-
Thông tin
-
Quiz
Văn học tình thương - Chính luận báo chí xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bàn về tiêu chí xác định giá trị của văn chương, Nguyễn Văn Siêu đã từng nói:“ Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Quả thực, văn chương sở dĩ trường tồn với thời gian bởi nó luôn hướng về con người, thể hiện tình thương yêu giữa người với người. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chính luận báo chí xã hội 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Văn học tình thương - Chính luận báo chí xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bàn về tiêu chí xác định giá trị của văn chương, Nguyễn Văn Siêu đã từng nói:“ Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Quả thực, văn chương sở dĩ trường tồn với thời gian bởi nó luôn hướng về con người, thể hiện tình thương yêu giữa người với người. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Chính luận báo chí xã hội 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Văn học và tình thương
Bàn về tiêu chí xác định giá trị của văn chương, Nguyễn Văn Siêu đã từng nói:“ Văn chương có loại đáng thờ, có
loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con
người”. Quả thực, văn chương sở dĩ trường tồn với thời gian bởi nó luôn hướng về con người, thể hiện tình thương
yêu giữa người với người. Văn học và tình thương luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời!
Văn học là một hình thái ý thức xã hội. Nếu hội họa mượn chất liệu là màu sắc, âm nhạc mượn chất liệu là âm
thanh, điêu khắc mượn chất liệu là đường nét, hình khối thì văn chương mượn chất liệu là ngôn từ. Nhưng đó không
phải là những ngôn từ nằm im trên trang giấy mà nó như có tiếng nói, thể hiện cái đẹp, những cái cao thượng và cả
những tri thức cho con người. Có thể nói rằng văn chương là một tập hợp những kho tàng tri thức vô tận của con
người, là nơi lưu giữ những bộ óc nghệ thuật và sáng tạo nhất, nó đem đến cho con người và thế giới một cuộc sống
đa dạng và phong phú hơn.Văn chương bắt nguồn từ cuộc đời, nở hoa nơi thiên nhiên và chỉ tràn ra trong tim khi
tình cảm đã thật đầy. Nó khơi dậy trong ta những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, trở thành nhịp cầu vô hình dẫn dắt tâm hồn đến với tâm hồn.
Tình thương là tình cảm yêu thương, quý trọng giữa con người và con người, đó có thể là tình yêu đồng loại, tình
cảm gia đình, bạn bè hay tình yêu lứa đôi,…
Văn học có mối quan hệ gắn bó với tình thương bởi lẽ văn học phản chiếu tâm hồn dân tộc, trong đó yêu thương là
một trong những nét đẹp quý báu của tâm hồn dân tộc, là thước đo phẩm giá của con người. Con người sẽ thật khó
có thể sống mà thiếu tình yêu thương, như Tố Hữu đã viết: “Con ong làm mật yêu hoa Con cá, bơi yêu nước Con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em”.
Tác phẩm văn học chân chính là những tác phẩm có giá trị thẩm mĩ cao, có nội dung nhân đạo sâu sắc, đã trải qua sự
thử thách của thời gian và có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc. Marxim Gorki từng khẳng định: “Văn học
là nhân học”, văn học đi sâu vào đời sống tâm hồn tình cảm phức tạp của con người và hướng con người tới cái
chân- thiện- mĩ. Một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con
người, là sự cảm thông với nỗi đau khổ mà con người đang phải gánh chịu, từ đó văn chương bổi dưỡng tâm hồn,
tình cảm cho con người, khơi dậy trong lòng người lòng yêu thương nhân ái, khơi dậy khát vọng sống về một cuộc
sống có ý nghĩa đích thực. Văn học và tình thương luôn gắn bó mật thiết với nhau, từ đó văn học là mảnh đất phù sa
màu mỡ làm hồi sinh tâm hồn con người.
Chúng ta may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà. Lời ru tha thiết của bà,
của mẹ đã đi sâu vào tâm thức của mỗi người ngay từ tấm bé. Là người con đất Việt, chắc hẳn ai cũng thuộc lòng
những câu ca dao, tục ngữ mẹ thường hát ru, đó là những câu ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thương dân tộc,
tình yêu lứa đôi tha thiết thủy chung, tình yêu quê hương đất nước,…
Có thể thấy, tình yêu thương được thể hiện rất rõ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Thời trung đại, Nguyễn
Trãi đã thể hiện một cách đậm nét tư tưởng nhân nghĩa trong các sáng tác của mình. Với ông, nhân nghĩa đã trở
thành lí tưởng phấn đấu thực hiện trong suốt cuộc đời. Ngay mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã tuyên
ngôn một lời chính nghĩa sáng chói:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa trước hết là vì dân, an dân. Ở Nguyễn Trãi, hòa bình còn thể hiện ở tinh thần hữu nghị, hòa hiếu giữa
các quốc gia, dân tộc. Ông không chỉ xuất phát từ quyền lợi của dân tộc mình mà còn xuất phát từ quyền sống của con người nói chung.
