GHP Tính chuyên nghiệp | Đại học Thái Nguyên
Định nghĩa, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu và vai trò của tâm lý học y học? Một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng ngôn ngữ bên ngoài? Cho ví dụ minh họa? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45349271
GHP Tính chuyên nghiệp Phần I (4 điểm):
Câu 1. Định nghĩa, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu và vai trò của tâm lý học y học? Trả lời:
- Định nghĩa: Tâm lý y học là 1 ngành của y học nghiên cứu trạng thái tâm lý
người bệnh, thầy thuốc, cán bộ y tế trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
- Nhiệm vụ: Tâm lý y học có nhiệm vụ nghiên cứu:
+Các trạng thái tâm lý của người bệnh
+ Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển bệnh.
+ Vai trò của yếu tố tâm lý trong điều trị, phục hồi, phòng và bảo vệ sức khỏe con người.
- Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý y học nghiên cứu nhân cách của người bệnh,
nhân cách của thầy thuốc (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng
viên...) mối quan hệ qua lại giữa cán bộ y tế và người bệnh.
Câu 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng ngôn ngữ bên ngoài? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng ngôn ngữ bên ngoài:
+ Ngôn ngữ mang đặc tính cá nhân phụ thuộc vào tuổi, giới tính, trình độ
văn hóa, giáo dục, nghề nghiệp.
+ Khi nói cần nói nhẹ nhàng, lịch sự dễ đi vào lòng người; lượng từ càng
nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình ảnh dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh.
+ Trong giao tiếp không nên dùng từ 1 cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng
từ phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn đối với
người bệnh và không nên nói quá nhanh, quá chậm hoặc nhát ngừng; nên nói đúng chỗ, đúng lúc. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Tùy từng đối tượng mà chọn các cách giao tiếp, ứng xử cho phù hợp.
Khi giao tiếp nên tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, chú ý tới thời gian cho
phép khi giao tiếp và chú ý lắng nghe.
+ Lắng nghe tốt giúp thu nhận được nhiều thông tin, từ đó giúp con
người xử lý thông tin chính xác.
+ Nghe 1 cách chủ động tích cực được thể bằng “các kiểu” tán thưởng
sau: nét mặt vui, dùng câu trả lời ngắn “vâng”, “đồng ý”..., nhìn hướng về người
đang nói, không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi đang nghe. Cần có
sự cảm thông, đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn khó khăn với người phát tin.
+ Nội dung giao tiếp: tùy nội dung công việc mà lựa chọn nội dung phù hợp.
+ Đối tượng giao tiếp: giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh,
với đồng nghiệp hay với người cao tuổi, người điếc.
+ Mục đích giao tiếp: tìm hiểu bệnh sử, đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh
kinh tế gia đình hoặc khi tiến hành thủ thuật, chuyển viện, cho người bệnh ra viện...
+Chọn cách thức giao tiếp: trao đỏi, chuyện trò, đàm thoại, tâm sự...
+ Thời điểm giao tiếp: giao tiếp sớm khi người bệnh mới vào viện và
trước khi chuẩn bị phẫu thuật.
+ Địa điểm: nên chọn địa điểm giao tiếp thích hợp nhất, mời người bệnh
lên phòng hành chính khoa, phòng bác sỹ, phòng điều dưỡng hay tại phòng bệnh
hoặc khi dạo chơi. Câu 3. Quy định của Việt Nam liên quan tới bảo mật thông tin
cho người bệnh? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
- Quy định của Việt Nam liên quan tới bảo mật thông tin cho người bệnh:
Trong luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Chương II: Về
quyền và nghĩa vụ của người bệnh:
Điều 8: Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư:
Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án.
Thông tin quy định tại khoản 1 điều này chỉ được phép công bố khi người
bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng lOMoAR cPSD| 45349271
chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong
nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong các trường hợp khác được pháp luật quy định.
- Cũng trong dự thảo luật khám chữa bệnh. Chương III: Về hành nghề khám chữa bệnh:
Điều 37: Quy định cho người hành nghề khám chữa bệnh:
Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh và những thông tin mà người
bệnh đã cung cấp cho mình và hồ sơ bệnh án, trừ các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 8 của luật này.
Câu 4. Các loại phản ứng của người bệnh? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
- Các loại phản ứng của người bệnh:
+ Phản ứng hợp tác: là loại nhận thức đúng đắn khi bị bệnh họ biết lắng
nghe ý kiến của thầy thuốc, hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị; dễ
tiếp thu, gần gũi, cởi mở với người khác.
+ Phản ứng nội tâm: Phản ứng đúng đắn, nghiêm túc có suy nghĩ nội
tâm, nghiêm chỉnh tiếp thu ý kiến của bác sĩ, không phản ứng lung tung, nói
đúng lúc đúng chỗ, khi đưa ra nhận xét thì khó thay đổi, tính tình trầm lặng, khó tính.
+ Phản ứng bàng quan: Người bệnh thường coi thường bệnh tật, thờ ơ
với tất cả. Thầy thuốc bảo sao nghe vậy, không phấn đấu sốt sắng điều trị mà lơ
là nên bệnh không được cứu chữa kịp thời dẫn tới bệnh sẽ trầm trọng thêm,
người bệnh thường ít kêu ca phàn nàn và âm thầm chịu đựng.
+ Phản ứng hốt hoảng: Loại này thuộc thần kinh không ổn định, không
cân bằng, dễ hoang mang dao động, dễ phản ứng không kiềm chế được; khi bị
bênh dù nặng hay nhẹ đều hốt hoảng, hoang mang.
+ Phản ứng nghi ngờ: Loại này luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng, luôn sợ
không tìm được thầy thuốc giỏi, không kiếm được thuốc, hay nghi ngờ chẩn
đoán, kết quả điều trị, nghi ngờ cả xét nghiệm, X quang, hay nghe người khác
sinh ra dễ hoang mang dao động.
+ Phản ứng tiêu cực: Loại này dễ bị bi quan, lúc nào cũng cho mình là
bệnh không chữa được, sẽ tàn phế, sẽ chết, luôn có tư tưởng chờ chết. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Phản ứng phá hoại: Loại này người bệnh không còn thỏa mãn với
những cái xung quang, dễ phản ứng, có hành động tiêu cực như: không chịu
uống thuốc, không chịu để nhân viên chăm sóc, phản đối với nhân viên y tế và
người bệnh thường gây gổ, cãi vã, hành hung.
Câu 5. Nội dung của 12 điều y đức? Trả lời:
- Nội dung 12 điều y đức:
+ Phải có lương tâm, trách nhiệm cao, yêu nghề, rèn luyện nâng cao
phẩm chất người thầy thuốc, không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học để
nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng vượt qua mọi gian khó vì sự nghiệp và
bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
+ Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.
+ Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc người bệnh
cần phải lịch sự, kín đáo, không được phân biệt đối xử với người bệnh, không
gây phiền hà cho người bệnh. Trung thực khi thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
+ Khi tiếp xúc với người bệnh, gia đình họ cần phải niềm nở, tận tình,
trang phục chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh; phải giải thích
tình trạng bệnh tật cho người bệnh, gia đình họ hiểu để họ cùng hợp tác điều
trị; phổ biến những chính sách và động viên người bệnh điều trị, tập luyện để
nhanh chóng hồi phục; trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu
cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc tới cùng, đồng thời báo cho người nhà người bệnh biết.
+ Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không đùn đẩy người bệnh.
+ Kê đơn phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém chất lượng,
thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
+ Không rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ, theo dõi, xử tí kịp thời các diễn
biến bệnh của người bệnh.
+ Người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn người bệnh tiếp
tục điều trị, tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Người bệnh tử vong phải thông cảm sâu sắc chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm những thủ tục cần thiết.
+ Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng bậc thầy, sẵn sàng
học hỏi kinh nghiệm, truyền thụ kiến thức.
+ Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình,
không đổ lỗi cho đồng nghiệp và tuyến trước.
+ Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng
chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, đau ốm tại cộng đồng, gương mẫu
thực hiện nếp sống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch.
Câu 6. Bảy kỹ năng cho khả năng hình thành tính chuyên nghiệp? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
- 7 kỹ năng cho khả năng hình thành tính chuyên nghiệp:
+ Kỹ năng phân tích tình huống: Nhận biết khi nào tình huống liên quan
đến xung đột giữa các giá trị hoặc người bệnh và những xung đột đó kéo theo.
+ Kỹ năng tự nhận thức và kiểm soát: Nhận biết các yếu tố kích thích cá
nhân và các dấu hiệu căng thẳng/lo âu cá nhân; học cách đánh giá những điều
này trước khi đặt cược cao hoặc gặp gỡ căng thẳng; phát triển các chiến lược
tối ưu hóa hạnh phúc cá nhân trong thời điểm này và trong dài hạn.
+ Phát triển các lựa chọn: Đưa ra chiến lược để nhận hỗ trợ nhanh chóng.
+ Truyền thông nâng cao: ngoại giao, giảm sự trợ giúp, tự quản, xung
đột: Tìm hiểu các kỹ thuật để tương tác với người bệnh và những người khác
trong môi trường chăm sóc sức khỏe.
+ Quản lý ranh giới chuyên nghiệp: Nhận biết các rủi rõ của vi phạm biên
giới và phát triển các kỹ năng để tránh hoặc phục hồi từ các giao lộ.
+ Huấn luyện và can thiệp ngang hàng: Phát triển các kỹ năng để nhận ra
khi các đồng nghiệp dường như có nguy cơ mất hiệu lực chuyên nghiệp và can
thiệp trước khi xảy ra mất hiệu lực; tìm hiểu cách tư vấn cho ai đó sau khi mất hiệu lực.
+ Xin lỗi có hiệu quả: Tìm hiểu để áp dụng các yếu tố của 1 lời xin lỗi
thành công khi một mất hiệu lực trong giao tiếp, đã làm tổn thương 1 mối quan hệ. lOMoAR cPSD| 45349271
Câu 7. Định nghĩa quản lý thời gian? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
- Định nghĩa quản lý thời gian:
+ Quản lý thời gian là việc chia nhỏ các phần công việc cần làm rồi xếp
chúng vào các khoảng thời gian nhất định, phù hợp với nhịp sống hằng ngày
của bạn. Kỹ năng quản lý thời gian là quản lý chính mình.
+ Quản lý thời gian là hành động hoặc quá trình thực hiện kiểm soát có ý
thức về số lượng thời gian dành cho hoạt động cụ thể, đặc biệt là để tăng hiệu
quả hoặc năng suất công việc, học tập.
+ Quản lý thời gian có nghĩa kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thời
gian và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó.
Câu 8. Cách phân tích các nguyên nhân trong kỹ năng ra quyết định? Trả lời:
- Cách phân tích các nguyên nhân:
+ Tập hợp dữ liệu về tình huống:
Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến.
Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Trên thực
tế bạn không thể nào tập hợp được mọi thông tin mà bạn muốn, do đó bạn
phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất.
+ Xác định phạm vi vấn đề:
Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh
hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc chỉ 1 vài thành viên?
Đó là 1 vấn đề giữa các cá nhân với nhau, 1 vấn đề về hệ thống hoặc 1
vấn đề thuộc về nhóm? Các nhân tố như vậy có thể ảnh hưởng tới ngiuonf lực
mà bạn cấp cho việc tìm kiếm giải pháp.
Xác định phạm vi vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có liên quan.
+ Xác định hậu quả vấn đề:
Quyết định những hậu quả có thể có của vấn đề để thấy có phải phân tích
thêm nữa hoặc nhận thêm nguồn lực nữa hay không?
