-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Sinh học 10 538 tài liệu
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Chủ đề: Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào (KNTT) 23 tài liệu
Môn: Sinh học 10 538 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 13 trang 53: Nêu ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào. Trả lời:
Trong tế bào năng lượng tồn tại ở các dạng như: - Nhiệt năng.
- Hóa năng: Tích trữ trong các liên kết hóa học.
- Điện năng: Trong các xung thần kinh.
Dạng chủ yếu của năng lượng trong tế bào là hóa năng.
Câu 1 trang 56 Sinh học 10: Thế nào là năng lượng? Trả lời:
Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh năng lượng.
Câu 2 trang 56 Sinh học 10: Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới
dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào? Trả lời:
- Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hóa năng,
điện năng, nhiệt năng Nhiệt năng ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và
cơ thể thì có thể coi như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công.
Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa hai phía của màng có thể tạo ra
sự chênh lệch điện thế.
- Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hóa năng (tiềm ẩn trong các liên kết
hóa học), trong đó ATP - một hợp chất cao năng (đồng tiền năng lượng của tế bào).
Câu 3 trang 56 Sinh học 10: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP. Trả lời:
- Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
+ ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần:
ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì
liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
+ Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn
có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm
phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức
ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ
ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và
mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
- Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang
sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới
75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều
năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra
để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một
lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của
tế bào phải được huy động tức thì.
Câu 4 trang 56 Sinh học 10: Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất. Trả lời:
- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế bào.
Chuyển hóa vật chất là một đặc tính nổi trội ở cấp tế bào được hình thành do
sự tương tác của các loại phân tử có trong tế bào. Chính nhờ chuyển hóa vật
chất mà tế bào mới có khả năng thực hiện các đặc tính đặc trưng khác của sự
sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hoá vật chất
luôn kèm theo sự chuyển hóa năng lượng.
- Chuyển hoá vật chất bao gồm hai mặt:
+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
+ Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn.
Document Outline
- Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất