


Preview text:
Bài 7 Ngoại lực
Câu 1. Các phi-o thuộc địa hình A. Thổi mòn. B. Bồi tụ. C. Băng tích. D. Mài mòn.
Câu 2. Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình A. Mài mòn. B. Băng tích. C. Bồi tụ. D. Thổi mòn.
Câu 3. Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình A. Bồi tụ. B. Băng tích. C. Mài mòn. D. Thổi mòn.
Câu 4. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở A. Bề mặt Trái Đất. B. Lớp man ti trên. C. Tầng khí đối lưu. D. Ở thềm lục địa.
Câu 5. Phong hoá hoá học là
A. Việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
B. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
C. Việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
D. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
Câu 6. Phong hoá sinh học là
A. Việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
B. Việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
C. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
D. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
Câu 7. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực? A. Sinh vật. B. Kiến tạo. C. Con người. D. Khí hậu.
Câu 8. Phong hoá lí học là
A. Việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
B. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
C. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
D. Việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
Câu 9. Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi
A. Đất, nhiệt độ, địa hình.
B. Địa hình, nước, khí hậu.
C. Nhiệt độ, nước, sinh vật.
D. Sinh vật, nhiệt độ, đất.
Câu 10. Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. Bồi tụ. B. Phong hoá. C. Bóc mòn. D. Vận chuyển. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D C A C C B B C A