-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12 CD
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CD để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT)
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12: Bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mở đầu trang 71 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời giải:
- Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan: Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; chính quyền
địa phương; hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước…
1. Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 71 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời giải:
(*) Sơ đồ tham khảo
Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em hãy cho biết những đặc điểm nào của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2?
b) Từ thông tin 3, em hãy chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Lời giải:
Yêu cầu a) Đặc điểm của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2 là:
- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
- Cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Quyền lực nhà nước mang tính thống nhất. Yêu cầu b)
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước qua thông tin 3 là:
+ Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 73 Kinh tế và Pháp luật 10:
1. Em hãy cho biết Quốc hội được thành lập như thế nào và có vị trí gì trong bộ máy nhà nước?
2. Từ thông tin trên, em hãy nêu chức năng của Quốc hội. Lời giải:
Yêu cầu 1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Yêu cầu 2. Chức năng của Quốc hội:
- Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
- Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
b) Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào? Lời giải:
Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội: Yêu cầu b)
- Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn để thực hiện các chức năng của mình.
- Họp công khai định kì mỗi năm 2 lần để làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật
và sửa đổi luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước.
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 75 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?
b) Em hãy nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước. Lời giải:
Yêu cầu a) Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
Yêu cầu b) Một vài nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước:
- Công bố Hiến pháp, pháp lệnh.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.
- Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,…
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 76 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em hãy cho biết vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy Nhà nước.
b) Theo em, những cơ quan nào có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ? Lời giải: Yêu cầu a)
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ có chức năng thực hiện quyền hành pháp.
Yêu cầu b) Những cơ quan có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ là Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Câu hỏi trang 76 Kinh tế và Pháp luật 10: Nêu những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ. Lời giải:
Ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ
- Ngày 15/2/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư vừa kí quyết định thành lập Tổ công
tác triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do Thứ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông làm tổ trưởng.
- Sáng ngày 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp
bàn phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế - xã hội.
5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Câu hỏi trang 77 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.
b) Theo em, tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm những cấp nào? Lời giải: Yêu cầu a)
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
Yêu cầu b) Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước.
b) Phân biệt chức năng của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Lời giải:
Yêu cầu a) Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Yêu cầu b)
- Tòa án nhân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.
- Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp.
6. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá nhà nước
Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng trên?
b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ hành động như thế nào? Lời giải:
Yêu cầu a) Các đối tượng trên đã có những hành vi sai trái, tuyên truyền những thông tin
chống phá nhà nước, những thông tin sai sự thật về chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Yêu cầu b) Nếu là người thân hoặc bạn của những trường hợp đó, em sẽ khuyên họ nên
biết chọn lọc thông tin, phân biệt thông tin đúng sai, tìm hiểu rõ ràng trước khi đăng tải
mọi thứ lên mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin liên quan đến nhà nước.