Khoảng thời gian 1930-1945, đất nước ta đang chìm đắm trong cảnh đói nghèo, nô lệ. Một số cây bút đã tìm cách xa
rời cuộc sống, tìm cái đẹp ở chốn thiên đường ảo mộng xa xôi với những câu chuyện chàng-nàng như “Hồn bướm
mơ tiên”, “Bướm trắng”,…Những tác phẩm như thế chỉ được độc giả hứng thú đón nhận trong khoảng thời gian
ngắn rồi mau chóng chìm vào lãng quên. Ngược lại, có những cây bút đã mạnh dạn đi theo một lối riêng, ngả mình
theo những kiếp người cực khổ, chẳng hề né tránh hiện thực mà đã lên tiếng phản ánh chính xác cuộc sống lầm than
của con người lúc bấy giờ. Một trong những cây bút ấy chính là Nam Cao- nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Những
truyện ngắn trước Cách mạng của ông phần lớn đi sâu vào đời sống tâm hồn của lớp người nghèo khổ, nhiều bi kịch.
Ta vẫn không thể quên được hình ảnh lão Hạc đem Cậu Vàng đi bán rồi lại dùng cách đau đớn nhất mà chết đi.Với
Nam Cao, ông không chỉ yêu thương mà còn tin tưởng vào con người. Ông tin người nông dân dù có xuống bùn,
thậm chí xuống tới đáy bùn nhưng từ đáy bùn lầy nước đọng vẫn có người lương thiện.
Cùng thời với Nam Cao, Nguyên Hồng cũng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Chủ nghĩa nhân
đạo của Nguyên Hồng bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt, mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng
bỏng tính xót thương, ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của ông. Nguyên Hồng thời thơ ấu sống thiếu thốn
tình thương, ông phải tự lập kiếm sống từ nhỏ, cha mẹ lấy nhau trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Năm
mười hai tuổi mồ côi cha sau đó mẹ đi bước nữa, Nguyên Hồng phải sống nhờ bà cô và sự khinh miệt rẻ rúng của
bà. Vì vậy ông luôn khao khát tình mẹ. Trong hồi kí “Những ngày thơ ấu”, hình ảnh mẹ luôn hiện hữu trong tâm hồn
cậu bé mồ côi. Nguyên Hồng có lối phân tích tâm lí đi sâu vào cảm giác, ông đã nghe được những cảm giác tinh tế
tự sâu tâm hồn con người bằng cái tôi trữ tình hồn nhiên trong sáng và con tim nóng hổi đằm thắm thiết tha.
Có thể nói, qua một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả nói trên, ta thấy rằng văn học và tình thương có mối quan
hệ rất sâu sắc với nhau. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, nếu thiếu đi tình thương, văn học
sẽ tạo nên những khoảng trống không thể lấp đầy về mặt ý nghĩa. Và không chỉ ở Việt Nam mà trong kho tàng văn
học nước ngoài, văn học và tình thương cũng được các tác giả thể hiện rất rõ nét qua các sáng tác của mình.
Ô-hen-ri là nhà văn nổi tiếng nước Mĩ. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của ông đầy ắp niềm tin và tình yêu với
con người. Tác giả đã khẳng định sứ mệnh cao cả và sức mạnh của nghệ thuật chân chính: kiệt tác của cụ Bơ-men
đã giúp Giôn-xi nhận ra sự ích kỉ tồi tệ của bản thân mình, đốt cháy lên khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn cô.
Ngược lại, chính tấm lòng yêu thương đã khiến tài năng của cụ Bơ-men thăng hoa và tạo nên kiệt tác của đời mình,
để “Chiếc lá cuối cùng” mãi mãi bất tử với thời gian.
Có một nhà văn nước ngoài từng nhận định: “Văn học nằm ngoài định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết”. Văn chương sở dĩ trường tồn bởi nó luôn gắn bó với tình thương. Văn học ca ngợi tình thương, biểu
hiện tình yêu thương của con người song văn học cũng không ngần ngại phê phán những người có lối sống thiếu
tình thương, sống bằng lí trí sắt đá, bằng tình cảm khô cằn. Đó chính là sứ mệnh cao cả của văn học, và những tác
phẩm viết ra không xuất phát từ cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ sẽ bị chìm ngay vào quên lãng. “Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá
Riêng những bài thơ còn xanh
Riêng những câu hát còn xanh…”
Thời gian và cuộc đời, đó là thử thách khắc nghiệt cho các tác phẩm nghệ thuật. Văn chương gắn bó với những cái
thường tình trong đời sống, với tình thương con người. Văn chương bắt nguồn từ cuộc đời, nở hoa nơi thiên nhiên
và chỉ tràn ra trong tim khi tình cảm đã thật đầy. Nó khơi dậy trong ta những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, trở thành
nhịp cầu vô hình dẫn dắt tâm hồn đến với tâm hồn. Và như thế, những áng văn chương viết về tình thương sẽ còn
sống mãi với thời gian, sống mãi với bao thế hệ bạn đọc, hôm nay, ngày mai và mãi mãi mai sau.