+ Xem xét những hạn chế có thể ảnh hưởng đến giải pháp của vấn đề: lOMoAR cPSD| 45349271
Có những yếu tố nào có thể ngăn cản 1 giải pháp đạt kết quả tốt hay
không? Nếu lãnh đạo đã thiết lập 1 chương trình đặc biệt là phân tích ban đầu
chỉ vào tính không hiệu quả, thì việc này không đáng để bạn phải mất thời gian,
nguồn lực, năng lượng (hoặc công việc) vào việc cố gắng giải quyết vấn đề này.
Tập hợp dữ liệu để tách riêng rẽ những phức tạp của vấn đề.
Giai đoạn tách riêng rẽ gồm phân tích hoặc chẩn đoán vấn đề bạn đã
nhận biết trong giai đoạn đầu: đào sâu hơn vào những nguyên nhân của vấn đề
và cố gắng thử trình bảy tỉ mỉ tại sao nó lại là 1 vấn đề. Cũng có thể xem xét lại
ai sẽ liên quan và có thể có những hậu quả và ràng buộc nào có thể ngăn cản
những giải pháp của vấn đề. Phần II (6 điểm)
Câu 9. Một số phương pháp nghiên cứu tâm lý áp dụng trong nghiên cứu tâm lý học y học? Trả lời:
- Phương pháp quan sát: phương pháp được dùng nhiều nhất; đối tượng ta
quan sát để nghiên cứu tâm lý người là những cử chỉ, hành động, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cười...
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Là phương pháp quan sát biểu hiện của hiện tượng tâm lý 1 cách chủ
động theo kế hoạch đã định dựa vào sự thay đổi điều kiện tác động vào người
bị thực nghiệm theo cách tự tạo để quan sát.
+ Có 2 loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. + Ưu điểm:
Phán đoán được sự phản ứng sinh lý bên trong cơ thể của con người bị
thí nghiệm, vì thế tài liệu thu thập tương đối chính xác.
Nghiên cứu 1 cách chủ động.
- Phương pháp đàm thoại: là phương pháp nói chuyện với đối tượng mình
nghiên cứu tâm lý của họ.
- Phương pháp phân tích sản phẩm: là phương pháp dựa vào kết quả hoạt
động, sản phẩm hoạt động của đối tượng để nghiên cứu tâm lý của họ. -
Phương pháp trắc nghiệm: lOMoAR cPSD| 45349271
+ Là phương pháp nghiên cứu tâm lý bằng cách nêu ra một loạt câu hỏi
đã định sẵn, có tính chất “thử đoán”.
+Phương pháp này thường được xác định khuynh hướng nghề nghiệp
như: thợ máy, lái xe, giảng viên, thầy thuốc... Câu 10. Các yếu tố ảnh hưởng
đến giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
- Yếu tố thuộc về đặc trưng giao tiếp:
+ Về cơ bản, mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm vụ... hoạt động
giao tiếp được xác định trước và đáp ứng yêu cầu của hoạt động khám, chữa bệnh.
+ Chủ thể và khách thể giao tiếp là những cá nhân hoặc nhóm xã hội nhất định.
+ Uy tín, lời nói, cử chỉ tác phong... của thầy thuốc đôi khi đóng vai trò
quyết định đối với kết quả giao tiếp.
- Yếu tố thuộc về chủ thể và đối tượng giao tiếp:
+ Năng lực chung, vốn hiểu biết, trình độ hoạt động chuyên môn của chủ
thể và đối tượng giao tiếp sẽ làm phông, làm nền cho quá trình giao tiếp.
+ Sự thống nhất mục tiêu giao tiếp của chủ thể và đối tượng nhằm đạt
tới kết quả tối ưu trong phòng và chữa bệnh sẽ làm giao tiếp không bị chệch hướng.
+ Kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sử dụng các phương tiện, hình thức giao
tiếp, khả năng duy trì sự liên tục trong quá trình giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả giao tiếp.
+ Sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật giao tiếp của cá chủ thể và đối
tượng làm cho quá trình giao tiếp đạt kết quả tối ưu.
+ Đặc điểm thể chất (khuôn mặt, ánh mắt...), đặc trưng bệnh tật ảnh
hưởng đến kết quả giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh.
- Yếu tố môi trường và điều kiện giao tiếp:
+ Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, trình độ phát
triển y học, tâm lý học nói riêng.
+ Chức năng, nhiệm vụ, chất lượng công việc chuyên môn của nhóm và
các thành viên trong nhóm. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Địa điểm, không gian, thời gian... khi giao tiếp.
+ Đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo: mỗi dân tộc đều có
phong tục tập quán riêng.
- Đặc điểm phong tục, tập quán của 1 số dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc.
Câu 11. Tiêu chí “trung thực”; “Đối xử công bằng với đồng nghiệp” trong mối
quan hệ giữa bác sỹ và đồng nghiệp? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: - Trung thực:
+ Bác sĩ phải trung thực trong mọi thông tin công bố về hoạt động
chuyên môn của bản thân.
+ Thông tin công bố không được thiếu sót về kiến thức y học dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Thông tin công bố về dịch vụ không được làm tổn thương đến người
bệnh với bất kỳ hình thức nào.
+ Bác sĩ không được gây áp lực bắt buộc người bệnh phải khám và điều trị.
+ Bác sĩ phải thông báo trung thực với người bệnh khi có bất kì rủi ro, tai
biến xảy ra trong quá trình chăm sóc y khoa.
+ Bác sĩ phải thông báo với người có trách nhiệm về những sai lầm đã xảy
ra và cách giải quyết các sai lầm đó.
- Đối xử công bằng với đồng nghiệp:
+ Tôn trọng lẫn nhau, không xem thường những người khác và cho mình
là giỏi hơn. Trong lĩnh vực chuyên môn, các chuyên khoa cần hợp tác bình đẳng
với thì mới đáp ứng được quyền lợi của người bệnh.
+ Thân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chân thành trong các mối
quan hệ với đồng nghiệp.
+ Khi giải quyết công việc cần phải bàn bạc dân chủ, tôn trọng các giá trị
cá nhân của đồng nghiệp.
+ Trong công việc, cấp dưới tự giác và phục tùng cấp trên 1 cách triệt để.
Ngoài cơ quan và giờ làm việc, bác sĩ với đồng nghiệp bình đẳng, đối xử với
nhau thân ái như đồng chí, người bạn. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Trong công việc luôn giữ vững nguyên tác, chính sách, chế độ, hiểu
biết, châm chước, bỏ qua những điểm vụn vặt về thái độ, tác phong, lề lối làm
việc, lề lối sinh hoạt cá nhân; độ lượng, không trù úm nhau. Không nên có hành
vi tiêu cực. Câu 12. Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở người bệnh? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: - Sợ hãi:
+ Là phản ứng tự nhiên hợp quy luật biểu lộ khả năng tự vệ.
+ Trạng thái này gặp ở người bệnh lần đầu đến viện. Khi bị bệnh họ phải
tới 1 môi trường mới phải tiếp xúc với bác sĩ, với những máy móc hiện đại vì
thế họ thường có cảm giác sợ hãi. -
Lo âu, xao xuyến: Lo âu là cảm nhận có 1 nguy cơ khó tránh nhưng
không định được đó là gì, người bệnh cảm thấy bất lực trước những nguy cơ
đó. Lo âu có thể sẽ kèm theo hồi hộp, ngạt thở, khó ngủ, mệt và khó chịu toàn thân. - Trầm cảm:
+ Là trạng thái buồn chán, một ấn tưởng ảm đạm mơ hồ rằng thân thể
đã bị đổi khác, như bị bỏ rơi, như mất mát một cái gì... không còn tự tin ở
chính mình, nhân cách trở nên yếu đuối.
