-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 10
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 10 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Khoa học tự nhiên 9 165 tài liệu
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 10
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 10 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất (CTST) 5 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 9 165 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 9
Preview text:
Bài: Ôn tập chủ đề 10
Bài 1 trang 149 KHTN 9: Nguyên tố nào phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất? A. Carbon. B. Oxygen. C. Sắt. D. Silicon. Trả lời: Đáp án đúng là: B
Nguyên tố oxygen chiếm 46,1% khối lượng trong vỏ Trái Đất.
Bài 2 trang 149 KHTN 9: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?
A. Đốt cháy khí thiên nhiên. B. Sản xuất vôi sống.
C. Hô hấp của người và động vật.
D. Quang hợp của cây xanh. Trả lời: Đáp án đúng là: D
Quá trình quang hợp của cây xanh sẽ hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2.
Bài 3 trang 149 KHTN 9: Vì sao cần khai thác đá vôi hợp lí? Việc khai thác đá vôi
và sản xuất xi măng có ảnh hưởng gì đến môi trường sống? Trả lời:
- Cần khai thác đá vôi hợp lí vì khai thác quá nhiều sẽ dẫn đến cạn kiệt đá vôi, phá
huỷ cảnh quan thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường.
- Việc khai thác đá vôi và sản xuất xi măng có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
sống vì nó gây ô nhiễm môi trường.
Bài 4 trang 149 KHTN 9: Tìm kiếm thông tin từ internet hoặc sách, báo, em hãy cho biết: a) Gạch không nung là gì?
b) Hiện nay, nước ta đang khuyến khích việc xoá bỏ các lò gạch thủ công, thay thế
bằng việc sản xuất gạch không nung. Giải thích việc làm này. Trả lời:
a) Gạch không nung là loại gạch xây, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các
chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ. b) Giải thích:
- Phương pháp sản xuất gạch thủ công thì cần sử dụng đất sét để sản xuất từ đó
giảm diện tích đất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường.
- Gạch không nung không dùng nguyên liệu đất sét, không dùng than, củi, … để đốt
nên tiết kiệm nhiên liệu năng lượng và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Gạch không nung có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống
thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung.
Bài 5 trang 149 KHTN 9: Những nguyên nhân nào làm cho lượng khí CO2 trong
bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và đề xuất một số biện pháp hạn chế lượng khí
CO2 thải ra trong bầu khí quyển. Trả lời:
* Những nguyên nhân nào làm cho lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng là:
- Quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- Khí thải từ các ngành công nghiệp. - Đốt rừng, cháy rừng.
- Quá trình hô hấp của các sinh vật sống. * Hậu quả
Sự gia tăng khí CO2 (khí nhà kính) trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính, từ
đó dẫn đến sự ấm lên toàn cầu. Từ đó, gây ra biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan. * Biện pháp
- Giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
- Tuyên truyền mọi người về biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính.
- Hưởng ứng ngày Trái Đất
- Tham gia các phong trào trồng cây, gây rừng
- Thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. - …
Bài 6 trang 149 KHTN 9: Một số hộ gia đình ở nông thôn đã và đang sử dụng
biogas trong sinh hoạt thay thế cho việc dùng than, củi để đun nấu. Em hãy tìm hiểu
và giới thiệu ngắn gọn quy trình sản xuất biogas cho các bạn cùng biết. Trả lời:
1. Hố gom: Cần thu gom nước thải chăn nuôi vào đây.
2. Hầm biogas: Là nơi diễn ra quá trình xử lý kỵ khí, cũng là giai đoạn quan trọng
nhất của quy trình sản xuất khí Biogas.
3. Hồ sinh học: Chứa nước thải sau xử lý hầm Biogas, nhầm mục đích ổn định lưu
lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải.
4. Trạm xử lý nước thải: Xử lý các thành phần COD/BOD, TSS, Tổng nitrogen,
Ammonia đạt quy chuẩn xả thải.