Giá trị thăng dư - Kinh tế chính trị Mác - Lenin | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Với phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động. Lao động cụ thể của người công nhận chuyển giá trị của tư liệu sản xuất đã hao phí sản phẩm mới, còn lao động trừu tượng thì tạo ra giá trị mới gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư.
Môn: Kinh tế chính trị Mac - Lenin (KTCT2023)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:15 7/8/24 KTCT - Theo ktct
Với phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động. Lao động cụ thể của người công
nhận chuyển giá trị của tư liệu sản xuất đã hao phí sản phẩm mới, còn lao động
trừu tượng thì tạo ra giá trị mới gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư.
Theo triết học Mác- Lênin, C.Mác, Mác đã đưa ra định nghĩa về giá trị thặng
dư rằng, đó là giá trị do người lao động làm ra dưới cương vị là người làm thuê, và
đây là phần giá trị dôi ra, vượt quá giá trị sức lao động do công nhân tạo ra. Giá trị
vượt này của người lao động bị nhà tư bản chiếm đoạt và giúp nhà tư bản có thêm
thu nhập. Nói cách khác dễ hiểu, mỗi nhân công lao động được trả công để hoàn
thành một khối lượng và sản lượng công việc nhất định; nhưng người lao động
hoàn thành công việc vượt quá sản lượng yêu cầu. Phần giá trị vượt quá đó được
gọi là giá trị thặng dư. Hay việc các nhà tư bản đầu tư chi phí vào các hoạt động
sản xuất như mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động. Số tiền mà họ thu được dôi
ra so với số tiền mà họ đã chi trả trong quá trình sản xuất cũng chính là giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư được coi là huyết mạch giúp chế độ tư bản phát triển. Nó
cũng góp phần hình thành nên bản chất bóc lột của giai cấp này. Từ việc chiếm
đoạt giá trị thặng dư, chế độ tư bản bóc lột sức lao động của người lao động. Các
nhà tư bản, các ông chủ đã áp dụng rất nhiều cách để chiếm đoạt được nhiều giá trị
thặng dư. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách kéo dài thời gian lao động,
kéo dài thời gian làm việc, vượt quá thời gian quy định. Người lao động cũng có
thể tạo ra giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ lao động. Lúc này thời gian lao
động không đổi nhưng cường độ lao động tăng lên dẫn đến việc hiệu suất, năng
suất làm việc cũng tăng lên. Giá trị thặng dư cũng có thể được tạo ra bằng cách rút
ngắn thời gian làm việc, tăng năng suất lao động.Ứng dụng những tiến bộ của khoa
học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất cũng là một trong những phương pháp tạo ra
giá trị thặng dư. Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ rút ngắn được thời gian
lao động, tăng cường độ và năng suất lao động, từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu
suất về sản lượng lao động và tạo nâng cao giá trị thặng dư.
Ví dụ : Một ông chủ A thuê một nhân viên B. Và trả lương cho nhân viên B là
200.000 VNĐ/8 tiếng. Những trong 8 tiếng nhân viên B có thể tạo ra một sản phẩm
là 500.000 VNĐ, tư liệu sản xuất, và hao mòn tài sản (Máy móc, thiết bị cần trong
quá trình sản xuất) là 100.000 VNĐ. Vậy 500.000 (Giá trị thành phẩm) – 200.000
(Trả lương nhân viên) – 100.000 (Chi phí sản xuất) = 200.000 VNĐ. Vậy số tiền
200.000 VNĐ được gọi là giá trị thặng dư. about:blank 1/4 23:15 7/8/24 KTCT - Theo ktct
Trong đó, “Máy móc” được C. Mác coi là phương tiện mạnh nhất để tăng
năng suất lao động và rút ngắn thời gian lao động. Nó được xem là điều kiện để
cho quá trình làm tăng giá trị hàng hóa chứ không phải tạo ra nhiều giá trị thặng
dư. Nhưng nếu không có máy móc, không có quá trình tổ chức kinh doanh thì
đương nhiên không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Dù vậy việc ứng dụng
thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất là tiền để để tăng năng suất lao động xã
hội, do đó, máy móc, công nghệ tiên tiến cũng rất cần thiết cho quá trình làm tăng giá trị.
