Giải Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước Giải Khoa học lớp 4 sách | Chân trời sáng tạo
Giải Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13.
Chủ đề: Chủ đề 1: Chất (CTST)
Môn: Khoa học 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Khoa học 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước
Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Luyện tập Luyện tập trang 10
Đề xuất và thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể trên của nước.
Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể ở các hình 3a, 3b và 4a, 4b theo gợi ý. Trả lời:
Cho nước từ thể lỏng bỏ vào ngăn đá để chuyển sang thể rắn. Sơ đồ: •
Nước (thể lỏng) -> Đông đặc -> Nước đá (thể rắn) •
Nước (thể lỏng) <- Nóng chảy <- Nước đá (thể rắn) Luyện tập trang 11
Trò chơi: "Ghép chữ vào hình"
Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. Trả lời:
Thể rắn -> Nóng chảy -> Thể lỏng -> Bay hơi -> Thể khí
Thể rắn <- Đông đặc <- Thể lỏng <- Ngưng tụ <- Thể khí Luyện tập trang 12
Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và chia sẻ với bạn. Trả lời:
Nước ở mặt biển, sông, hồ, ... bay hơi lên cao -> Gặp hơi lạnh ngưng tụ lại
thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây -> Gió thổi mây hợp thành các hạt
nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa -> Nước mưa rơi xuống cung
cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ, ...
Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Vận dụng Vận dụng trang 11
Hãy kể một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày ở gia đình em. Trả lời: • Phơi khô quần áo ướt. • Làm đá lạnh. • Xông hơi. • Làm nước cất. Vận dụng trang 13
Em tập làm khoa học: "Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước"
Chuẩn bị: Một bát to; một cốc nhỏ, thấp, khô ráo; tấm kính trong nước nóng;
một số viên nước đá. Thực hiện: •
Rót nước nóng vào khoảng 2/3 bát (hình 8a). Đặt cốc vào giữa bát.
Đậy bát bằng tấm kính trong (hình 8b). •
Đặt nhẹ một số viên nước đá lên tấm kính (hình 8c). Sau khoảng 3 phút,
quan sát tấm kính và cốc (hình 8d và hình 8e). Thảo luận: •
Em thấy gì trên mặt kính và bên trong cốc? •
Vì sao có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và có một ít nước trong cốc? •
So sánh các hiện tượng trong thí nghiệm trên với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Trả lời: •
Em thấy nước bốc hơi và tạo thành các giọt nước li ti trên mặt kính và
nước giọt xuống phía trong cốc. •
Do nước nóng nên bốc hơi bay lên nhưng gặp lạnh nên ngưng tụ lại đọc
trên mặt kính và hợp lại nặng tạo thành giọt nước rơi xuống trong cốc. •
Hiện tượng trong thí nghiệm trên giống với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.