-
Thông tin
-
Quiz
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 16
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9.
Lịch Sử 9 251 tài liệu
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 16
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9.
Chủ đề: Chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai 23 tài liệu
Môn: Lịch Sử 9 251 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 9
Preview text:
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngoài trong những năm 1919 - 1925
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 16 trang 62: Con đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc có gì khác so với lớp người đi trước? Trả lời:
- Các bậc tiền bối đều cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tìm sự giúp
đỡ từ bên ngoài để giành độc lập dân tộc.
+ Phan Bội Châu đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), gặp gỡ là
những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.
+ Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào
Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc. - Nguyễn Ái Quốc:
+ Chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái,
có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển, xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào mình.
+ Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin
và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Người khẳng định cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 16 trang 64: Nguyễn Ái Quốc đã làm những gì
để Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời? Trả lời:
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), tiếp xúc với
các nhà cách mạng Việt Nam trong tổ chức yêu nước Tâm tâm xã.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm
xã, tuyên truyền, giác ngộ họ, lập ra nhóm Cộng sản đoàn (2-1925).
- Dựa trên nhóm này, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Giải bài tập Lịch Sử 9 bài 1 trang 64: Việc thành lập Cộng sản đoàn làm
nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì? Trả lời:
- Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ý nghĩa:
+ Đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là
hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau.
Bài 2 trang 64 Lịch Sử 9: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng
và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào? Trả lời:
- Nguyễn Ái Quốc tích cực học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin
vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, thông
qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Viết bài cho các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân”, “Nhân đạo” và
cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Tháng 6/1923, rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), tiếp xúc với
các nhà cách mạng Việt Nam trong tổ chức yêu nước Tâm tâm xã.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm
xã, tuyên truyền, giác ngộ họ, lập ra nhóm Cộng sản đoàn (2-1925).
- Dựa trên nhóm này, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.
- Xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất
cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội VNCMTN chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt
động trong các nhà máy, hầm mỏ truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào phong trào công nhân.
=> Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về
tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.