Giải Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức bài 9 Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải GDCD 6 Kết nối tri thức bài 9 Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT)
Môn: Giáo dục công dân 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giáo dục công dân 6 Bài 9 Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. Khởi động trang 41 sách GDCD 6 Kết nối tri thức
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 (năm 2020, 2021), Chính phủ Việt
Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam từ những vùng dịch
nguy hiểm trên thế giới về nước an toàn.
- Theo em, vì sao chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam
về nước? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam? Trả lời
- Theo em, Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước vì:
+ Chính phủ lo đến sức khỏe, tính mạng của đồng bào ta ở nước ngoài.
+ Chính phủ muốn bảo vệ công dân Việt Nam một cách tốt nhất. +….
- Cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam là: rất tự hào, hạnh phúc.
II. Khám phá trang 41, 42 sách GDCD 6 Kết nối tri thức
1. Tìm hiểu khái niệm công dân
Em hãy quan sát các cuốn hộ chiếu dưới đây và cho biết đó là hộ chiếu quốc
gia nào? Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó. Trả lời:
- Em quan sát các cuốn hộ chiếu trong hình ảnh trên thì đó là:
+ Hộ chiếu quốc gia Việt Nam
+ Hộ chiếu quốc gia Nhật Bản.
+ Hộ chiếu quốc gia Nga.
- Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó là: để cho biết người đó thuộc công dân của quốc gia nào.
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Nhóm của Toàn đang thảo luận về khái niệm công dân, một số ý kiến được nêu ra:
- Minh: Công dân là những người sống trên một đất nước.
Thắng: Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.
- Toàn: Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và
nghĩa vụ do pháp luật qui định.
Theo em ý kiến của bạn nào thể hiện đầy đủ khái niệm công dân? Giải thích vì sao? Trả lời
Theo em, ý kiếm của bạn Toàn thể hiện đầy đủ khái niệm công dân. Vì những ai có
quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.
2. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi Thông tin
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (trích)
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân( trích)
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là
công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc
mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là
công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công
dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của
cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch
cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
Điều 17. Quốc tịch của tẻ em sinh ra có cha mẹ là người Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người
không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc
tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ
cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
a) Căn cứ nào để xác định một người là quốc tịch công dân Việt Nam?
b) Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?
- Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng
có nơi thường trú tại Việt Nam.
- Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai Gợi ý trả lời
a, Công dân nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc tịch công dân Việt Nam
b, Trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam là 4 trường hợp trên vì:
+ Trường hợp: Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam và trẻ em sinh ra
có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch thì căn cứ vào huyết
thống để xác định quốc tịch.
+ Trường hợp: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không
quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam và trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha
mẹ là ai thì căn cứ vào nơi thường trú để xác định quốc tịch.
+ Trường hợp: Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước
ngoài thì cần có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
III. Luyện tập trang 43 Giáo dục công dân lớp 6 KNTT
Câu 1. Quan sát các mẫu giấy tờ dưới đây, quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào? Gợi ý trả lời
- Quan sát các mẫu giấy tờ thì quốc tịch của một người được ghi nhận vào: + Căn cước công dân. + Hộ chiếu + Giấy khai sinh
Câu 2. Xử lí tình huống
1. Bố mẹ Hùng là người Nga đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Hùng sinh ra và lơn
lên ở Việt Nam. Có người nói Hùng là người Việt gốc Nga, không phải là công dân Việt Nam.
Theo em Hùng có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích vì sao?
2. Bố của Lân là người Việt Nam, mẹ là người Đức. Lân sinh ra và lớn lên ở Việt
Nam. Nhìn khuôn mặt Lân có nhiều nét giống người Châu Âu, các bạn trong nước
băn khoăn không biết Lân là người nước nào.
Theo em Lân có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích vì sao? Gợi ý trả lời
1. Theo em, Hùng không là công dân Việt Nam vì cha mẹ Hùng có quốc tịch nước ngoài.
2. Lân có thể là công dân Việt Nam hoặc là không vì bố của Lân là người Việt
Nam, mẹ là người Đức nên cần có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời
điểm đăng kí khai sinh cho Lân.
IV. Vận dụng trang 44 Giáo dục công dân lớp 6 KNTT
Câu 1. Em hãy vẽ một bức tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh có nội dung thể hiện
thông điệp tự hào là công dân Việt Nam.
Câu 2. Sưu tầm về câu chuyện tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm
điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Viết những điều bản thân em đã học được từ tấm gương đó. Gợi ý trả lời
Sưu tầm về câu chuyện tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác
Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong cả nước được đông thiếu niên và nhi đồng tích cực hưởng ứng, trong đó có
nhiều tấm gương thiếu nhi đã nỗ lực phấn đấu làm theo lời Bác dạy. Các em không
chỉ thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, mà còn tích cực trong mọi hoạt động, lập
nhiều thành tích thay cho những bông hoa tươi thắm dâng tặng Bác Hồ kính yêu.
Một trong những gương điển hình tiêu biểu đó là em Đỗ Kim Yến học sinh lớp 52,
Trường TH Tân Thiềng B, huyện Chợ Lách. Không chỉ là học sinh giỏi nhiều năm
liền, em còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động ở trường, được bạn bè, thầy cô quý mến.
Em Đỗ Kim Yến sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ đều là những
người làm vườn mộc mạc chất phát. Ngay từ nhỏ, Kim Yến đã là một đứa trẻ
ngoan ngoãn, nghe lời và rất thông minh. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác,
trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra Kim Yến còn
thường xuyên đạt giải cao trong các cuộc thi như: Giao lưu học sinh giỏi cấp
trường hàng năm; Giải Nhất hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ vòng trường;
Giải nhất hội thi Tiếng hát măng non vòng trường. Giải ba hội thi thiếu nhi kể
chuyện sách cấp huyện, Cùng các giải khuyến khích trong các hội thi Hoa Phượng
đỏ cấp huyện….Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy
đủ, Kim Yến còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Kim Yến cho biết: Nhờ đọc
sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình.
Bên cạnh những thành tích học tập xuất sắc đó, Kim Yến còn là một Liên đội phó,
Chi đội trưởng luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, có tác
phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng
nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy
đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt
phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những
bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Em thường xuyên tham gia các nội dung học tập
và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như:
thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. Bên cạnh đó, Kim Yến còn là người có
lối sống chan hòa, nhiệt tình với các bạn trong lớp, luôn giúp đỡ các bạn trong học
tập, luôn đem những kiến thức mình có được để giúp các bạn giải những bài tập
khó, sẵn sàng giúp những bạn học còn chậm. Không chỉ là một thiếu nhi gương
mẫu ở trường, mà ở nhà, em còn thường làm các công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ
như: dọn dẹp nhà cửa, hỗ trợ mẹ công việc nội trợ,...
Với những thành tích nêu trên, Kim Yến xứng đáng là tấm gương điển hình làm
theo lời Bác, là một tấm gương sáng để thiếu niên học tập và noi theo.
- Em đã học được từ tấm gương sáng bạn Kim Yến đó là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy:
+ Luôn có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức.
+ Gương mẫu, tự giác trong mọi hoạt động của lớp, của trường
+ Sống chan hòa, luôn giúp đỡ nhiệt tình với các bạn trong lớp trong học tập cũng như cuộc sống.
+ Vâng lời thầy cô và bố mẹ…