+ Trầm cảm nặng có thể đưa đến tự sát. Do đó cần phải an ủi động viên tinh thần người bệnh. - Bực tức:
+ Là phản ứng tự nhiên, mỗi khi phải khó chịu, phải bị bó buộc, không
làm được mọi viên như y mình.
+ Biểu hiện rõ nhất là: cau có, khó tính, hay bắt bẻ, ham dọa. Tùy theo
nhân cách xảy ra với nhiều mức độ khác nhau kín đáo hay rõ nét. -
Vị kỷ: Là trạng thái tâm lý khiến cho người bệnh hướng mọi suy
nghĩ vào bệnh tật và bản thân mình, quan tâm tột bậc vào thân xác mình,
người bệnh chú ý cái gì có liên quan. -
Thoái hồi: Là trạng thái quay lại kỳ sơ sinh, là phản ứng tự vệ của người bệnh. lOMoAR cPSD| 45349271
Câu 13. Nguyên lý “Công bằng” trong các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
Công bằng là 1 tiêu chí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ cần phải thực hiện: -
Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm. -
Công bằng trong quyền con người -
Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến luật pháp: mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật.
Công bằng trong chăm sóc y khoa không có nghĩa là mọi người bệnh phải
được chăm sóc giống nhau: -
Công bằng trong chăm sóc sức khỏe: mọi người trong xã hội đều
có quyền được chăm sóc sức khỏe dù là người giàu hay người nghèo. -
Công bằng là mọi người đều được hưởng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe khi cần thiết và theo nhu cầu của bản thân. -
Người có khả năng trả phí dịch vụ cao thì được dùng dịch vụ cao theo yêu cầu của mình. -
Người không có khả năng trả phí dịch vụ cao, vẫn được chăm sóc
theo tiêu chuẩn và được sự hỗ trợ kinh phí của các hình thức BHYT, BHXH... -
Ưu tiên trẻ em dưới 6 tuổi, người già, người tàn tật, ngườiđang
cần cấp cứu và phụ nữ có thai.
Công bằng trong chăm sóc y khoa còn quy định nhân viên y tế không được
phân biệt đối xử, kỳ thị với bất kì người bệnh nào: -
Không phân biệt đối xử với dù là người giàu hay người nghèo,
người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. -
Không kỳ thị với người mắc bệnh hiểm nghèo và nhạy cảm.
Nguyên lý công bằng có thể bị vi phạm bởi những lý do sau: -
Người bệnh đông mà cơ sở vật chất của bệnh viện có hạnnên vài
người bệnh phải nằm chung giường. -
Nhân viên y tế làm việc trong môi trường có khối lượng công việc
quá tải và căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi. lOMoAR cPSD| 45349271 -
Khi bác sĩ có thiết sót về kiến thức y học nên không hiểu biết đầy
đủ thông tin để cung cấp cho người bệnh. -
Đôi khi bác sĩ có xu hướng giải thích và nhận xét thiên lệch về 1
loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mà mình thích và quen dùng.
Câu 14. Các kỹ năng của tính chuyên nghiệp? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: -
Các kỹ năng của tính chuyên nghiệp:
Câu 15. Nhật ký thời gian? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: -
Nhật ký thời gian là 1 công cụ mà bạn sử dụng để ghi lại cách bạn
sử dụng thời gian cho những công việc cụ thể. -
Nhật ký thời gian giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về hiện
trạng việc sử dụng thời gian của bạn và thông qua đó bạn có thể hiểu được bạn
đang sử dụng thời gian như thế nào. -
Lập nhật ký thời gian bằng cách chia ngày học tập, làm việc của
bạn thành nhiều thành phần nhỏ khoảng 30 phút. Có lẽ nên bắt đầu từ thời
điểm bạn bắt tay vào công việc đầu tiên và cho đến khi kết thúc công việc làm
cuối cùng trong ngày để nghỉ ngơi. -
Để có thể phân tích việc sử dụng thời gian bạn phải ghi nhật ký
thời gian ít nhất là 3 ngày, kết quả phân tích sẽ tốt hơn có thể ghi nhật ký thời gian trong vòng 1 tuần. -
Công việc phân tích nhật ký thời gian gồm 2 bước:
+ Phân loại các công việc thành các nhóm công việc.
+ Nhận định các phân bố thời gian.
Câu 16. Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: -
Trong cuộc sống hiện đại người ta thường đề cấp đến nguyên tắc
SMART trong xây dựng mục tiêu cho bản thân, tức là mục tiêu được xây dựng
dựa trên những tiêu chí sau: lOMoAR cPSD| 45349271
+ S (Speci 昀椀 c): cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
+ M (Measurable): đo đếm được
Ví dụ: Bạn muốn kỳ thi TOEIC sắp tới đạt điểm cao, vậy điểm cao là bao
nhiêu? 800? 990? Thế nào là cao đối với bạn? Khi đưa ra những con số thì giúp
tăng sức nặng, thúc đẩy tinh thần cố gắng.
+ A (Achievable): có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.
+ R (Realistic): thực tế, không viển vông
+ T (Time bound): thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra
Ví dụ: Ngủ sớm dậy sớm: Đặt mục tiêu ngủ vào 12h và thức dậy vào 5h
sáng. Hãy dùng quỹ thời gian 1 cách thông mình, thói quen tốt sẽ giúp bạn có 1 sức khỏe tuyệt vời.
Câu 17. Cách xác định công việc trong kỹ năng lập kế hoạch? Trả lời:
Xác định mục tiêu yêu cầu:
- Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn phải quan tâm là:
+ Tại sao bạn phải làm công việc này?
+ Nó có ý nghĩa như thế nào với hoạt động học tập của bạn? Với lớp? Với nhóm? Gia đình?...
+ Hậu quả nếu bạn không thực hiện chúng?
+ Why là 1W trong 5W. Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên
bạn nên xem xét đó chính là why với nội dung như trên.
+ Xác định được yêu cầu, mục tiêu giúp bạn luôn hướng trọng tâm các
công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
Xác định nội dung công việc: -
Nội dung công việc đó là gì? -
Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc được giao. -
Bạn hãy chắc rằng, bước sau là liên tiếp với bước công việc trước. Xác định 3W: - Where: lOMoAR cPSD| 45349271
+ Công việc đó thực hiện ở đâu? + Tại địa điểm nào?
+ Kiểm tại tại bộ phận nào? - When:
+Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được
mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng cảu từng công việc.
+ Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công
việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không
khẩn cấp, công việc không quan trọng và khẩn cấp. Bạn phải thực hiện công
việc quan trọng và khẩn cấp trước. - Who: + Ai làm việc đó? + Ai kiểm tra? + Ai hỗ trợ? + Ai chịu trác nhiệm?
Xác định phương pháp: -
Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì? - Tiêu chuẩn là gì? -
Nếu có phương tiện hỗ trợ thì cách thức sử dụng như thế nào?
Xác định phương pháp kiểm soát: -
Công việc đó có đặc tính gì? -
Làm thế nào để đo lường đặc tính đó? -
Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào? -
Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm soát trọng yếu?
Xác định phương pháp kiểm tra: -
Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? lOMoAR cPSD| 45349271 -
Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1
lần hay thường xuyên? (nếu vậy thì bao lâu 1 lần?) - Ai tiến hành kiểm tra? -
Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu? -
Kiểm tra những điểm trọng yếu. -
Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto
(20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20% số lượng nhưng
chiếm 80% khối lượng sai sót.
Xác định nguồn lực: -
Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại
không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo
cho kế hoạch được khả thi. -
Nguồn lực bao gồm các yếu tố: + Man: nguồn nhân lực
-> Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ
năng, phẩm chất, tính cách phù hợp? -> Ai hỗ trợ? -> Ai kiểm tra?
-> Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không? +Money: tiền bạc
+ Material: nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
-> Xác định tiêu chuẩn phương tiện -> Tiêu chuẩn nhà cung ứng
-> Xác định phương pháp thực hiện
-> Thời hạn thực hiện
+ Machine: máy móc/công nghệ
+ Method: phương pháp làm việc
Câu 18. Các bước cần thiết để chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả? Cho ví dụ minh họa? lOMoAR cPSD| 45349271 Trả lời:
Các bước cần thiết để chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả: -
Xác định đối tượng: Ai và bao nhiêu người sẽ tham dự?- Xác định
rõ mục đích của buổi thuyết trình. -
Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe sẽ nắm bắt được. -
Xây dựng dàn bài thuyết trình đầy đủ 3 phần: giới thiệu, nội dung và kết luận. -
Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình. Điều này
khá quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe bài nói chuyện quá
dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu hạn hẹp về thời gian thì bạn phải
phân bố thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất. Câu
19. Một số kỹ năng thường dùng trong thuyết trình? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
Một số kỹ năng thường dùng trong thuyết trình: - Kỹ năng nói:
+ Là sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin, biểu đạt ý tưởng, thể hiện
tình cảm một cách chính xác, phù hợp, sinh động và có sức thuyết phục. - Kỹ năng hỏi:
+ Đóng vai trò rất quan trọng.
+ Đặt câu hỏi chính xác sẽ thu thập được nhiều thông tin và đáp ứng yêu cầu thu nhận thông tin. -
Kỹ năng khuyến khích động viên:
+ Đóng vai trò rất quan trọng.
+ Mục tiêu: động viên nhằm tạo sự hưng phấn đối với đối tượng nghe
thuyết tr ình khi gắn liền với những giá trị của họ và để họ tích cực tham gia; lôi
kéo đối tượng tham gia vào buổi thuyết trình một cách tích cực hơn. - Kỹ năng lắng nghe:
+ Là khả năng sử dụng tai và trí nhớ để thu nhận thông tin. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Khi lắng nghe, người nghe cố gắng hiểu thông tin của người nói bằng
cách nghe nội dung, giải thích, phân tích, phân loại âm thanh, tiếng ồn, thông
tin để chọn lọc, loại bỏ, giữ lại thông tin.
+ Lắng nghe là quá trình cô đọng và có vai tro quan trọng đến hiệu quả của giao tiếp.
Câu 20. Nguyên tắc và các bước rèn luyện khả năng ra quyết định? Trả lời: Nguyên tắc: -
Nguyên tắc về định nghĩa: Người ta chỉ có thể đạt được 1 quyết
định logic khi vấn đề đã được định nghĩa. Muốn giải quyết có hiệu lực một vấn
đề đầu tiên phải hiểu rõ vấn đề đó. -
Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ: Một quyết định logic phỉa
được bảo vệ bằng các lý do xác minh đúng đắn. Tất cả mọi quyết định logic
phải được dựa trên những cơ sở vững chắc. -
Nguyên tắc về sự đồng nhất: Thực tế thường xảy ra tình trạng
cùng 1 sự việc, có thể có nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy
thuộc vào người quan sát và không gian, thời gian diễn ra sự việc. Các bước rèn luyện: - Bước 1: Hiểu vấn đề
+ Bạn phải quyết định điều gì?
+ Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối. -
Bước 2: Nhận định các giải pháp
+ Những lựa chọn của bạn là gì?
+ Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề.
+ Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn
bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
+ Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân. -
Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối mỗi lựa chọn+Lựa
chọn 1 số giải pháp thực thi. lOMoAR cPSD| 45349271
+ Suy nghĩ và so sánh đến ưu, nhược điểm của từng giải pháp.
+ Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa
chọn và ảnh hưởng của nó đối với người khác. -
Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó thực hiệngiải pháp đó
+ Kết hợp tất cả các thông tin để giải quyết đâu là sự lựa chọn tốt nhất.
+ Quyết định và thực hiện.
+ Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.