Ghi chép luật môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Ghi chép luật môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
3.1. Quản lý chất thải 1. Khái niệm
“Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất. kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
"Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiếu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử để lý chất thải".
Quản lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là loại chất thải có các mối đe dọa đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe con
người và môi trường. Chất thải nguy hại có thể tồn tại ở các trạng thái vật lý khác nhau như khí,
chất lỏng hoặc chất rắn. Đây là loại chất thải đặc biệt vì không thể xử lý bằng các phương pháp
thông thường như rác thải sinh hoạt. Tổ chức:
- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom,
lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy.
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng
lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý:
- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất
thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp
- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy
định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hãng hóa và
được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải
đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân
vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở cổ chức năng, giấy phép môi trường phù hợp.
- Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên Nhà nước:
- Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và
thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải;
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công
nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bản; ban hành quy định về
quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Quản lý chất thải rắn thông thường
- Chất thải rắn thông thường: là các loại chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp không
chứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến mức có thể gây nguy hại tới
môi trường và sức khỏe con người.
Trách nhiệm phân loại chất Thu gom, vận chuyển
Tái sử dụng, tái chế, thu hồi thải rắn thông thường năng lượng và xử lý
Chủ cơ sở sản xuất, kinh
Được thu gom, lưu giữ và vận Trách nhiệm thuộc về chủ cơ
doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ
chuyển đến nơi quy định
sở sản xuất, kinh doanh, dịch
chức, hộ gia đình và cá nhân
bằng phương tiện, thiết bị
vụ, tổ chức, hộ gia đình và cả
phát sinh chất thải rắn thông chuyên dụng
nhân. Trường hợp không có thường
khả năng thực hiện thì chuyển
giao cho cơ sở cổ chức năng phù hợp.
Quản lý nước thải:
Quy định chung về quản lý
Thu gom xử lý nước thải
Những cơ sở bắt buộc xây nước thải
dựng hệ thống xử lý nước thải
1. Nước thải phải được gom,
1. Đô thị, khu dân cư tập
1. Khu sản xuất, kinh doanh,
xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ
trung phải có hệ thống thu dịch vụ và nước thải thuật môi trường.
gom riêng nước mưa và nước thải
2. Khu, cụm công nghiệp làng
2. Nước thải có yếu tố nguy nghề
hại vượt ngưỡng quy định
2. Nước thải của cơ sở sản
phải được quản lý theo quy
xuất, kinh doanh, dịch vụ
3. Cơ sở sản xuất, kinh
định về chất thải nguy hại
phải được thu gom, xử lý đạt doanh, dịch vụ không liên quy chuẩn kỹ thuật môi
thông với hệ thống xử lý trường nước thải tập trung
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý
nước thải được quản lý theo
quy định của pháp luật về
quản lý chất thải rắn:
Quản lý và kiểm soát bụi, khi thải, tiếng ồn, độ rung, ảnh sáng, bức xạ
-Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.
-Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu phải
thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng dong dân cu.
-Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng
ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Cẩm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập
khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiện theo quý định của Chính phủ. CHƯƠNG 3:
Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; Phòng ngừa, ứng phó, Khắc khác phục và
xác lý sự có môi trường
"Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường là hoạt động giảm thiếu tác động của ô nhiễm
đến môi trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi trường bị ô nhiễm.
- Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ : + ô nhiễm môi trường
+ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
+ ôn nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng
Những yêu cầu được đặt ra đầu tiên là phải tiến hành:
- Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực môi trường bị ô nhiễm;
- Xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro;
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan
- Các giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;
- Xác định các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường.
Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
1.Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau:
a) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường;
c) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trưởng mà không tự thỏa
thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ
chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa
bàn, hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau:
a) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường
b) Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường kiểm tra xác nhận hoàn thành
khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
c) Điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ở nhiễm và cải thiện môi
trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.
Phòng ngừa sự cố môi trường là tập hợp các biện pháp và hoạt động nhằm để phòng và giảm
thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường.
Mục tiêu chính của việc phòng ngừa sự cố môi trường là bảo vệ và duy trì sự an toàn, sạch
đẹp, bền vững của môi trường tự nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe của con người và các loài sinh vật.
