua, mức sinh của
Việt Nam đã giảm gần một nửa: tổng tỷ suất sinh
(TFR) giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989
xuống còn 2,01 con/phụ nữ vào năm 2022. Vấn đề
lựa chọn không sinh con của thế hệ trẻ hiện nay
nhận lại nhiều chỉ trích khi có nguy cơ làm già hóa dân số. (3)
(3) Chính vì vậy, chủ đề của chương trình ngày hôm
nay là : “Gen Z và việc lựa chọn không sinh con: 1
Trách nhiệm xã hội hay quyền tự do cá nhân?” 2 Luận điểm 1: Gen Z là 8’25s (1) Chạy text: ai? Những người (1) sinh ra từ năm
(1) Thưa quý vị và các bạn, “Gen Z” là viết tắt của
1997 – 2012
Generation Z (thế hệ Z). Theo từ điển Oxford, Gen
Z là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ
cuối những năm 1990 cho đến 2012. Quãng tuổi
phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997- 2012.
Gen Z là sự tiếp nối của Gen Y (1981-1996) và Gen
X (1965-1980). Thuật ngữ Gen Z xuất hiện lần đầu
tiên vào tháng 9 năm 2000 trên tờ Adage (Thời đại
quảng cáo), sau này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực marketing. 2 (2)
(2) Việc sinh con đẻ cái trước giờ vẫn luôn là chuẩn
mực của xã hội nhưng trong những năm gần đây,
nhiều người nhận ra rằng họ có thêm một lựa chọn
nữa là không có con. Tuy nhiên, thế hệ trẻ như Gen
Z hiện nay không còn bị bó buộc bởi những quan
niệm cũ của xã hội. Họ dám bước ra, thể hiện cá
tính của bản thân, họ dám bày tỏ quan niệm không sinh con của chính mình.
Thế hệ Gen Z hiện nay là những người mang đặc
điểm của thời đại công nghệ số mới. Đây là một thế
hệ có những nhận thức và giá trị quan khác so với
những thế hệ trước đó. Họ được gắn với những đặc
điểm nổi trội như là: Hiểu biết hơn về công nghệ,
tư duy tài chính tốt hơn thế hệ trước, cập nhật xu
hướng nhanh. Và đặc biệt là Gen Z coi hạnh phúc
của bản thân là giá trị quan trọng nhất, nên họ dám 3 (3)
sống theo cách bản thân muốn chứ không đi theo
con đường mà thế hệ đi trước vạch ra.
(3) Vì vậy, nhiều Gen Z đưa ra lựa chọn không sinh
con hay “childfree” chỉ một cuộc sống không có
con cái là điều tất yếu.
Theo từ điển Merriam Webster, childfree xuất hiện
từ trước những năm 1901. Tới những năm 1970,
giới học thuật bắt đầu dùng chữ voluntarily
childless nhiều hơn để nhấn mạnh về tính tự nguyện
khi nghiên cứu về hiện tượng không có con hay tỉ
lệ sống độc thân tăng cao.
Luận điểm 2: Nguyên Mặc dù quan điểm không sinh con vấp phải nhiều
nhân Gen Z lựa chọn ý kiến trái chiều, nhưng Gen Z lựa chọn không sinh không sinh con.
con cũng có những lý do của riêng họ.
(1) Không chọn sinh con vì áp lực tài chính
Phần lớn, những bạn trẻ không muốn sinh con 4
là do những áp lực về mặt tài chính. Thực tế, không
khó nhận thấy nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Y,
Gen Z mỗi khi lương về, luôn trong trạng "cháy
túi". (Ví dụ chứng minh)
Đại dịch đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng, xã hội
trở nên bất ổn, vật giá leo thang khiến chi phí phải
nuôi lớn một đứa trẻ tăng cao. Điều này khiến nhiều
bậc cha mẹ trẻ trung lưu phải đắn đo. Nỗi lo của
người làm cha mẹ bị khuếch đại hơn bao giờ hết. (2)
(2) Không có đủ tự tin nhận trách nhiệm làm cha mẹ
Chế độ hôn nhân được coi là gánh nặng đáng kể đối
với Gen Z. Họ lo rằng, một khi đã kết hôn thì theo
thói quen của xã hội, hôn nhân sẽ bao gồm nhiều
nghĩa vụ khác nhau, chẳng hạn như phải chăm lo
cho gia đình của người kia một cách tận tâm như
với gia đình của mình, nên nếu quá trình này vượt 5
quá áp lực thì sẽ trở thành một loại xiềng xích ăn mòn cuộc sống.
Khi sinh một đứa trẻ thì chúng ta sẽ phải gánh theo
rất nhiều trọng trách, từ việc chăm sóc cho đến giáo
dục. Nếu chưa chuẩn bị tâm lý thì rất dễ bị "sốc",
dần dần đứa trẻ sẽ trở thành áp lực cho chính bản
thân người làm cha làm mẹ. Trong khi vốn dĩ, sứ
mệnh của con cái không phải là gánh nặng của cha mẹ.
Bạn Ngân cho biết: “Thế hệ chúng tôi có nỗi sợ hãi
rằng khi sinh con ra, chúng tôi không có đủ tâm lý
vững vàng và kiến thức để nuôi dạy một đứa trẻ.
Mà những đứa trẻ này chính là tương lai của đất
nước, trách nhiệm làm cha làm mẹ lại càng nặng nề thêm.
(3) Trong cuộc đua từ kẻ yếu trở thành kẻ mạnh,
người có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, như có nhiều
quan hệ xã hội đáng giá, hoặc thực hành một thứ 6
văn hoá được xã hội coi là tiêu chuẩn, được ưu ái
hơn. Bourdieu gọi lợi thế này là "vốn", đồng thời
khẳng định, vốn kinh tế, hay tiền, quy định mọi lợi thế còn lại.
Điều này rất đúng với một câu ca dao Việt Nam:
“Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa thì quét lá
đa." Hãy thử tưởng tượng xem, bạn sinh con khi
chưa chuẩn bị vững vàng về mặt kinh tế thì con bạn
sẽ thua ngay trên vạch xuất phát. Thay vì được đi
học thêm như các bạn ở tầng lớp giàu có hơn, thì
chúng lại phải học ở nhà.
Luận điểm 3: Liệu sinh (1) Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội, cư dân
con có phải là trách mạng liên tục tranh luận về quan điểm: "Thế hệ trẻ
nhiệm xã hội hay đó chỉ lựa chọn không sinh con là ích kỷ". Dù xã hội hiện
là quyền tự do cá nhân? đại luôn cởi mở trước quan điểm của mỗi cá nhân,
song việc nhiều bạn trẻ bày tỏ quan điểm đồng tình
với việc chọn không sinh con, đã vấp phải một số 7