-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản | Kết nối tri thức
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 23: Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Nhật Bản thuộc phần Nhật Bản.
Nhật Bản (KNTT) 10 tài liệu
Địa Lí 11 343 tài liệu
Giải Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản | Kết nối tri thức
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 23: Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Nhật Bản thuộc phần Nhật Bản.
Chủ đề: Nhật Bản (KNTT) 10 tài liệu
Môn: Địa Lí 11 343 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 11
Preview text:
Trả lời Kiến thức mới Địa 11 Bài 23
I. Vị trí địa lí
Câu hỏi 1: Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản Bài làm
- Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm ở phía đông bắc của châu Á, có diện tích
khoảng 378 nghìn km2. Lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo, trong đó bốn đảo lớn nhất là
Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
- Nhật Bản nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°B đến 45°B và trong khoảng kinh độ từ 123°Đ đến 154°Đ.
- Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương; phía tây giáp biển Nhật Bản; phía bắc
giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc,
Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Câu hỏi 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. Bài làm - Thuận lợi:
+ Có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận
lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế.
- Khó khăn: Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của
nhiều thiên tai, nhất là động đất và sóng thần, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.
Câu hỏi 2: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài thiên nhiên đến phát
triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. Bài làm
Nhân tố Đặc điểm Tác động Thiếu đất canh tác.
- Động đất, núi lửa phun trào.
Chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều núi lửa
- Phát triển nông nghiệp ở các Đị
và có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. a hình đồng bằng ven biển.
- Bờ biển dài và khúc khuỷu.
- Có nhiều cảnh quan đẹp để phát
triển du lịch. Xây dựng các hải cảng. Gió mùa và mưa nhiều.
Tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng.
Khí hậu Có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam: Bắc -
Ôn đới gió mùa và Nam - Cận nhiệt đới - Thiên tai: bão, lũ và mùa đông gió mùa.
lạnh giá, tuyết rơi nhiều. - Nhỏ, ngắn và dốc.
Có giá trị thủy điện và tưới tiêu. Sông ngòi
- Có nhiều suối nước nóng. -Phát triển du lịch. Khoáng
Thiếu nhiên liệu để phát triển
Nghèo, chỉ có một số loại: than đá, đồng. sản công nghiệp.
Giải Luyện tập, Vận dụng Địa lý 11 Bài 23 Luyện tập 1
Tại sao nói điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không thực sự
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội? Bài làm
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không thực sự thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội vì:
+ Địa hình và đất: nhiều đồi núi, địa hình cắt xẻ phức tạp nên khó khăn trong giao
thông vận tải, cư trú; diện tích đồng bằng và đất thấp rất ít nên hạn chế trong phát triển nông nghiệp, canh tác.
+ Khí hậu: thường có mưa to và bão, phân hóa khí hậu rõ rệt ảnh hưởng đến cơ cấu
cây trồng vật nuôi, mùa vụ. Mùa đông thường lạnh, nhiều tuyết có hại cho sản xuất
nông nghiệp. Một số loại hình du lịch bị hạn chế do thời tiết xấu.
+ Sông, hồ: sông ngắn và dốc hạn chế về giao thông vận tải đường thủy.
+ Sinh vật: sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là rừng
+ Khoáng sản: nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ có than đá và đồng, các khoáng sản
khác trữ lượng không đáng kể.
+ Biển: chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai như bão, sóng thần, một số vùng biển bị đóng băng. Luyện tập 2
Dựa vào bảng 23.1, hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật
Bản giai đoạn 1950- 2020. Bài làm
Cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2020 thay đổi theo hướng giảm
số dân dưới 15 tuổi và từ 15 tuổi đến 64 tuổi, tăng nhanh số dân nhóm từ 65 tuổi trở lên. Cụ thể:
+ Số dân dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 35,4 triệu người năm 1950 xuống chỉ còn 12,4
triệu người năm 2020, giảm 23 triệu người.
+ Số dân nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi giảm nhẹ, từ 59,6 triệu người năm 1950 xuống 59,2% năm 2020.
+ Số dân từ 64 tuổi trở lên tăng mạnh, từ 5 triệu người năm 1950 lên 28,4 triệu người năm 2020. Vận dụng
Câu hỏi: Tìm kiếm thông tin, trình bày thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số
đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Bài làm
(*) Tham khảo: Sức ép dân số già ở Nhật Bản
- Số người cao tuổi gia tăng đang tạo sức ép lớn cho Nhật Bản trong việc giải quyết
bài toán già hóa dân số vốn là “cơn đau đầu” của quốc gia Đông Bắc Á này trong những năm qua.
- Tính đến tháng 9/2020, số người từ 65 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đạt mức cao
kỷ lục, 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với cùng thời điểm năm 2019. Người cao
tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này, tăng 0,3% so với năm ngoái. Trong số
người trên 65 tuổi, có 15,73 triệu người là nam giới và 20,44 triệu người là nữ giới. Tỷ
lệ người cao tuổi trên tổng dân số của Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới. Viện
nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản dự báo, đến năm 2040, số
người cao tuổi ở nước này có thể chiếm tới 35,3% tổng dân số cả nước.
- Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số
ngày càng trầm trọng do tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao cùng tỷ lệ sinh suy giảm.
- Sự chênh lệch giữa tuổi thọ cao và tỷ lệ sinh thấp khiến cho cơ cấu dân số ở Nhật
Bản mất cân bằng. Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng
thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trên thực tế, nỗ lực ứng phó với tình trạng già hóa
dân số của Nhật Bản đang gặp rào cản lớn do diễn biến của đại dịch Covid-19. Việc
khả năng tài chính bị hạn chế do mất việc làm sẽ khiến gia tăng số lượng người trẻ
tuổi tránh kết hôn và sinh con trong thời gian tới.