Sự cố môi trường là hiện tượng xảy ra do hoạt động của con người hoặc do sự biến đổi bất
thường của tự nhiên, gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Ứng phó sự cố môi trường
Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an
toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa
phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
Khắc phục sự cố môi trường
Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lí nhà
nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên
nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; tiến hành ngay biện pháp ngăn
chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và
đời sống của nhân dân trong vùng. Câu hỏi:
1. Chất thải là gì? Vì sao phải quản lý chất thải? Và pháp luật về quản lý chất thải được quy định như thế nào?
2. Các hình thức xử lý ô nhiễm? Biện pháp để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường?
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ,
KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG, KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.1. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
4.2. Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng
4.3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên nước Đề 1
1. Phương pháp nào của LMT dc áp dụng điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân tổ chức,
trong quá trình khai thác các yếu tố môi trường
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận
2. Đối tượng được tham vấn trong đánh giá tác dộng môi trường DTM là ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác doọng trực tiếp bởi dự án đầu tư, cơ quan tổ chức có
liên quan trực tiếp đến dự án
3. Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà ko thể phân loại
được thì xử lý như thế nào? Phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại
4. Hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ko chứa chất thải nguy hại vượt 10% so với quy chuẩn kĩ
thuật về chất thải bị xử lý: Cảnh cáo
5. Hình thức xử phạt cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là xử phạt vi phạm hành chính
và truy cứu trách nhiệm hình sự
6. Dự án nào sau đây ko cần phải tham vấn trong quá trình thực hiện báo cáo trong đánh giá tác
động môi trường: dự án phù hợp quy hoạch của khu sx kinh doanh dịch vụ tập trung đã dc phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
7. Biện pháp kinh tế điều chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường thông qua những công cụ nào? Thuế,
phí và quỹ bảo vệ môi trường
8. Quyền sử dụng rừng là quyền được khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
9. Để có thể phát thải chất thải nguy hại thì phải tiến hành đăng ký dưới những hình thức nào?
Xin cấp giấy phép môi trường tại cơ quan có thẩm quyền.
10. Loại rác thải nào sau đây có thể tái chế được tại nguồn : thùng cacton
11. Đối tượng nào sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: Dự án xd chợ hạng 1,2
trên địa bàn tp, thị xã, thị trấn
12. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lính vực MT áp dụng với : Cá nhân, tổ chức gây ra thiệt hại.
13. Chất lượng MT VN hiện nay là: đã bị ô nhiễm suy thoái có nơi hết sức nặng nề
14. Đối tượng nào sau đay phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (đmc): Chiến lược quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến MT
15. Theo quy định của PL khu vực nào sau đây là khu vực thông thường không cần sự yên tĩnh
có giới hạn tiếng ồn phát ra ở cường độ thấp: Khu dân cư và chợ Đề 2
1. Biện pháp tài chính kinh tế không bao gồm: Áp dụng hình thức xử phạt hành vi VPPL bằng tiền
2. Đánh giá tác động môi trường: Chủ dự án
3. Bản chất của biện pháp tài chính kinh tế là việc nhà nước: Sd lợi ích kinh tế để định
hướng hành vi thân thiện có lợi cho MT.
4. Hình thức xử phạt cơ sở gây ô nhiễm MT nươcs là: Xử phạt VP hành chính, truy cứu
trách nhiệm hình sự và xử phạt vi phạm dân sự.
5. Báo cáo hiện trạng MT cấp tỉnh là: Báo cáo chứa đựng thông tin về tình hình diễn biến
chất lượng MT tại địa phương.
6. Chất thải là: vật chất ở thể rắn, lỏng, khí và các dạng khác được thải ra từ hoạt động sx,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
7. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động MT đối với dự án đầu tư thuộc bí mật
nhà nươc về QPAN: Thuộc về bộ QP, bộ CA.
8. Chất thải nguy hại là: Chất thải chứa yếu tốc độc hại, phóng xạ, lây nhiễm dễ cháy, dễ nổ,
gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có các đặc tính nguy hại khác.
9. Hình thức xử phạt cơ sở gây ô nhiễm không khí là: Xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự II, câu hỏi ngắn
1. Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ? Mọi trường hợp khai thác tài nguyên đều
phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Sai, vì các trường hợp khai thác nhằm
phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình, phục vụ cho mục đích sinh hoạt thì khi
khai thác không cần có giấy phép.
2. Nhận định đúng, sai. Giải thích? Tranh chấp MT là loại tranh chấp chỉ diễn ra giữa hai
bên tranh chấp. Sai, vì xảy ra với quy mô lớn liên quan đến nhiều cá nhân , tổ chức, cộng
đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia.
3. Nhận định đúng sai, giải thích? Tổ chức cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lí
chất thải nguy hại.Sai, vì tổ chức cá nhân có điều kiện về năng lực quản lí chất thải nguy
hại thì đc cấp giấy phép, mã số hoạt động bộ tài nguyên MT quy định điều kiện năng lực
hướng dẫn lập hồ sơ đăng kí cấp phép mã số hành nghề, quản lí chất thải nguy hại.
4. Phí bảo vệ MT là gì? Là loại phí áp dụng đối với hoạt động xả thải ra MT, khai thác
khoáng sản làm phát sinh tác động xấu đến MT, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực BVMT
theo quy định của PL về phí và lệ phí.
5. Kể tên các biện pháp BVMT đang được áp dụng tại VN hiện nay? Biện pháp chính trị,
kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ và pháp lí.
6. Chủ thể nào phải tiến hành đánh giá tác động MT theo luật định? Chủ dự án
7. Chất thải nguy hại là? Là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ,
gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
8. Kể tên một loại phí MT mà em biết? Về nhà tìm
9. Một dự án xây dựng với công suất kê khai trong báo cáo ĐTM là một nghìn năm trăm tấn
sp trên 1 năm nhưng sau đó điều chỉnh lên 2 nghìn tấn sp trên 1 năm. Theo anh/ chị chủ
đầu tư có lập báo cáo ĐTM không? Vì sao? Có phải lập báo cáo ĐTM vì dự án có thay
đổi công xuất, quy mô làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm MT.
10. Nhận định đúng, sai. Giải thích? Luật MT điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố MT. Sai, vì Luật MT điều chỉnh mọi
quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác và quản lí các yếu tố MT.
11. Nhận định đúng sai, giải thích? Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm MT gây ra là hình thức
trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Sai, vì trả tiền theo nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền là khi thực hiện hành vi hợp pháp do PL quy định và cho
phép chủ thể làm việc đó, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm MT do hành vi không hợp
pháp làm ô nhiễm MT có lỗi của chủ thể.
12. Nhận định đúng sai. Giải thích? Báo cáo MT quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền lập. Sai, vì báo cáo MT quốc gia do bộ tài nguyên và MT lập,
báo cáo ĐTM do chủ dự án lập.
13. Nhận định đúng sai, giải thích? Mọi cá nhân tổ chức đều đc tham gia vào hoạt động quản
lí chất thải nguy hại. Sai, vì hoạt động quản lí chất thải là một quá trình trong đó có xử lí
chất thải vì vậy cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện và có giấy phép mới đc tham gia.
14. Sở tài nguyên và MT là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xử lí chất thải nguy hại.
Sai, Bộ tài nguyên và MT mới là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
15. Chỉ có cá nhân, tổ chức gây ra sự cố MT mới có trắc nhiệm khắc phục sự cố. Sai, vì nếu
sự cố MT xảy ra do các sự kiện khách quan hoặc chưa xác định đc nguyên nhân thì trắc
nhiệm khắc phục thuộc về ủy ban nhân dân các cấp.
16. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải đc cơ quan có
thẩm quyền cấp phép xả, thải. Sai, vì tổ chức, cá nhân xả thải với quy mô nhỏ và không
chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin giấy phép xả, thải.
17. Trình bày quy trình lập báo đánh giá MT chiến lược? Gồm 5 bước
Bước 1: Cbi hồ sơ thẩm định
Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định
Bước 3 : Thẩm định báo cáo
Bước 4 :Lập hồ sơ báo cáo ĐMC
Bước 5: Phê duyệt báo cáo, kết quả thẩm định ĐMC
18. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm. Đúng, vì khi chất thải được thải vào MT và đạt tới
một mức độ cao hơn ngưỡng cho phép sẽ làm cho MT bị ô nhiễm thì khi đó chất thải sẽ là chất gây ô nhiễm.
19. Mọi tranh chấp MT đều đc giải quyết bằng con đường tòa án. Sai, vì khi có tranh chấp
xảy ra luôn luôn khuyến khích các bến tranh chấp sd phương thức thương lượng và hòa giải tại cơ sở.