Máy móc có thể chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã
mất đi trong quá trình sản xuất đại lượng giá trị của nó không hề thay đổi trong quá
trình sản xuất. Nói cách khác, trong sản phẩm mới giá trị của chúng được bảo tồn
được chuyển sang được tái hiện. Chúng trở thành những bộ phận cấu thành bất
biến của giá trị sản phẩm những giá trị của máy móc được chuyển sang được tái
hiện bằng cách nào. Điều này chỉ có thể giải thích bằng tính chất hai mặt của bản
thân lao động của người công nhân trong cùng một thời gian nhờ vào thuộc tính cụ
thể của lao động mà những tư liệu sản xuất có thể trở thành những yếu tố tạo thành
sản phẩm có giá trị sử dụng mới. Nhờ đó những giá trị của những tư liệu sản xuất
đã tiêu dùng được bảo toàn và được chuyển vào sản phẩm với tư cách là những bộ
phận cấu thành giá trị của sản phẩm ấy.
Bên cạnh đó, dù cho sử dụng máy móc cảng hiện đại thì sức sản xuất ngày
càng được nâng lên, càng tạo ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Nhưng khi nghiên cứu quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hàng hoá thì máy
móc tham gia vào đây không còn được xét là nhân tố vật thể nữa mà chỉ được coi
là những lượng lao động dã vật hoá nhất định, giá trị của chúng được chuyển dẫn
hoặc chuyển ngay vào trong một chu kỳ sản xuất sản phẩm. Dù máy móc có hiện
đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể tự chuyển giá trị của mình vào sản
phẩm. Một cái máy không dùng vào quá trình sản xuất là một cái máy vô ích,
ngoài ra nó còn bị hư hỏng dần bởi sức mạnh hủy hoại của tự nhiên. Chính lao
động sống, lao động của con người đã “cải tử hoàn sinh", đã làm cho máy móc
sống lại, chuyển giá trị của chúng sang sản phẩm mới. Nhưng một tư liệu sản xuất
không bao giờ chuyển vào sản phẩm mới một giá trị lớn hơn phần mà nó đã hao
mòn đi trong quá trình sản xuất. Tức là tư liệu sản xuất nói chung và máy móc nói
riêng chỉ tạo điều kiện cho việc làm tăng giá trị của hàng hóa chứ bản thân không
trực tiếp tham gia vào quá trình làm tăng giá trị.
Bên cạnh đó còn nhờ vào các thuộc tính khác thuộc tính trừu tượng của lao
động người công nhân gắn thêm giá trị mới vào những giá trị của tư liệu sản
xuất đã được chuyển vào sản phẩm mới. Sở dĩ có thêm giá trị mới chỉ là vì lao
động của người công nhân đã kéo dài trong một thời gian nhất định giá trị mới about:blank 2/4 23:15 7/8/24 KTCT - Theo ktct
ngày gồm tiền công và giá trị thặng dư. Như vậy, lao động sống vừa bảo tồn được
giá trị của máy móc trong sản phẩm mới, vừa tái sản xuất ra vật ngang giá với bản
thân mình. Nó còn sản xuất ra một số dư là giá trị thặng dư từ một đại lượng bất ở
bộ phận tư bản dùng trả công cho người làm thuê dưới hình thức tiền công không
ngừng chuyển hóa thành một đại lượng khả biến.
