Giải KHTN Lớp 6 Bài 7: Đo thời gian | Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Đo thời gian giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 22, 23. Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 trang 22, 23 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 7 Chương I: Mở đầu về Khoa học tự nhiên. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình.
Chủ đề: Chương 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên (KNTT)
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải KHTN Lớp 6 Bài 7: Đo thời gian Phần mở đầu
Hãy nêu những tiện ích và hạn chế của các dụng cụ đo thời gian ở hình dưới. Trả lời: Ta có bảng sau: Tiện ích Hạn chế Đồng
Chiếc đồng hồ này không thể chỉ giờ Giúp con người xa xưa hồ Mặt
vào những ngày âm u hay vào ban
biết được thời gian khi trời đêm.
chưa có nhiều dụng cụ đo hiện đại như ngày nay.
Nó cũng không chính xác vì mặt trời ở
những góc khác nhau vào các thời
điểm khác nhau trong năm; giờ có thể
ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào mùa. Rất cồng kềnh. 1
Giúp con người đo được Độ chính xác không cao Đồng
khoảng thời gian nhất định hồ cát nào đó.
Hiện nay có thể dùng làm món quà ý nghĩa tặng người khác.
Độ chính xác cao, sai số ít, Đồng
Sau một thời gian dùng sẽ phải thay pin
ít bị ảnh hưởng bởi các hồ điện
và chỉnh lại đồng hồ đo. yếu tố bên ngoài. tử Nhỏ, gọn dễ sử dụng
I. Đơn vị thời gian
Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là
giây, kí hiệu là s.
Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min),
giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ, ...
II. Dụng cụ đo thời gian Câu 1
Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự
kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Tại sao? Gợi ý 2
Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự
kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ điện tử.
Vì đồng hồ điện tử dễ dàng sử dụng, độ chính xác rất cao. Trả lời:
Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự
kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ điện tử.
Vì đồng hồ điện tử dễ dàng sử dụng, độ chính xác rất cao. Câu 2
Các thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây?
a) Nhấn nút Start (Bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.
b) Nhân nút Stop (Dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.
c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về vạch số 0 trước khi tiến hành đo. Trả lời:
Tất cả các thao tác đều rất cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây. Hoạt động 1
Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống. Lời giải: 3
Một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời
sống là: Trong lúc thi, chúng ta cần ước lượng thời gian để phân bố thời gian
làm bài một cách hợp lí. Hoạt động 2
Hãy ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học (có thể dùng cách đếm
thầm từ 1 giây, 2 giây...). Sau đó, kiểm tra kết quả ước lượng bằng đồng hồ. Trả lời:
- Cách kiểm ta kết quả ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học là:
• Bước 1: Bắt đầu bước đi dùng đồng hồ bấm giây.
• Bước 2: Không nhìn đồng hồ, đếm thầm mỗi bước đi tính 1 giây, đếm
cho đến khi nào đi được vòng quanh, lớp học, số bước chân chính là số giây đi được.
Sau đó, so sánh số giây đếm được với số giây hiện trên đồng hồ bấm giờ. - Ví dụ:
• Đi vòng quay lớp học đếm được 156 bước tương ứng với 156 giây.
• Kiểm tra đồng hồ bấm giờ hiện 154 giây. Hoạt động 3
Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trả lời:
Học sinh tự dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 4
Ví dụ: Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh được 1 phút 41 giây. 5