-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á | Kết nối tri thức
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 15: Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á thuộc phần Khu vực Tây Nam Á.
Khu vực Tây Nam Á (KNTT) 9 tài liệu
Địa Lí 11 343 tài liệu
Giải Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á | Kết nối tri thức
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 15: Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á thuộc phần Khu vực Tây Nam Á.
Chủ đề: Khu vực Tây Nam Á (KNTT) 9 tài liệu
Môn: Địa Lí 11 343 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 11
Preview text:
Trả lời Kiến thức mới Địa 11 Bài 15
I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 15.1, hãy:
Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á. Gợi ý đáp án Đặc điểm
- Phạm vi: Tây Nam Á gồm 20 quốc gia có diện tích đất khoảng 7 triệu km2. - Vị trí địa lí:
● Nằm ở phía tây nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 12°B đến 42°B và
trong khoảng kinh độ từ 27°Đ đến 73°Đ, vị trí được ví như cầu nối giữa
ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc của các mảng
kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
● Tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển (Biển Đỏ, biển A Ráp, vịnh Péc
Xích, Địa Trung Hải, Biển Đen), thông ra Đại Tây Dương ở phía bắc và
Ấn Độ Dương ở phía nam.
Câu hỏi 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Gợi ý đáp án Ảnh hưởng
- Tạo nên một khu vực Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài
nguyên khoáng sản phong phú.
- Tây Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng do: Nằm giữa ba châu lục;
Án ngữ các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới;
Có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc Xích.
- Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương có ý nghĩa quan trọng đối với
hàng hải quốc tế, giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây
Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hình 15.1, hãy:
Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á. Gợi ý đáp án
Đặc điểm của điều kiện, tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.
● Địa hình núi, sơn nguyên: bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn
nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.
● Địa hình đồng bằng: bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và
Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở
ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...
- Đất: ở Tây Nam Á có nhiều loại đất khác nhau, như:
● Đất nâu đỏ Xa-van, phân bố chủ yếu ở vùng núi, sơn nguyên;
● Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.
● Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
- Khí hậu: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với
kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.
● Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam: vùng phía bắc có khí hậu
cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500
mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có
khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày và đêm
lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.
● Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hóa theo độ cao. - Sông, hồ:
● Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn
nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn nhất khu vực là: Ti-grơ và Ơ-phrát;
các con sông khác thường ít nước.
● Các hồ lớn và có giá trị là: hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (Ixraen), Biển Chết.
● Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia Tây Nam Á. - Khoáng sản:
● Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40%
trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích.
● Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than
đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,.... - Sinh vật:
● Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn: hoang mạc và bán hoang
mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây
bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực
ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
● Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn
gen và có giá trị phát triển du lịch như: Ein Adat (Ixraen), Khu bảo tồn sa
mạc Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất).... - Biển:
● Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, gồm: Địa Trung Hải, Biển
Đen, Biển Đỏ, biển Aráp.
● Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là
tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.
● Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.
Câu hỏi 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên đến phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. Gợi ý đáp án Ảnh hưởng - Địa hình:
● Vùng núi, sơn nguyên có nhiều cảnh quan đẹp, thuận lợi cho phát triển du
lịch; tuy nhiên, địa hình chia cắt, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt và cư trú.
● Vùng đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi phát triển nông nghiệp và cư trú. - Đất:
● Đất nâu đỏ xavan có thể phát triển chăn nuôi gia súc.
● Đất phù sa màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.
● Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, không thuận lợi cho canh tác.
- Khí hậu Tây Nam Á ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt. Vùng ven biển khí hậu
thuận lợi hơn cho hoạt động trồng trọt và cư trú. - Sông, hồ:
● Các con sông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh
hoạt và sản xuất. Hai con sông: Ti-grơ và Ơ-phrát hình thành nên đồng
bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Các con sông khác ít
nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa gây nên tình trạng thiếu nước
cho sản xuất và sinh hoạt.
● Một số hồ ở Tây Nam Á có giá trị về du lịch.
● Nguồn nước ngầm trong khu vực thưởng nằm ở độ sâu lớn, khó khai thác.
- Khoáng sản: Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu
vực; tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài. - Biển:
● Tài nguyên biển giàu có, phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
● Thông qua Biển Đen và biển Caxpi, khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối
với các khu vực khác của châu Á và các nước châu Âu.
Giải Luyện tập, Vận dụng Địa lý 11 Bài 15 Luyện tập 1
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á thuận lợi để
phát triển những ngành kinh tế nào ? Gợi ý đáp án
- Tây Nam Á có thể phát triển cả ba ngành kinh tế cơ bản:
+ Nông nghiệp: canh tác cây lương thực, hoa màu nhờ có vùng đồng bằng châu thổ
rộng lớn ở giữa, ngoài ra khu vực sơn nguyên đồi núi thấp có thể chăn thả gia súc lớn.
+ Công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu
mỏ giàu có nhất trên thế giới.
+ Thương mại: hoạt động buôn bán xuất khẩu dầu mỏ với thế giới phát triển mạnh mẽ. Luyện tập 2
Dựa vào bảng 15.2 vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam
Á năm 2000 và 2020. Nêu nhận xét. Gợi ý đáp án - Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: cơ cấu dân số ở khu vực Tây Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự
chuyển dịch cơ cấu theo độ tuổi. Cụ thể:
+ Năm 2000 dân số dưới 15 tuổi chiếm 36.4% đến năm 2020 con số này đã giảm còn 28,7%.
+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 là 59,1; đến năm 2020 là 65,6%.
+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 là 4,5%, năm 2020 là 5,7%.
=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Tây Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu
dân số trẻ sáng cơ cấu dân số già, nguyên nhân là do mức sống dân số ngày càng được
nâng cao, chính trị dần ổn định, đời sống dược chăm lo.