-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 44: Hệ sinh thái | Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 44: Hệ sinh thái bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, giúp các em củng cố kiến thức được học, luyện giải KHTN 8 hiệu quả.
Chương 8: Sinh vật và môi trường (KNTT) 29 tài liệu
Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 44: Hệ sinh thái | Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 44: Hệ sinh thái bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, giúp các em củng cố kiến thức được học, luyện giải KHTN 8 hiệu quả.
Chủ đề: Chương 8: Sinh vật và môi trường (KNTT) 29 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 8
Preview text:
Mở đầu trang 180 Bài 44 KHTN lớp 8:
Một khu rừng hay bể cá cảnh trong hình bên đều được xem là một hệ sinh
thái. Vậy, hệ sinh thái là gì? Trả lời:
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm Hệ sinh thái và môi trường sống của chúng. I. Hệ sinh thái
Câu hỏi trang 180 KHTN lớp 8:
Em hãy lấy ví dụ về hệ sinh thái. Trả lời:
Ví dụ về hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái hồ
nước ngọt, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái sa mạc,…
Câu 2: Cho các hệ sinh thái sau: hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái suối,
hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái
ruộng bậc thang, hệ sinh thái rạn san hô. Em hãy xếp các hệ sinh thái trên
vào kiểu hệ sinh thái phù hợp. Trả lời:
Sắp xếp các hệ sinh thái trên vào kiểu hệ sinh thái phù hợp:
- Hệ sinh thái tự nhiên gồm: hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái suối, hệ
sinh thái rừng lá rộng ôn đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô.
- Hệ sinh thái nhân tạo gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái ruộng bậc thang.
Hoạt động 1 trang 181 KHTN lớp 8
Đọc thông tin trên và quan sát Hình 44.1, phân tích thành phần của một hệ sinh thái. Trả lời:
Thành phần của một hệ sinh thái gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh:
- Thành phần vô sinh bao gồm các nhân tố vô sinh: ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật.
- Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật trong quần xã, được chia thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất: là các sinh vật có khả năng sử dụng quang năng để
tổng hợp nên chất hữu cơ. Ví dụ: các loài thực vật, tảo,…
+ Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nên
chất hữu cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ thức ăn. Ví dụ: động vật ăn thực
vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp,…
+ Sinh vật phân giải: là những sinh vật có chức năng phân giải xác và chất
thải của sinh vật thành chất vô cơ. Ví dụ: nấm, hầu hết vi khuẩn,…
Hoạt động 2 trang 181 KHTN lớp 8:
Em hãy lấy ví dụ các loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật
tiêu thụ và sinh vật phân giải trong một hệ sinh thái. Trả lời:
Ví dụ các loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và
sinh vật phân giải trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới:
- Sinh vật sản xuất: cây phượng, cây chuối, cây dương xỉ, cây sồi,…
- Sinh vật tiêu thụ: sâu ăn lá, thỏ, nai, hổ, chim, voi,…
- Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn,…
II. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
Câu hỏi 1 trang 182 KHTN lớp 8
Quan sát Hình 44.3, phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa châu chấu và
các sinh vật đứng trước và sau nó trong chuỗi thức ăn. Trả lời:
Trong chuỗi thức ăn, sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau
liền kề → Mối quan hệ dinh dưỡng giữa châu chấu và các sinh vật đứng
trước và sau nó trong chuỗi thức ăn: Cỏ là thức ăn cho châu chấu, châu
chấu là thức ăn của ếch.
Câu hỏi 2 trang 182 KHTN lớp 8
Lấy ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn. Trả lời:
Ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn:
Câu hỏi 3 trang 182 KHTN lớp 8
Quan sát Hình 44.4, cho biết đây là loại tháp sinh thái nào? Trả lời:
Tháp sinh thái trên được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật trên
một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng → Tháp sinh thái trên thuộc loại tháp số lượng.
III. Bảo vệ các hệ sinh thái
IV. Thực hành: điều tra thành phần quần xã sinh vật trong hệ sinh thái
Câu hỏi trang 184 KHTN lớp 8:
Phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái. Trả lời:
Mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái đồng
ruộng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng trên, các loài sinh vật có mối quan
hệ chặt chẽ thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Cụ thể, các sinh vật sản xuất (lúa, ngô, khoai, cỏ,…) là thức ăn của các
sinh vật tiêu thụ ăn thực vật (châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng,
chuột,…); các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật lại trở thành thức ăn của các
sinh vật tiêu thụ ăn động vật hoặc ăn tạp (chim sẻ); các sinh vật phân giải
(nấm, vi sinh vật, giun đất,…) thực hiện chức năng phân giải xác và chất
thải của tất cả các sinh vật thành chất vô cơ trả lại môi trường.