Giải Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển, nội lực | Chân trời sáng tạo
Giải Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển, nội lực sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 6 chương 3 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Chủ đề: Chương 3: Thạch quyển (CTST)
Môn: Địa Lí 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lý thuyết Thạch quyển, nội lực
I. Khái niệm Thạch quyển
- Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần
trên của lớp man-ti. Vật chất cấu tạo thạch quyển chủ yếu là các loại đá.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo có kích
thước lớn nhỏ khác nhau, chuyển động trên lớp man-ti quánh dẻo.
- Vận động kiến tạo ở ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc và hình thái địa
hình bề mặt Trái Đất.
II. Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt trái đất *Nội lực
- Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất, sinh ra từ sự phân huỷ các nguyên tố phóng
xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng
hoá học trong lòng đất,...
- Nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi; tạo ra các uốn
nếp, đứt gãy; gây ra động đất, núi lửa; làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc
mới;… từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất.
Trả lời Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 6 trang 34 Luyện tập 1
Dựa vào hình 6.6, em hãy xác định các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất. Gợi ý đáp án
Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới
- Vành đai động đất: phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua
Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Vành đai núi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua
Nam Á đến In-đô-nê-si-a, phía tây Thái Bình Dương. Luyện tập 2
Dựa vào hình 4.4 và hình 6.6, em hãy trình bày mối liên quan giữa sự phân bố các
vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển.
Giải thích sự phân bố đó. Gợi ý đáp án
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra
sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động
đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình
thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo
núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ
và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa
phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa… Vận dụng
Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực. Gợi ý đáp án
- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Một số dạng địa hình hình thành dưới tác động của nội lực như: Hồ núi lửa, các dãy
núi cao, các núi lửa đã tắt,…
- Ví dụ: Núi lửa đã ngưng hoạt động Chư Đăng Ya, Gia Lai, Việt Nam Núi Chư Đăng Ya
Núi Chư Đăng Ya thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm
thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 30km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ 20 km.
Chư Đăng Ya là một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa
có hình phễu, cao khoảng 500m so với mực nước biển. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ẩn
mình giữa rừng xanh đại ngàn hùng vĩ.
Đến với Chư Đăng Ya, du khách có thể chiêm ngưỡng sự thay đổi của những sắc màu
rực rỡ theo từng mùa. Vào mùa khô, núi lửa Chư Đăng Ya được phủ kín màu vàng rực
của hàng vạn bông dã quỳ đua nhau khoe sắc. Đặc biệt, vào tháng 11 là thời điểm
hàng trăm ngàn bông hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc, phủ vàng trên khắp các nẻo đường và đồi núi.