Giá trình bài 3 Pháp luật đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Giá trình bài 3 Pháp luật đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Preview text:
7/28/2022 Bài 3.
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1 1 1. Khái niệm
1. Bộ máy NN: Là hệ thống CQNN từ trung ương đến
địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những
nhiệm vụ và chức năng của NN.
2. Cơ quan nhà nước: Là các cơ quan mang quyền
lực nhà nước, được thành lập và có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhà nước. 2 2 1 7/28/2022
2. Phân loại Cơ quan Nhà nước
Căn cứ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan nhà nước: Cơ quan quyền lực nhà nước; Cơ quan
quản lý nhà nước; Cơ quan xét xử; Cơ quan kiểm sát.
Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: Các
CQNN ở trung ương; Các CQNN ở địa phương.
Căn cứ vào chế độ làm việc: Cơ quan làm việc theo chế độ tập
thể; theo chế độ thủ trưởng; chế độ kết hợp. 3 3 3. Các CQNN chủ yếu 1. Quốc Hội 2. Chủ tịch nước 3. Chính phủ 4. Hội đồng nhân dân 5. Ủy ban nhân dân 6. Tòa án nhân dân
7. Viện kiểm sát nhân dân 4 4 2 7/28/2022 1. Quốc hội 1. Vị trí pháp lý
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của VN.
Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân 5 5 Quốc hội thực hiện:
+ Quyền lập hiến, lập pháp,
+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,
+ Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 6 6 3 7/28/2022 Hoạt động
• Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.
• 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội
khoá mới phải được bầu xong
• Quốc hội hoạt động chủ yếu thông qua bằng kỳ hợp, 2
kỳ/năm gọi là thường kỳ
(Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) có
500 đại biểu, được bầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2021). 7 7 Cơ cấu tổ chức • Quốc hội bao gồm:
+ Chủ tịch, các phó chủ tịch, + Hội đồng dân tộc,
+ Ủy ban thường vụ quốc hội, + Các Ủy ban. 8 8 4 7/28/2022 Loại văn bản ban hành
• Quốc hội: Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị Quyết
• UBTVQH: Pháp lệnh; Nghị quyết 9 9 Chủ tịch nước 1. Vị trí pháp lý
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại. 10 10 5 7/28/2022 Thành lập
• Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
• Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
• Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. 11 11 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó CTN, TTg CP;
3. Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án
TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC;
4. Tặng thưởng huân chương, huy chương; cho nhập quốc
tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch;
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ
tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh….
6. Đại diện, thay mặt NN ký kết các hiệp định, hiệp ước quốc tế. 12 12 6 7/28/2022 Loại văn bản ban hành • Lệnh, quyết định 13 13 3. Chính phủ 1. Vị trí pháp lý
+ Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp;
+ Cơ quan chấp hành của Quốc hội. 14 14 7 7/28/2022 Thành lập
• Chính phủ do Quốc hội lập ra
• Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc
hội, UBTVQH, Chủ tịch nước.
• Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. 15 15 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức thi hành pháp luật;
2. Đề xuất, xây dựng, trình dự án chính sách trình Quốc hội, UBTVQH;
3. Thống nhất quản lý mọi mặt của xã hội;
4. Trình QH quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ;
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính;
5. Thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ
trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. 16 16 8 7/28/2022 Cơ cấu
• Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các Phó thủ tướng; Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
• Cơ cấu, số lượng thành viên do Quốc hội quyết định.
• Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 17 17 Loại văn bản
• Chính phủ: Nghị định, nghị quyết;
• Thủ tướng: Quyết định
• Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư, Thông tư liên tịch 18 18 9 7/28/2022 4. Tòa án nhân dân 1. Vị trí pháp lý
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước VN, thực hiện quyền tư pháp 19 19 Hoạt động
• Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân;
• Nhân danh Nhà nước xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính. 20 20 10 7/28/2022
Cơ cấu tổ chức hệ thống
1. Tòa án nhân dân tối cao (Hội đồng thẩm phán
TANDTC; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo);
2. Tòa án nhân dân cấp cao (Ủy ban thẩm phán
TANDCC, Các Tòa; Bộ máy giúp việc).
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (Ủy ban thẩm phán, Các Tòa, bộ máy giúp việc).
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và tương đương.
5. Tòa án quân sự (Tòa án quân sự trung ương; Tòa án
quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực). . 21 21 Loại văn bản ban hành Văn bản ban hành:
+ Thông tư của Chánh án TANDTC
+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC 22 22 11 7/28/2022 Viện kiểm sát nhân dân 1. Vị trí pháp lý
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp 23 23 Nhiệm vụ, quyền hạn
• Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng
hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội.
• Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động để kiểm sát tính hợp pháp
của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp 24 24 12 7/28/2022 Cơ cấu tổ chức
• VKS được tổ chức ở 4 cấp, gồm: - VKSND tối cao
- VKSND cấp cao (hiện có tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh)
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 tỉnh).
- VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có
691 Viện kiểm sát cấp huyện). 25 25
• Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
- Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn...
- Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực. 26 26 13 7/28/2022 Loại Văn bản
+ Thông tư Viện trưởng VKSNDTC;
+ Thông tư liên tịch của Viện Trưởng VKSTC với Chánh án TANDTC 27 27 6. Hội đồng nhân dân - Vị trí pháp lý:
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu do cử tri ở địa
phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên. 28 28 14 7/28/2022 Hoạt động
• Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
• Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
• Nhiệm kỳ của mỗi khóa là 05 năm,
• Văn bản ban hành: Nghị Quyết 29 29 Ủy ban nhân dân - Vị trí pháp lý:
• Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
• Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân; 30 30 15 7/28/2022 Cơ cấu tổ chức • Ủy ban nhân dân gồm: + Chủ tịch, + Phó Chủ tịch + Các Ủy viên 31 31 Hoạt động
• Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra;
• Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; thực hiện nghị quyết của HĐND và cơ quan nhà nước cấp trên;
• Hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 32 32 16 7/28/2022 Loại văn bản
• Loại văn bản: Quyết định 33 33 4. Kiểu nhà nước (tự học) 34 34 17