-
Thông tin
-
Quiz
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Kinh tế và Pháp luật 10 216 tài liệu
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT) 25 tài liệu
Môn: Kinh tế và Pháp luật 10 216 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Kinh tế và Pháp luật 10
- Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường (KNTT) (11)
- Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế (KNTT) (12)
- Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình kinh doanh (KNTT) (7)
- Chủ đề 5: Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng (KNTT) (11)
- Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân (KNTT) (6)
- Chủ đề 8: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT) (23)
- Chủ đề 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT) (25)
- Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế (CTST) (2)
- Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường (CTST) (3)
- Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế (CTST) (2)
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12: Đặc điểm, cấu
trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Cấu trúc hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào? Lời giải:
- Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Em có những hiểu biết gì về vị trí của cơ
quan đó trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời giải:
- Vị trí của các cơ quan
+ Đảng Cộng sản Việt Nam: là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là trụ cột của hệ thống chính trị ở
nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân
dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác: là một bộ phận của
hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các đoàn thể chính trị -
xã hội, các tổ chức xã hội là nơi tập hợp quần chúng, phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi
ích của các tầng lớp nhân dân.
2. Đặc điểm hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân
dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Lời giải:
- Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam là: - Tính nhất nguyên
+ Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền.
+ Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt
Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước),
tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng
vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.
+ Tính nhất nguyên tư tưởng: Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động
trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tính thống nhất
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.
+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành. - Tính nhân dân
+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền.
+ Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống
chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trường hợp: Trong giờ giải lao, C và D trao đổi về bài vừa học. Cả hai đều có ý kiến trái
ngược nhau về hệ thống chính trị Việt Nam. Bạn C cho rằng đặc điểm hệ thống chính trị
nước ta cũng giống như các nước khác. Bạn D thì cho rằng do những khác biệt về lịch sử,
xã hội nên hệ thống chính trị nước ta có những đặc điểm riêng: hệ thống chính trị được
xây dựng trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các
thành viên trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lý vững chắc...
- Em đồng tình với ý kiến của bạn C hay D? Vì sao? Lời giải:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn D vì do sự khác biệt về các yếu tố lịch sử, xã hội nên
mỗi nước sẽ có những đặc điểm riêng về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị nước ta
được xây dựng trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,…
3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị
Câu hỏi trang 73 Kinh tế và Pháp luật 10: Thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân? Lời giải:
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua:
+ Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng
bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước);
+ Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao
thực thi quyền lực nhà nước.
Câu hỏi trang 73 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, nhân dân thực hiện quyền lực của
mình bằng cách thức nào và phải thông qua cơ quan, cá nhân nào? Lời giải:
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua:
+ Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng
bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước);
+ Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao
thực thi quyền lực nhà nước.
Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được quy định như thế nào? Lời giải:
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị nhất nguyên, trong đó chỉ tồn tại một
đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo toàn dân, toàn diện
bao gồm chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Đảng ủy xã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã A? Lời giải:
Vai trò của đảng ủy xã A:
+ xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã A
+ Chăm lo xây dựng các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh.
Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Lời giải:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và
hoạt động của Đảng, trong công tác cán bộ, đảm bảo cho Đảng trở thành một tổ chức chặt
chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động, trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ
được phát huy một cách tối đa.
Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em nguyên tắc tập trung dân chủ được
biểu hiện như thế nào? Lời giải:
- Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở
mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội; cơ quan lãnh đạo
của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ.
+ Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng
cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình
đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng
đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn
Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
+ Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một
nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được
phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và
báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành
nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp
uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có
ý kiến thuộc về thiểu số.+Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn
của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Câu hỏi trang 75 Kinh tế và Pháp luật 10: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được biểu hiện như thế nào? Lời giải: - Biểu hiện
+ Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể
và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật.
+ Tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan,
nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.