Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Chân trời sáng tạo
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 giúp các bạn học sinh nhận biết được đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của nước Việt Nam. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố kiến thức.
Chủ đề: Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CTST)
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trả lời Luyện tập GDKT&PL 10 Bài 12 Câu 1
Thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:
a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước.
b. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động.
c. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội.
d. Các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
đ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị. Gợi ý đáp án
Em đồng tình với những phát biểu a, b, c, d
Em không đồng tình với ý kiến đ
* Giải thích: giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị Việt Nam có Đảng Cộng
sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 2
Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống chính trị nước ta từ những tổ chức được gợi ý sau.
- Đảng Cộng sản Việt Nam; - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa - Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Việt Nam; - Chính phủ;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ; - Quốc hội;
- Công đoàn Việt Nam; - Toà án nhân dân;
- Hội Nông dân Việt Nam; - Mặt trận Tổ quốc. Gợi ý đáp án Câu 3
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1. Anh A và anh B là bạn bè. Qua mạng xã hội, anh A đã gửi cho anh B
những thông tin không chính xác về một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
- Nếu là anh B, em sẽ có ý kiến gì với bạn?
Tình huống 2. Đoàn trường trung học phổ thông phát động cuộc thi tìm hiểu về Đảng
Cộng sản Việt Nam nhân kỉ niệm 90 năm thành lập. Bí thư Đoàn trường đã phổ biến
thể lệ cuộc thi cho học sinh. T, học sinh lớp 10A1, chia sẻ: “Theo tớ, bạn nào có mục
đích đứng trong hàng ngũ thì nên tham gia. Còn tớ không tham gia“ H không đồng ý
và đưa ra ý kiến:“Đã là Đoàn viên thì ai cũng phải tham gia“ Cả hai tranh luận khá lâu
mà chưa thống nhất ý kiến.
- Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ làm gì? Gợi ý đáp án Tình huống 1:
Nếu là anh B, em sẽ nhắc nhở anh A về những thông tin anh A đã gửi và yêu cầu anh
A tìm hiểu kĩ thông tin trước khi lan truyền tin đó cho người khác. Tình huống 2:
Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ nói với các bạn trách nhiệm của một
công dân trong việc tìm hiểu về đất nước mình, trong đó có tìm hiểu về Đảng Cộng
sản Việt Nam. Hơn nữa, các bạn còn đang là một Đoàn viên, các bạn cần có những
hiểu biết nhất định về các tổ chức chính trị của đất nước, từ đó định hướng cho mình
những hành động đúng đắn, phù hợp với những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.
Trả lời Vận dụng GDKT&PL 10 Bài 12 Câu 1
Em hãy tìm hiểu, sưu tầm những hình ảnh về hoạt động của một số tổ chức chính trị
xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam. Gợi ý đáp án Đang cập nhật Câu 2
Hãy viết 1 bài tuyên truyền về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương em. Gợi ý đáp án
* Gợi ý tham khảo: Dàn bài: I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh -
Lực lượng xung kích của đất nước. II. Thân bài:
- Bàn luận về vai trò của đoàn viên, thanh niên
● Là lực lượng nòng cốt làm nên những kỳ tích, chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
● Là những người tiên phong trong công cuộc cải cách, đổi mới đất nước.
● Với bản lĩnh vững vàng, họ không ngại khó, ngại khổ, luôn bình tĩnh và
gan dạ đối mặt với những khó khăn, thử thách. - Lật lại vấn đề
● Trong cuộc sống, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các đoàn viên,
thanh niên chưa làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân.
● Họ không biết nỗ lực, cố gắng để phát huy năng lực của bản thân.
● Luôn ngại khó, ngại khổ và chùn bước trước những khó khăn.
- Bài học nhận thức và hành động
● Thế hệ thanh niên cần ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
● Đồng thời, xác lập lý tưởng sống đúng đắn, cũng như rèn luyện bản lĩnh
kiên cường để hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân. III. Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò quan trọng của thanh niên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. - Liên hệ bản thân.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương: