Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 16: Chính quyền địa phương CTST
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 16: Chính quyền địa phương CTST vừa được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT)
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 16: Chính quyền địa phương
Mở đầu trang 109 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về một cơ
quan chính quyền địa phương. Lời giải:
- Hội đồng nhân dân cấp xã là một trong những cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan
quyền lực Nhà nước tại địa phương.
- Hội đồng Nhân dân xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân xã.
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được
phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh
dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng Nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, trước khi trình Ủy ban
nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn
quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong
phạm vi được phân quyền.
+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng Nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân
dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng Nhân dân cấp mình; giám sát văn bản
quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
+ Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng Nhân dân xã bầu.
+ Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng Nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng Nhân
dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
1. Hội đồng nhân dân
Câu hỏi trang 109 Kinh tế và Pháp luật 10: Trình bày chức năng của Hội đồng nhân
dân. Cho ví dụ minh họa? Lời giải:
- Chức năng của Hội đồng nhân dân
+ Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương.
+ Thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Ví dụ:
+ Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.
+ Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.
+ Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu hỏi trang 109 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Theo quy định của pháp luật, hội đồng nhân dân có 2 chức năng quan trọng:
- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa
phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm
tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực
hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân
ở địa phương. (trích Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)
- Em hãy cho biết biểu hiện của những chức năng này. Lời giải: - Biểu hiện:
+ Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa
phương: xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm
trò nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
+ Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực
hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Câu hỏi trang 110 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. Lời giải:
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:
+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: gồm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Câu hỏi trang 110 Kinh tế và Pháp luật 10: Hội đồng nhân dân hoạt động như thế nào? Lời giải:
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân:
+ Hình thức hoạt động theo kì họp.
+ Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên đề hoặc họp để
giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
+ Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong những trường hợp cần thiết có thể họp kín.
+ Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo
nghị quyết trình tự họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát.
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết.
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành, không biểu quyết. 2. Ủy ban nhân dân
Câu hỏi trang 111 Kinh tế và Pháp luật 10: Trình bày và cho ví dụ minh họa về chức
năng của Ủy ban nhân dân. Lời giải:
- Chức năng của Ủy ban nhân dân:
+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm
vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. - Ví dụ:
+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân triển khai.
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tới người lao
động tại địa phương.
Câu hỏi trang 113 Kinh tế và Pháp luật 10: Ủy ban nhân dân hoạt động như thế nào? Lời giải:
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân
+ Làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
+ Họp thường kì mỗi tháng 1 lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi phát sinh các công việc đột xuất.
+ Ủy ban nhân dân giải quyết các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.
Câu hỏi trang 113 Kinh tế và Pháp luật 10: Hoạt động của Ủy ban nhân dân thể hiện
nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời giải:
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò
tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó
Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân.
3. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Câu hỏi trang 113 Kinh tế và Pháp luật 10: Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao? Lời giải:
- Bầu cử là trách nhiệm của công dân vì Nhà nước ta là do nhân dân bầu ra, không có lá
phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc
quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong
muốn. Bầu cử cũng là việc để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
Câu hỏi trang 113 Kinh tế và Pháp luật 10: Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt động bầu cử? Lời giải:
- Vai trò của tổ dân phố trong hoạt động bầu cử:
+ Thông báo lại những vấn đề trong hoạt động bầu cử.
+ Giải đáp thắc mắc về hoạt động bầu cử của công dân.
+ Hướng dẫn công dân cách thức bỏ phiếu.