-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải chi tiết đề thi thử tn thpt 2023 môn hóa sở GD Ninh Bình lần 2
Đề Thi Thử TN THPT 2023 Môn Hóa Sở GD Ninh Bình giúp bạn có kết quả tốt hơn trong kỳ thi tới.
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2023-LẦN 2 NINH BÌNH MÔN: HÓA HỌC
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số
nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường? A. Than đá. B. Xăng, dầu. C. Khí hiđro. D. Khí butan (gas).
Câu 42: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. K. C. Mg. D. Ca.
Câu 43: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl? A. Fe. B. K. C. Al. D. Ag.
Câu 44: Chất nào sau đây là amin bậc hai? A. CH3CH2NH2. B. (CH3)3N. C. CH3NH2. D. CH3NHC2H5.
Câu 45: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. NaCl. B. BaCl2. C. AgNO3. D. Na2CO3.
Câu 46: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2? A. Etilen. B. Butan. C. Metan. D. Benzen.
Câu 47: Chất nào sau đây không phải là chất điện ly? A. C2H5OH. B. NaCl. C. H2SO4. D. NaOH.
Câu 48: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 49: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không
phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Amilopectin.
Câu 50: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Ag. B. Na. C. Fe. D. Cu.
Câu 51: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là A. CaCl2. B. Ca(HCO3)2. C. CaCO3. D. CaSO3.
Câu 52: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân? A. Saccarozơ. B. Gly-Ala. C. Tristearin. D. Glyxin.
Câu 53: Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?
A. 2Cr + 3S → Cr2S3.
B. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2.
C. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
D. 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3.
Câu 54: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn? A. C17H33COOH. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 55: Muối nào sau đây có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%? A. NaF. B. CaCl2. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 56: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH? A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 57: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3, thu được kết tủa X màu nâu đỏ. Tên gọi của X là A. sắt (III) oxit. B. natri sunfat.
C. sắt (II) hiđroxit.
D. sắt (III) hidroxit.
Câu 58: Phản ứng hóa học nào sau đây thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2.
B. 4Al + 3O2 (t°) → 2Al2O3.
C. 2Al + 3Cl2 (t°) → 2AlCl3.
D. 2Al + Fe2O3 (t°) → Al2O3 + Fe.
Câu 59: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5.
Câu 60: Este X có công thức phân tử C5H10O2. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được sản phẩm
gồm axit hữu cơ Y và ancol etylic. Công thức của Y là A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. C2H5COOH.
Câu 61: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt lá sắt trong khí Cl2 khô.
D. Thanh đồng nhúng trong dung dịch FeCl3.
Câu 62: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên
men tạo thành ancol etylic là A. 54%. B. 60%. C. 40%. D. 80%.
Câu 63: Cho dung dịch chứa m gam Na2CO3 tác dụng với HCl dư thu được 2,24 lít CO2. Giá trị của m là A. 5,3. B. 10,6. C. 21,2. D. 12,6.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
B. Trong cây xanh, tinh bột được tổng hợp nhờ phản ứng quang hợp.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
D. Fructozơ và glucozơ là đồng phân của nhau.
Câu 65: Cho 0,1 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 26,70. B. 22,50. C. 8,90. D. 12,55.
Câu 66: Nung 15,6 gam Al(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit kim
loại. Giá trị của m là A. 10,2. B. 15,3. C. 20,4. D. 5,1.
Câu 67: Dãy gồm các polime tổng hợp là
A. tơ visco, nilon-6.
B. tơ xenlulozơ, cao su thiên nhiên.
C. amilozơ, polietilen. D. nilon-6, nilon-6,6.
Câu 68: Cho các chất: Fe2O3, FeO, Fe3O4, Fe(OH)3. Số chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 69: Cho các dung dịch: axit etanoic, glixerol, glucozơ, saccarozơ, etanol. Số dung dịch hòa tan được
Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 70: Tác nhân hóa học không gây ô nhiễm môi trường nước là
A. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. B. các anion: NO - 3- 2- 3 , PO4 , SO4 .
C. nồng độ khí CO2 lớn.
D. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb.
Câu 71: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một
trong những biện pháp để hạn chế virus COVID-19 vào cơ thể là phải thường xuyên rửa tay bằng dung
dịch sát khuẩn. Để pha chế “nước rửa tay khô” cần các nguyên liệu sau: cồn y tế 96%, oxy già 3%,
glixerol 98%. Biết trong mỗi chai xịt, cồn 96% chiếm 83,33% thể tích dung dịch, để sản xuất được 1000
chai xịt rửa tay 70 ml thì cần bao nhiêu lít cồn 96% (d = 0,8 g/ml)? A. Khoảng 40 lít. B. Khoảng 20 lít. C. Khoảng 58 lít. D. Khoảng 29 lít.
