-
Thông tin
-
Quiz
Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Cánh diều
Lịch sử 10 Bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và phần luyện tập vận dụng trang 4, 5, 6, 7,8, 9, 10,11, 12 bài Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (CD) 2 tài liệu
Lịch Sử 10 440 tài liệu
Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Cánh diều
Lịch sử 10 Bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và phần luyện tập vận dụng trang 4, 5, 6, 7,8, 9, 10,11, 12 bài Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Chủ đề: Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (CD) 2 tài liệu
Môn: Lịch Sử 10 440 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 10
- Chương II: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại (CTST) (6)
- Chương III: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới (CTST) (2)
- Chương IV: Văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại (CTST) (2)
- Chương V: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) (CTST) (5)
- Chương VI: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (CTST) (2)
Preview text:
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 10 Cánh diều bài 1
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:
● Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
● Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam.
● Giải thích khái niệm Sử học. Trả lời:
- Trình bày khái niệm lịch sử, Sử học. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
● Lịch sử được hiểu theo 3 nghĩa chính:
● Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
● Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
● Là một môn khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con
người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra
trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
● Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại
một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người (người nhận thức).
● Nhận thực lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và
hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
● Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là
duy nhất, không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có
thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận
thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. Nhận thức lịch sử có sự khác
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam:
● Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng
vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của
cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử.
● Nhận thức lịch sử: về cách mạng tháng Tám năm 1945, đa số quan điểm
cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện
chủ quan và khách quan thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng có thể có nhiều
quan điểm, nhận thức khác nhau về sự kiện này.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4, hãy trình bày đối tượng nghiên
cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể. Trả lời:
Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học: Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa
dạng, phong phú, mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người
(cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,....) trong quá khứ, diễn ra trên
mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao,.... Ví dụ cụ thể:
● Nghiên cứu về quá trình hình thành khối cộng đồng người Việt ở Đà Lạt (1893 – 1945).
● Nghiên cứu về thực trạng và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại di
tích đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
● Nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với cư dân Lâm Đồng hiện nay.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Sử học
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy:
Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ.
Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa "Đại Việt sử kí tục biên" của Phạm Công Trứ. Gợi ý đáp án
- Chức năng và nhiệm vụ của Sử học:
Chức năng: Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan và phục vụ cuộc
sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.
Nhiệm vụ: Cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục nêu gương.
Ví dụ: Sử học cung cấp tri thức về đại thắng mùa xuân năm 1975, cho ta biết đây là
một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng
bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển.
- Ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa "Đại Việt sử kí tục biên" của Phạm Công Trứ: Nói
về chức năng, nhiệm vụ của Sử học
● Răn đe kẻ loạn tặc.
● Người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan
hệ với chính trị không phải là ít.
2.3. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy:
Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học.
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Cho biết câu chuyện "Thôi trữ giết vua" phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì? Gợi ý đáp án
Ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
● Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
● Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
● Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa
học, tiến bộ, nhân văn.
Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn
tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của
nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn
trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 10 Cánh diều Bài 1 Câu 1
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): "Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất
có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà
sử học cũng phải trung thực, khách quan". Gợi ý đáp án
Lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của
Hội Sử học (1988): "Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người
viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải trung thực, khách
quan" muốn nói đến nguyên tắc cơ bản của Sử học. Nguyên tắc khách quan, trung
thực phải được đặt lên hàng đầu.
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Khách quan: dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử
một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều.
Trung thực: nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên
tạc, thêm hoặc bớt làm sai lệch hiện thực lịch sử. Câu 2
Hãy cho biết ý nghĩa câu nói của Giooc-giơ Ô-0en (người Anh): "Cách hữu hiệu nhất
để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ". Gợi ý đáp án
Ý nghĩa câu nói của Giooc-giơ Ô-0en (người Anh): "Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt
một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ":
● Lịch sử của một dân tộc là những gì đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc đó.
● Nắm được lịch sử của dân tộc ta sẽ biết:
● Cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
● Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có
được đất nước như ngày nay.
● Giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây
dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học
ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
Vì vậy, "Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu
biết của họ về lịch sử của chính họ": Câu 3
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945. Gợi ý đáp án Cách 1
Vào lúc 14 giờ ngày 2/9/1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng
chục vạn đồng bào, trên lễ đài trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện 2-9-1945:
- Sử liệu thành văn là Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn
thảo, hiện đang lưu giữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
- Sử liệu hình ảnh gồm những hình ảnh và những thước phim ngắn khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập. Cách 2
Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945:
Sử liệu lời nói - truyền khẩu: lời kể của các nhân chứng lịch sử có mặt tại Quảng
trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945.
Sử liệu hình ảnh: Bản tuyên ngôn độc lập, hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại
Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945, hình ảnh toàn thể nhân dân có mặt tại quảng trường,....
Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Sử liệu hiện vật: cờ, trang phục của bác, lá cờ,...