Do vậy xét về phương diện làm tăng giá trị thì chỉ có lao động sống mới là
nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư trong đời sống hiện thực. Chẳng hạn như
các quốc gia nào, xí nghiệp nào có nền công nghiệp phát triển sử dụng nhiều quy
trình công nghệ hiện đại thì ở nơi đó có khối lượng của cải lớn và nhờ đó thu được
khối lượng lợi nhuận nhiều hơn. Điều này có nghĩa là máy móc công nghệ hiện đại
cũng trực tiếp làm tăng thêm giá trị tức là tạo ra giá trị thặng dư.
Về vấn đề này đã được C. Mác giải thích rằng máy móc hiện đại chỉ là
phương tiện để nâng cao sức sản xuất của lao động, khi xuất sản xuất của lao
động được nâng cao thì một mặt giá trị cá biệt của một sản phẩm được tạo ra sẽ
thấp hơn giá trị xã hội của sản phẩm đó. Nhờ vậy, khi máy móc chưa được áp dụng
phổ biến nhà tư bản thu được lợi nhuận. Mặc khác, do số lượng sản phẩm được sản
xuất ra sẽ nhiều hơn cho nên khối lượng lợi nhuận nhà tư bản thu được sẽ lớn hơn.
Máy móc không thể trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng dư mà phải gắn với lao
động sống bằng những hình thức thích hợp thông qua lao động sống phát huy tác dụng.
Nhờ đó sức sản xuất của lao động tăng lên, lao động sống nhờ đó được vận
hóa trong ở những giá trị tương đối lớn hơn lao động sống trở nên phức tạp hơn
hơn ai hết. Chính các nhà tư bản là những người rất nhạy cảm với vấn đề này trước
kia hay hiện nay, nhiều máy móc hiện đại được phát minh ở nước này nhưng chỉ
có thể sử dụng ở nước khác. Nhiều nhà tư bản từ chối không áp dụng quy trình
công nghệ mới vì việc sử dụng máy móc không đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với
việc sử dụng lao động sống, ra tiền công thấp hơn giá trị sức lao động nên đã ngăn
cản việc sử dụng máy móc và khiến cho việc sử dụng máy móc trở thành vô ích
khi không thể thực hiện được. Theo quan điểm của tư bản, bởi vì lợi nhuận của nó
bắt nguồn không phải từ việc giảm bớt lao động được sử dụng mà từ việc giảm bớt
lao động được trả công, số lao động tiêu phí để sản xuất ra máy móc mới nhiều
hơn số lao động do việc sử dụng máy móc thay thế, thì nhà tư bản còn phải cân
nhắc. Lao động tiêu phí để sản xuất ra máy móc là nói tới sự tiêu phí hợp lý tham
gia vào việc hình thành giá trị của máy móc chính.
Chính vì vậy, quan điểm : “Máy móc càng hiện đại càng tạo ra nhiều giá trị
thặng dư cho nhà tư bản” là không đúng.
Kết luận rằng tư bản là lao động chết nó giống như con quỷ hút máu chỉ
sống nhờ hút được lao động sống và nó càng hút được nhiều lao động sống
bao nhiêu thì nó lại càng sống được nhiều bấy nhiêu. Phân tích về vai trò của máy about:blank 3/4 23:15 7/8/24 KTCT - Theo ktct
móc trong quá trình sản xuất để tìm ra vai trò khác nhau của những nhân tố khác
nhau trong việc hình thành giá trị sản phẩm. Từ đó, vạch ra bản chất của giá trị
thặng dư và của chế độ tư bản chứ tuyệt nhiên không phải để có vai trò ngày càng
lớn của nền sản xuất bằng máy móc hiện đại, vì đó là phương tiện mạnh nhất để
tạo ra những bước nhảy vọt của lao động sống. Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết
luận máy móc dù là hiện đại như thế nào cũng không tạo ra một giá trị nào cả mà
chỉ là phương tiện mạnh mẽ nhất để nâng cao sức sản xuất của lao động. lao động
sống càng kết hợp được với máy móc hiện đại bao nhiêu thì khối lượng giá trị sản
phẩm càng lớn bấy nhiêu. about:blank 4/4