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
(b) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
(c) Fibroin của tơ tằn là một loại protein đơn giản.
(d) Nhỏ vài giọt anilin vào nước, anilin tan tạo dung dịch đồng nhất.
(e) ở nhiệt độ thường, triolein là chất béo ở trạng thái rắn.
(f) Tinh bột là chất rắn, ở dạng tinh thể màu trắng, tan nhiều trong nước. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 73: Dứa Đồng Giao là thương hiệu nông sản của vùng đất Tam Điệp, Ninh Bình. Nông trường Đồng
Giao có địa hình đồi dốc thoại, dễ thoát nước, nền đất đỏ bazan và nhiệt độ trung bình năm 20-27 °C,
thích hợp để cây dứa sinh trưởng, cho quả mọng nước, thơm ngon. Hai giống dứa chính được trồng tại
Đồng Giao là dứa Queen Victoria (loại mọng nước, vị thơm, thanh ngọt) và Dứa Cayen (vỏ mỏng, ít mắt,
quả lớn, phù hợp cho chế biến dứa xuất khẩu). Mỗi giống dứa có những nhu cầu về loại phân bón, lượng
phân bón khác nhau. Với nhóm dứa Queen Victoria, bón với tỉ lệ phân NPK 2 : 1 : 3 với lượng cụ thể cho
một cây là: 10 gam N, 5 gam P2O5, 15 gam K2O. Để bón cho 1000 cây dứa Queen Victoria người nông
dân đã sử dụng là x kg phân NPK 20-20-15 trộn với y kg phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và z kg phân ure
(độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón (x + y + z) đã sử dụng gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 55 kg. B. 56 kg. C. 54 kg. D. 57 kg.
Câu 74: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần
dùng vừa đủ 19,45 mol O2, thu được H2O và 13,6 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,75
mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat,
natri stearat. Giá trị của a là A. 227,9. B. 225,2. C. 211,7. D. 222,5.
Câu 75: Thực hiện 6 thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch chứa NaHCO3 và Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NH4HCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH đặc dư vào dung dịch chứa AlCl3 và NH4Cl đặc.
(e) Cho Ba vào dung dịch (NH4)2CO3 đặc.
(g) Cho hỗn hợp Al và Na (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chat khí là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 76: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NaNO3 và HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V2 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và V1 < V2. Hai chất X, Y lần lượt là: A. FeCl2, NaHCO3. B. NaHCO3, Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)2, FeCl2. D. FeCl2, FeCl3.
Câu 77: Cho các chất mạch hở: X là ancol no, ba chức; U là axit cacboxylic không no, mạch phân nhánh,
có hai liên kết π; V và T là hai axit cacboxylic no, đơn chức; E là este được tạo bởi U, V, T với X. Đối
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M (gồm U và E), thu được a gam CO2 và (a – 6,8) gam H2O. Mặt khác,
cứ m gam M phản ứng vừa đủ với 0,06 mol KOH trong dung dịch. Cho 14,64 gam M phản ứng với dung
dịch NaOH đun nóng nhẹ, thu được ancol X và hỗn hợp muối khan F. Đốt cháy hoàn toàn F, thu được
0,48 mol CO2 và 16,02 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M gần nhất
với giá trị nào sau đây? A. 46. B. 47. C. 49. D. 48.
Câu 78: Điện phân dung dịch X gồm các chất CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường
độ dòng điện không đổi 2A. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot
theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:.
Thời gian điện phân (giây) t t + 2895 2t
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) a a + 0,03 2,125a
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) b b + 0,02 b + 0,02
Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 100%. Cho các phát biểu sau:
(a) Giá trị của t = 2895s.
(b) Giá trị của a = 0,03 mol.
(c) Thời gian điện phân khi trên catot bắt đầu có khí bay lên là 5790s.
(d) Thể tích khí Cl2 thu được nhiều nhất là 2,24 lít. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 79: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol, các kí hiệu đều là hợp chất hữu cơ.
