Giải đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều đề 3
Đề kiểm tra cuối kì 1 Địa lí 10 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận. Đề thi Địa lí 10 học kì 1 sách Cánh diều dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 10 sắp tới
Preview text:
TRƯỜNG THPT…………….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Năm học: 2023 - 2024)
TỔ: SỬ - ĐỊA Môn: ĐỊA LÍ 10
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 10 . . .
Câu 1: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 2010 2013 2016 2019 Sản lượng 5142,7 6019,7 6870,7 8269,2
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2019?
A. Tăng nhanh và tăng liên tục.
B. Giảm chậm và giảm không liên tục.
C. Tăng chậm và tăng không liên tục.
D. Giảm nhanh và giảm liên tục.
Câu 2: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là
A. Vùng nông nghiệp. B. Hợp tác xã. C. Trang trại. D. Hộ gia đình.
Câu 3: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được
chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
A. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục.
Câu 4: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
B. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
C. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
Câu 5: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
B. Khí hậu, nguồn nước.
C. Địa hình, đất đai.
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 6: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển
và sinh quyển được gọi là
A. lớp phủ thực vật. B. thạch quyển. C. lớp vỏ phong hoá. D. lớp phủ thổ nhưỡng.
Câu 7: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của A. Múi giờ số 1 B. Múi giờ số 23 C. Múi giờ số 0 D. Múi giờ số 7
Câu 8: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
A. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.
B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. Lực côriôlit.
D. Sự luân phiên ngày đêm.
Câu 9: Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy tràn trên
mặt đất tăng lên và cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng. Trong tình huống trên, có
sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?
A. Sinh quyển, thủy quyển, thạch quyển.
B. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
C. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
D. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
Câu 10: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây?
A. Khí hậu ẩm, khô, đất màu mỡ.
B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.
C. Khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát nước.
D. Khí hậu khô, ẩm, đất thoát nước.
Mã đề 004 – Trang 1/4
Câu 11: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? A. Đất chua phèn.
B. Đất phù sa ngọt.
C. Đất ngập mặn.
D. Đất feralit đồi núi.
Câu 12: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi là dưới 25%, nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là trên
15% thì được xếp vào nhóm
A. Dân số trung bình. B. Dân số già. C. Dân số cao. D. Dân số trẻ.
Câu 13: Hiện nay trên thế giới, tỉ lệ lao động khu vực III (dịch vụ) cao nhất thuộc về
A. Các nước kém phát triển
B. Các nước phát triển
C. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới
D. Các nước đang phát triển
Câu 14: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp nào? A. Kí hiệu. B. Chấm điểm.
C. Kí hiệu đường chuyển động.
D. Bản đồ - biểu đồ.
Câu 15: Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại?
A. Chăn nuôi chuồng trại.
B. Chăn nuôi nửa chuồng trại.
C. Chăn nuôi chăn thả.
D. Chăn nuôi công nghiệp.
Câu 16: Động lực phát triển dân số là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất gia tăng cơ học.
C. tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số.
D. tỉ suất tử thô.
Câu 17: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. phân bố ở phạm vi rộng.
B. phân bố theo các tuyến.
C. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
D. phân bố tập trung theo điểm.
Câu 18: Giới hạn phía trên của sinh quyển là
A. Nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển (22km). B. Đáy lớp vỏ phong hóa.
C. Đáy đại dương.
D. Đỉnh của tầng đối lưu.
Câu 19: Một trong những yếu tố quan trọng giúp khí hậu nước ta không khô hạn như các nước ở cùng
vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do chịu tác động của
A. Gió đất, gió biển B. Gió Mậu dịch C. Gió mùa
D. Gió Tây ôn đới
Câu 20: Cho biểu đồ:
TỈ LỆ SINH VÀ TỈ LỆ TỬ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VÀ MI-AN-MA, NĂM 2018
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và tỉ lệ tăng tự nhiên của In-đô-nê- xi-a và Mi-an-ma, năm 2018
A. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của In-đô-nê-xi-a đều cao hơn Mi-an-ma.
B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của Mi-an-ma đều cao hơn In-đô-nê-xi-a.
C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của In-đô-nê-xi-a cao hơn Mi-an-ma.
D. In-đô-nê-xi-a có tỉ lệ sinh thấp hơn và tỉ lệ tử cao hơn Mi-an-ma.
Mã đề 004 – Trang 2/4
Câu 21: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA PHI-LIP-PIN, NĂM 2019
Diện tích (nghìn km2)
Dân số (triệu người) 300,0 108,1
Căn cứ vào bảng số liệu, mật độ dân số của Phi-lip-pin năm 2019 là A. 380 người/km2 B. 350 người/km2 C. 370 người/km2 D. 360 người/km2
Câu 22: Nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi thường được gọi là nhóm
A. Trên độ tuổi lao động.
B. Độ tuổi chưa thể lao động.
C. Trong độ tuổi lao động.
D. Dưới độ tuổi lao động.
Câu 23: Trên Trái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam có bao nhiêu vòng đai nhiệt? A. 7 B. 6 C. 4 D. 10
Câu 24: Ở các nước đang phát triển, chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ vì
A. dịch vụ thú y, giống còn hạn chế
B. cơ sở vật chất còn lạc hậu
C. cơ sở thức ăn không ổn định
D. công nghiệp chế biến chưa phát triển
Câu 25: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu là do
A. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.
B. Tai biến thiên nhiên.
C. Con người khai thác quá mức. D. Chiến tranh.
Câu 26: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài
A. Luôn đối nghịch nhau.
B. Luôn đứng độc lập, không có sự hợp tác.
C. Luôn hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
D. Chỉ hợp tác với nhau ở một số khía cạnh.
Câu 27: Nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới là
A. do sự thay đổi của nhiệt độ, khí áp và độ ẩm không khí theo độ cao.
B. do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
C. do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
D. do sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
Câu 28: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với
A. số trẻ em bị tử vong trong năm.
B. số dân trung bình ở cùng thời điểm.
C. số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
D. số phụ nữ trong cùng thời điểm.
Câu 29: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất? A. Múi giờ số 12 B. Múi giờ số 6 C. Múi giờ số 0 D. Múi giờ số 18
Câu 30: Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố A. nguồn nước. B. khí hậu. C. địa hình. D. ánh sáng.
Câu 31: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. cơ sở nguồn thức ăn.
B. kinh nghiệm chăn nuôi.
C. tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
D. giống vật nuôi.
Câu 32: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nông nghiệp?
A. Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
B. Tạo nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
D. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Câu 33: Nguồn lực nào sau đây không phải là nguồn lực tự nhiên A. Sinh vật. B. Đất đai. C. Nước. D. Nguồn vốn.
Mã đề 004 – Trang 3/4
Câu 34: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP của Việt Nam phân theo ngành kinh tế năm 2000 và 2009 (Đơn vị: %) Năm 2000 2009
Nông - lâm - ngư nghiệp 24,54 20,91
Công nghiệp - xây dựng 36,72 40,24 Dịch vụ 38,74 38,85
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của nước ta phân theo ngành kinh tế năm 2000 và 2009 là
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ tròn. C. Biều đồ miền. D. Biểu đồ đường.
Câu 35: Thông thường, mức sống của dân cư ngày càng cao thì tỉ suất tử thô A. càng cao. B. không thay đổi. C. càng thấp. D. trung bình.
Câu 36: Cho bảng số liệu:
Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị của thế giới giai đoạn 1900 - 2015 (Đơn vị: %) Năm 1900 1950 1990 2015 Thành thị 13,6 29,2 43,0 54,0 Nông thôn 86,4 70,8 57,0 46,0
Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1900 - 2015 là
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biều đồ miền.
Câu 37: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với
điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội gọi là
A. mật độ dân số. B. phân bố dân cư. C. đô thị hóa. D. quần cư.
Câu 38: Sinh quyển là
A. một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
B. nơi sinh sống của thực vật và động vật.
C. nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật.
D. một quyển của Trái Đất.
Câu 39: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
A. Cơ cấu lãnh thổ.
B. Cơ cấu lao động.
C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
D. Cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 40: Nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới giảm?
A. Phong tục tập quán lạc hậu.
B. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.
C. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.
D. Thiên tai ngày càng nhiều.
……………………..Hết……………………..
(Giám thị không giải thích gì thêm, học sinh không được sử dụng tài liệu)
Mã đề 004 – Trang 4/4
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÍ 10 01. { - - - 11. - - } - 21. - - - ~ 31. { - - - 02. { - - - 12. - | - - 22. - - - ~ 32. { - - - 03. { - - - 13. - | - - 23. { - - - 33. - - - ~ 04. - - - ~ 14. { - - - 24. - - } - 34. - | - - 05. - - - ~ 15. - - - ~ 25. - - } - 35. - - } - 06. - - - ~ 16. - - } - 26. - - } - 36. - - - ~ 07. - - } - 17. - - } - 27. - | - - 37. - | - - 08. - - - ~ 18. { - - - 28. - | - - 38. { - - - 09. - | - - 19. - - } - 29. { - - - 39. - - - ~ 10. - | - - 20. - - } - 30. - | - - 40. - | - -
Mã đề 004 – Trang 5/4