-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Lịch Sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á | Cánh diều
Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 11 trang 56 giúp các bạn học sinh lớp 6 nhanh chóng giải được các bài tập phần kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nắm vững kiến thức về giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.
Chủ đề: (CD) Chương 4: Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Môn: Lịch Sử 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lịch Sử 6 Bài 11. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á
Trả lời câu hỏi phần Kiến thức mới Sử 6 bài 11
1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại Câu hỏi 1:
Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu
Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào? Gợi ý trả lời
Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu
Công nguyên đến thế kỉ X:
Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập
trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,…
Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với
các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự
nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực
trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu.
2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa Câu hỏi 2
Quan sát các hình từ 11.4 đến 11.7 và đọc thông tin, hãy cho biết tác động của quá
trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào. Gợi ý trả lời 1
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà
truyền giáo vào Đông Nam Á.
Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng.
Ngoài ra, họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.
Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ,
đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập vận dụng Sử 6 bài 11 Câu 1
Tác động của quá trình giao lưu thương Tác động của quá trình giao lưu văn mại hóa
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á Đông Nam Á ? ? ? ? Gợi ý đáp án Hoàn thành bảng:
Tác động của quá trình giao lưu
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa thương mại
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông 2 mẽ ở Đông Nam Á Nam Á
Thương nhân Trung Quốc mở rộng
Tiếp thu chữ cổ Ấn Độ, sáng tạo ra chữ viết quan hệ buôn bán
riêng của người Mã Lai, Chăm, Khơ-me…
Đông Nam Á cung cấp sản vật tự
Kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn
nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng thủ công phật, phù điêu. Câu 2
Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa đặc sắc
ở Đông Nam Á (từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X). Gợi ý đáp án Giới thiệu tháp Chăm
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc
thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm,
sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17.
Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các
công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Đây là một khối kiến
trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng
và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên
trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc).
Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật
chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên
mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ. 3
Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các
lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được
thờ phụng có thể là Các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt),
Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều
này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở
thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần
thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.
Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc.
Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan
tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức
UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá
cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung. 4
Document Outline
- Lịch Sử 6 Bài 11. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á
- Trả lời câu hỏi phần Kiến thức mới Sử 6 bài 11
- 1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
- 2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
- Trả lời câu hỏi phần Luyện tập vận dụng Sử 6 bài 11
- Câu 1
- Câu 2