X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + X4 X1 + HCl → A1 + NaCl. X2 + 2HCl → A2 + 2NaCl. X4 + CuO → A3 + Cu + H2O
Biết X mạch hở, có công thức phân tử C8H12O6. Mỗi kí hiệu là một chất hữu cơ khác nhau. Trong thành
phần của X, cũng như X2 thì số mol Na bằng số mol C. Phân tử khối của X1 nhỏ hơn của X2. X4 sinh ra từ
glucozơ qua quá trình lên men rượu. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử khối của X3 là 76.
(b) Từ X4 có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(c) Chất A1 có nhiệt độ sôi cao hơn X4.
(d) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X2 thu được 2 mol CO2.
(e) X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(g) Số mol O2 cần để đốt cháy vừa đủ 1 mol X3 và 1 mol X4 lần lượt là 4 mol và 3,5 mol. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 80: Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 34,2 gam E trong môi trường trơ, thu được
chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,1 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ
7,3%, thu được 1120 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào
Y, thu được 165,1 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm
của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8,41%. B. 3,08%. C. 4,80%. D. 2,40%. ĐÁP ÁN 41C 42B 43D 44D 45D 46A 47A 48D 49B 50B 51C 52D 53B 54C 55C 56A 57D 58D 59D 60D 61B 62B 63B 64A 65D 66A 67D 68B 69D 70C 71C 72B 73A 74D 75B 76A 77B 78D 79D 80C Câu 46:
Ở điều kiện thường, etilen làm mất màu dung dịch Br2:
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br Câu 48:
Độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe → Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. Câu 49: X là xenlulozơ. Câu 57:
X là sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3):
6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4 Câu 58:
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng trong đó Al khử oxit kim loại → D là phản ứng nhiệt nhôm. Câu 60:
Công thức của Y là C2H5COOH:
C2H5COOC2H5 + H2O ⇔ C2H5COOH + C2H5OH Câu 61:
B có ăn mòn điện hóa vì có cặp điện cực Fe-C tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li.
Các trường hợp còn lại không có cặp điện cực nên không có ăn mòn điện hóa. Câu 62:
nC2H5OH = 2 → nC6H12O6 phản ứng = 1
→ H = 1.180/300 = 60% Câu 63:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
→ nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 → mNa2CO3 = 10,6 gam Câu 64:
A. Sai, glucozơ khử Ag+ trong AgNO3 thành Ag.
B. Đúng: 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
C. Đúng: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
D. Đúng, fructozơ và glucozơ đều có CTPT là C6H12O6 nên chúng là đồng phân của nhau. Câu 65:
H2N-CH(CH3)-COOH + HCl → ClH3N-CH(CH3)-COOH
→ nAlaHCl = nAla = 0,1 → mAlaHCl = 12,55 gam Câu 66:
2Al(OH)3 → Al2O3 + H2O
nAl(OH)3 = 0,2 → nAl2O3 = 0,1 → mAl2O3 = 10,2 gam Câu 68:
Có 3 chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O Câu 69:
Cu(OH)2 tan trong các axit (phản ứng axit – bazơ) hoặc các chất có ít nhất 2OH kề nhau (phản ứng tạo phức).
→ Có 4 chất hòa tan Cu(OH)2 là: axit etanoic, glixerol, glucozơ, saccarozơ Câu 71:
V cồn = 1000.70.83,33% = 58331 ml ≈ 58 lít Câu 72: (a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng
(d) Sai, anilin không tan trong nước lạnh nên có phân lớp
(e) Sai, triolein là chất béo không no, dạng lỏng điều kiện thường
(f) Sai, tinh bột là chắt rắn màu trắng vô định hình, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng Câu 73: mN = 20%x + 46%z = 10 kg mP2O5 = 20%x = 5 kg mK2O = 15%x + 60%y = 15 kg
→ x = 25; y = 18,75; z = 10,87
→ x + y + z = 54,62 kg Câu 74:
nNaOH = 0,75 → nO(X) = 1,5
Bảo toàn O → nH2O = 13,2 mX = mC + mH + mO = 213,6
Các axit tự do có k = 1 và Y có k = 3 nên nY = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,2
nNaOH = 3nY + nAxit → nAxit = 0,15
X + NaOH → nC3H5(OH)3 = nY = 0,2 và nH2O = nAxit = 0,15
Bảo toàn khối lượng → m muối = 222,5 gam Câu 75:
(a) NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
Ba(HCO3)2 + NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
(b) NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) Ba(OH)2 dư + NH4HCO3 → BaCO3 + NH3 + H2O
(d) NaOH dư + AlCl3 → NaAlO2 + NaCl + H2O
NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
(e) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 + NH3 + H2O
(g) Na + Al + H2O → NaAlO2 + H2 Câu 76:
Thí nghiệm 1 thu được ít khí hơn thí nghiệm 2 nên khí thoát ra phải khác chất.
→ Chọn FeCl2, NaHCO3 TN1: Thoát khí CO2 TN2: Thoát khí CO2 + NO. Câu 77:
U là CxH2x-2O2 (u), E là CyH2y-6O6 (v) nKOH = u + 3v = 0,06 (1)
nCO2 – nH2O = a/44 – (a – 6,8)/18 = u + 3v = 0,06 → a = 9,68
→ nCO2 = 0,22 và nH2O = 0,16
mM = 0,22.12 + 0,16.2 + 0,06.32 = 4,88
Dễ thấy 14,64/4,88 = 3 lần nên chia các số liệu cho 4 để cùng lượng ban đầu: mM = 4,88; nCO2 = 0,16; mNa2CO3 + mH2O = 5,34
nNaOH = nKOH = 0,06 → nNa2CO3 = 0,03
→ nH2O = (5,34 – mNa2CO3)/18 = 0,12
→ n muối có 2π = nCO2 – nH2O = 0,04 ⇔ u + v = 0,04 (2)
(1)(2) → u = 0,03; v = 0,01
nCO2 = 0,03x + 0,01y = 0,22 → 3x + y = 22
y = x + C (ancol) + C (2 axit no) nên y ≥ x + 6
U phân nhánh nên x ≥ 4 → x = 4, y = 10 là nghiệm duy nhất.
M gồm C4H6O2 (0,03) và C10H14O6 (0,01) → %E = 47,13% Câu 78:
Trong khoảng thời gian từ t đến t + 2895 giây: ne = 2.2895/96500 = 0,06
Catot: nCu = 0,02 → nH2 = 0,01 Anot: nCl2 = u và nO2 = v
→ u + v + 0,01 = 0,03 ne = 2u + 4v = 0,06 → u = v = 0,01
Trong t giây đầu chỉ thoát Cu và Cl2 nên a = b
ne trong t giây = 2a → ne trong 2t giây = 4a Sau 2t giây:
Catot: nCu = a + 0,02 → nH2 = a – 0,02
Anot: nCl2 = a + 0,01 → nO2 = 0,5a – 0,005
n khí tổng = (a – 0,02) + (a + 0,01) + (0,5a – 0,005) = 2,125a → a = 0,04
(a) Sai: ne = 2a = It/F → t = 3860s (b) Sai (c) Đúng
H2O điện phân tại catot khi ne = 2nCu = 0,12 = It’/F → t’ = 5790s
(d) Sai, nCl2 tổng = a + u = 0,05 → V = 1,12 lít Câu 79:
X4 sinh ra từ quá trình lên men rượu glucozơ → X4 là C2H5OH → A3 là CH3CHO
Trong thành phần của X1 cũng như X2 thì số mol Na bằng số mol C và MX1 < MX2 → X1 là HCOONa và X2 là (COONa)2.
→ A1 là HCOOH; A2 là (COOH)2 X là: HCOO-CH2-CH2-CH2-OOC-COO-C2H5 HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-COO-C2H5 HCOO-CH(CH3)-CH2-OOC-COO-C2H5 X3 là C3H6(OH)2. (a) Đúng
(b) Đúng: C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
(c) Đúng, MA1 = MX4 nhưng A1 có liên kết H liên phân tử bền hơn X4 nên A1 có nhiệt độ sôi cao hơn X4.
(d) Sai, đốt 1 mol X2 thu 1 mol CO2:
(COONa)2 + 0,5O2 → Na2CO3 + CO2
(e) Sai, X3 là chất đa chức.
(g) Sai, đốt 1 mol X4 cần 3 mol O2 Câu 80: Y gồm FeCl2 (a), FeCl3 (b)
→ m↓ = 143,5(2a + 3b) + 108a = 165,1 (1) nH2O = nO(X) = c
→ mE = 56(a + b) + 16c + 0,1.46 = 34,2 (2)
Bảo toàn electron: 3(a + b) = 2c + a + 0,05.2 (3)
(1)(2)(3) → a = 0,2; b = 0,2; c = 0,45 nHCl = 2nH2 + 2nH2O = 1
mddY = mX + mddHCl – mH2 = 534,1 → C%FeCl2 = 4,76%