Giải GDCD 7 Bài 9: Quản lí tiền| Chân trời sáng tạo
Bài 9: Quản lí tiền Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho tất cả các phần trong SGK Giáo dục công dân 7 chương trình sách mới. Các đáp án được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh củng cố các dạng bài tập sách GDCD 7 một cách hiệu quả.
Chủ đề: Bài 9: Quản lí tiền (CTST)
Môn: Giáo dục công dân 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu trang 48 SGK GDCD 7 CTST
Theo em, những câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây có liên quan gì đến quản lí tiền? Vì sao? - Kiến tha lâu đầy tổ. - Miệng ăn núi lở. Trả lời
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ có nghĩa là: Kiên nhẫn mỗi ngày một ít, lâu ngày thành
công. Kiên nhẫn, siêng năng thì cuối cùng cũng mang lại kết quả tốt đẹp; nhiều cái
nhỏ góp nhặt lại cũng thành cái lớn. Đây là cách dùng câu kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Miệng ăn núi lở: Chỉ có ăn mà không làm, không dành dùm tiền bạc thì dù ta có có
bao nhiêu tiền, có giàu cỡ nào thì rồi cũng hết. Khám phá
Khám phá 1 trang 48 SGK GDCD 7 CTST
1. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của bạn T và P?
- Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?
- Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? Trả lời
- Nhận xét: Cách sử dụng tiền thưởng của bạn T rất hợp lí. T dùng tiền số tiền
thưởng ấy một phần để trau dồi kiến thức cho bản thân, một phần dùng để giúp đỡ
cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Quản lí tiền hiệu quả: biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí,
nhằm thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai cũng như phòng trừ những
bất trắc trong cuộc sống.
- Ý nghĩa việc quản lí tiền hiệu quả: giúp ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết
kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
Khám phá 2 trang 49 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy đọc các phương án quản lí tiền và trả lời câu hỏi.
- Em chọn phương án nào trong những gợi ý trên ? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiện quả? Trả lời
- Em sẽ lựa chọn các phương án:
+ c. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí. Bởi vì khi mình có kế
hoạch cụ thể thì mình sẽ không chi tiêu một cách lãng phí.
+ d. Luôn cân nhắc trước khi sử dụng. Bởi vì việc làm này giúp ta tránh được những
rủi ro về tiền bạc, tránh những sự lãng phí không cần thiết.
- Quản lí tiền hiệu quả: tức là biết chi tiêu hợp lí và tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.
Khám phá 3 trang 49 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy thuyết trình trước lớp về nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả theo gợi ý dưới đây: Trả lời
Trong cuộc sống, việc chi tiêu tiền hợp lý là rất quan trọng. Có 3 nguyên tắc chúng
ta cần biết để quản lí tiền hiệu quả:
- Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
Chúng ta cần ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn. Bởi vì
những thứ mình muốn thì rất là nhiều, vô tận nhưng đôi khi nó chỉ là đam mê nhất
thời thôi. Cần sử dụng tiền để mua những thứ cần thiết cho mình và chi tiêu hợp lí, cân nhắc trước khi mua.
- Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
Chúng ta nên dành một khoản tiết kiệm riêng để tránh những rủi ro bất ngờ ập đến.
Không nên chi tiêu cho những khoản không hợp lí, đặc biệt trong học sinh của
chúng ta như nạp tiền vào game, mua các đồ chơi mắc tiền, ăn uống quá nhiều,…
- Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu
Bạn có thể làm thêm những công việc phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực của mình
để tăng thêm nguồn thu nhập.
Khám phá 4 trang 49 – 50 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về cách tạo thu nhập của M, T, H trong các trường hợp trên?
- Ngoài những cách tạo thu nhập trên, theo em, lứa tuổi học sinh còn có cách tạo thu nhập nào khác? Trả lời
- Nhận xét về cách tạo thu nhập của M, T, H:
+ Trường hợp 1: M đã nỗ lực, chăm chỉ học tập để nhận được học bổng khuyến học
của quận. Từ đó giúp cho gia đình M giảm bớt gánh nặng kinh tế.
+ Trường hợp 2: Nhờ sự khéo tay của mình, T đã tranh thủ làm bánh vào thời gian
rảnh để làm bánh và bán kiếm tiền, T đã tự tạo ra thu nhập cho bản thân mình. Từ
đó T có thể có một khoản tiền đóng học phí và giúp đỡ gia đình.
+ Trường hợp 3: H cộng tác với một số bài báo, trang tin điện tử về tuổi học trò để
viết bài. Từ đó, H đã có tiền để trang bị cho mình dụng cụ học tập, vừa cải thiện khả
năng viết có thể phục vụ cho việc làm của H sau này tốt hơn.
- Ngoài những cách tạo thu nhập trên, lứa tuổi học sinh còn có cách tạo thu nhập khác như:
+ Tự làm đồ handmade như thiệp 8/3, 20/10, 20/11, các loại tranh vẽ, đan khăn, làm đồ trang trí….
+ Bạn có thể thu gom phế liệu từ nhà, trường để bán. Luyện tập
Luyện tập 1 trang 50 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của em trong hai tuần gần đây và đề
xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả. Trả lời
- Tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của bản thân trong hai tuần gần đây:
+ Đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu trong 2 tuần.
+ Sử dụng chi tiêu hợp lý vào những việc như: mua sách vở, đồ dùng học tập…
+ Bên cạnh đó, một số khoản chi tiêu chưa hợp lý: mua thẻ game, uống nhiều trà sữa…
- Đề xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả:
+ Cần chi tiêu vào những thứ cần thiết, cần sử dụng.
+ Tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.
Luyện tập 2 trang 50 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy đọc tình huống sau và tư vấn cho các bạn H và T cách quản lí tiền, tạo thu nhập phù hợp Trả lời
- Tình huống 1: H có thể mua một món đồ có giá trị nào đó để phục vụ cho việc học
của bạn thân và có thể nhờ sự tư vấn từ mẹ. Nếu H chưa có ý định mua thì hãy tiếp
tục tiết kiệm để dành số tiền đó để đóng học phí, mua các vật dụng cần thiết cho
việc học. Còn H mong muốn tạo thu nhập, H có thể dùng một khoản tiền để mua các
vật dụng làm đồ dùng handmade, mua dụng cụ làm bánh để làm bánh,…. bán lấy
tiền kiếm thêm thu nhập.
- Tình huống 2: T cần cân bằng được việc học và công việc đăng bán trên mạng xã
hội. Hoặc T có thể tận dụng sự đầu tư của cha mẹ để cố gắng giành lấy học bổng
cũng là một cách để tạo thu nhập.
Luyện tập 3 trang 51 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy thảo luận và thuyết trình về ý nghĩa của một trong hai thông điệp dưới đây:
- “Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, bạn sẽ sớm phải bán đi những thứ bạn cần” (Warren Buffett)
- “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi
kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey) Trả lời
- “Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, bạn sẽ sớm phải bán đi những thứ bạn cần” (Warren Buffett)
Câu nói hướng chúng ta đến cách quản lí chi tiêu hợp lí. Chúng ta hay có xu hướng
mua tất cả những thứ mình thích nhưng có thể nó lại chưa cần thiết lắm. Việc làm
đó sẽ rất lãng phí, tiền chi tiêu không hợp lí. Hãy cân nhắc kĩ lưỡng trong từng chi
tiêu của bản thân, những sai lầm bé nhỏ có thể dẫn đến kết cục không lường.
- “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi
kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey)
Câu nói muốn chúng ta kiểm soát được tài chính. Bản thân tự kiếm được tiền rồi thì
hãy cân nhắc, chi tiêu nó hợp lí, đừng để tiền chi phối bạn. Vận dụng
Vận dụng 1 trang 51 SGK GDCD 7 CTST
Em hãy lập kế hoạch quản lí tiền của em trong một tháng và chia sẻ cùng bạn. Trả lời
Mẫu bảng chi tiêu cá nhân
Đơn vị tính: nghìn đồng Thời gian Nội dung chi
Số tiền chi Phân loại Cần thiết Không cần thiết 5/9/2022 Mua đồ dùng học 54.0000 X tập 6/9/2022 Mua đồ ăn vặt 100.000 X …
Vận dụng 2 trang 51 SGK GDCD 7 CTST
2. Em hãy cùng với nhóm bạn thực hiện một dự án nhằm tạo nguồn thu phù hợp với
khả năng của học sinh (thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, làm sản phẩm thủ công
để bán,...) để có tiền giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Trả lời
- Ý tưởng dự án: thu gom phế liệu như chai nhựa cũ, vỏ lon bia, giấy vụn…
- Thành viên: không giới hạn
- Thời gian thực hiện: vào sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
- Mục tiêu: tạo thu nhập cho các thành viên trong nhóm, trích 50% lợi nhuận để giúp đỡ các bạn khó khăn.