-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Sinh học 10 538 tài liệu
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Chủ đề: Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào (KNTT) 23 tài liệu
Môn: Sinh học 10 538 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 16 trang 64: Tại sao, tế bào không sử dụng luôn
năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? Trả lời:
- Bởi vì phân tử glucose có cấu trúc phức tạp, năng lượng trong tất cả các liên
kết là rất lớn nên tế bào không thể sử dụng ngay.
- Mặt khác, phân tử glucose được phân giải qua các hoạt động của ti thể tạo ra
ATP, ATP là hợp chất cao năng – đồng tiền năng lượng của tế bào, hợp chất này
dễ nhận và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 16 trang 65: Qua quá trình đường phân và chu
trình Crep, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP? Theo em, số phân tử ATP
này có mang toàn bộ năng lượng của phân tử glucose ban đầu hay không? Nếu
không thì phần năng lượng còn lại nằm ở đâu? Trả lời:
- Quá trình đường phân tạo ra 2ATP, chu trình Crep tạo ra 2 ATP.
- Mà khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucose ta thu được 38 ATP như vậy đây
không phải toàn bộ năng lượng của phân tử glucose ban đầu.
- Năng lượng còn lại nằm trong các chất NADH và FADH2 sẽ đi vào chuỗi vận
chuyển điện tử tạo nên các ATP còn lại.
- Mặt khác khoảng 50% năng lượng khi hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose thoát ra ở dạng nhiệt năng.
Câu 1 trang 66 Sinh học 10: Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của
con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào? Trả lời:
- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2 O,
đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử
dụng chứa trong phân tử ATP. Ở tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra trong ti thể.
- Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp
trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.
Câu 2 trang 66 Sinh học 10: Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai
đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu? Trả lời:
- Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính:
đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
- Đường phân diễn ra trong tế bào chất, chu trình Crep diễn ra trong chất nền của
ti thể, chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.
Câu 3 trang 66 Sinh học 10: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên
đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? Trả lời:
- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ
- Vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình
hô hấp tế bào phải được tăng cường.
Document Outline
- Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào