Giải Địa 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ CTST
Giải Địa 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ CTST được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương 10: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (KNTT)
Môn: Địa Lí 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ CTST
Mở đầu trang 121 SGK Địa 10 CTST
Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tình
hình phát triển và phân bố của ngành? Lời giải
- Cơ cấu ngành dịch vụ: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ công.
- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
I. Cơ cấu, vai trò và đặc điểm ngành dịch vụ
Câu hỏi trang 121 SGK Địa 10 CTST
Dựa vào thông tin trong bài, hình 33 và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày cơ cấu ngành dịch vụ. Lời giải
Có nhiều cách phân chia cơ cấu ngành dịch vụ. Thông thường, ở nhiều quốc gia,
người ta chia dịch vụ thành ba nhóm ngành chính:
-D ịch vụ kinh doanh: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng,
bảo hiểm, bất động sản, khác (dịch vụ nghề nghiệp,…).
- Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn - bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao,…).
- Dịch vụ công: hành chính công, các hoạt động đoàn thể, vệ sinh môi trường,…
Câu hỏi trang 122 SGK Địa 10 CTST
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày vai trò của
ngành dịch vụ trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Lời giải
Sự phát triển ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:
- Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển đất nước.
- Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Nâng cao đời sống văn hóa, văn minh cho người dân.
Câu hỏi trang 122 SGK Địa 10 CTST
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ. Lời giải
Ngành dịch vụ có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.
- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích
quan trọng trong chuỗi sản xuất.
- Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
Câu hỏi trang 122 SGK Địa 10 CTST
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Cho ví dụ. Lời giải
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, sự liên kết phát triển, sự
hội nhập quốc tế,... của ngành dịch vụ.
- Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ:
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định tình hình phát triển và phân bố.
+ Dân số đông ảnh hưởng đến quy mô phát triển ngành dịch vụ.
+ Cơ cấu dân số và lịch sử - văn hóa tạo nên sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ.
+ Phân bố dân cư, sự phát triển cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến mạng lưới phân bố.
+ Xu hướng tiêu dùng, tiến bộ khoa học - công nghệ, chính sách phát triển và hội
nhập ảnh hưởng đến xu hướng phát triển ngành.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất cho sự phát triển và
phân bố ngành dịch vụ. Các điều kiện về địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,...
ảnh hưởng đến sự lựa chọn khai thác một số loại hình dịch vụ.
Luyện tập và vận dụng trang 123 SGK Địa 10 CTST
Luyện tập 1 trang 123 SGK Địa 10 CTST
Lấy ví dụ minh họa về một trong những vai trò của ngành dịch vụ. Lời giải
- Học sinh lựa chọn 1 trong các vai trò để trình bày ví dụ. - Ví dụ:
+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác như giao thông vận
tải, du lịch, công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt,…
+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: chuyển dần từ khu vực I, II sang khu vực III.
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Các hoạt động ngành dịch
vụ rất đa dạng (kinh doanh khách sạn, dịch vụ tư vấn, sửa chữa trang thiết bị, hỗ trợ
máy móc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ kinh doanh,…) -> Tạo ra khối lượng
việc làm lớn, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
Luyện tập 2 trang 123 SGK Địa 10 CTST
Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Lời giải
Vận dụng trang 123 SGK Địa 10 CTST
Em hãy lựa chọn và tìm hiểu tư liệu về sự phát triển của một ngành thuộc một trong
ba nhóm ngành dịch vụ chính (dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công) ở địa phương em. Lời giải
- Học sinh tìm hiểu tư liệu qua sách, báo hoặc internet.
- Ngành y tế của Việt Nam
NỖ LỰC VÀ THÀNH TỰU
Nhìn lại 67 năm qua, ngành y tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng
góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển đất nước.
Hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Mạng lưới cơ sở y tế
phát triển rộng khắp. Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế phát triển cả về
số lượng và chất lượng. Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng. Chính sách tài chính y tế
có nhiều đổi mới; diện bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Ứng dụng
công nghệ thông tin từng bước được đẩy mạnh. Năng lực và chất lượng khám, chữa
bệnh được nâng lên, tiếp cận được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Việt
Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đạo đức, phong cách, thái độ phục vụ, trình
độ chuyên môn của cán bộ y tế được chú trọng, nâng cao. Nhiều tấm gương y bác sĩ
tận tụy chăm sóc, cứu chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận.
Việt Nam là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y
tế vào năm 2015 và đang tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững đến
năm 2030. So với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số
sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt và tốt hơn. Cụ thể là tuổi thọ trung bình
của người dân đã tăng thêm 20 tuổi (từ 53,5 năm 1957 lên 73,7 năm 2021); chỉ số
bao phủ dịch vụ y tế của Việt Nam đạt 70/100 điểm, cao hơn so với mức trung bình
của khu vực Đông Nam Á (61 điểm) và của toàn cầu (67 điểm).
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tấn công vào mọi quốc gia, mọi thành trì y tế,
hơn hai năm qua, ngành Y tế Việt Nam đã có những nỗ lực và cố gắng lớn lao với
những đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ y tế. Hàng trăm nghìn cán bộ y tế đã phát
huy các phẩm chất và đạo đức nghề thiêng liêng cao quý, gác lại riêng tư, âm thầm,
lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc
sống bình an cho người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc...