-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X - Chân Trời Sáng Tạo
Giải Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X (CTST)
Môn: Lịch Sử 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X
Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học
I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
Dựa vào bản đồ 12.1 và thông tin trong phần 1, em hãy:
● Trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
● Kể tên các nước Đông Nam Á ngày nay Trả lời:
● Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á: nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp
giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn
Độ giữa lục địa Á-Âu với châu Đại Dương
II. Sự xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII
Dựa vào bản đồ 12.1 và lược đồ 12.2, em hãy xác định vị trí của các vương
quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. Các vương quốc đó
thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay. Trả lời:
Các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á như: Pê-gu, Pha-ton,
Chân Lạp, Don ton, Phù Nam, Xích Thổ, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Cham- Pa
Xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:
● Pê-gu, Pha-ton=> Mianma
● Chân Lạp=> Lào, Campuchia, Thái Lan
● Don ton=> Mianma, Thái Lan
● Phù Nam, Cham pa=> Việt Nam
● Xích Thổ=> Mai-lai-xia ● Tu-ma-sic=> Xin-ga-po
● Ma-lay-u, Ta-ru-ma=> In-do-ne-xi-a
III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
Em hãy xác định trên lược đồ 12.3 những vương quốc phong kiến ở Đông
Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X?
Tham khảo lược đồ 12.1 và các thông tin bên dưới cho biết vị trí của các vương
quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Trả lời:
Những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Đại
Cồ Việt, Champa, Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton, Campuchia, DVva-ra-va-ti, Ha-ri-
pun-giay-a, Sri Vi-giay-a, Bu-tu-an, Ka-lin-ga, Tu-ma-sic
Vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:
● Đại Cồ Việt, Champa=> Việt Nam
● Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton=> Mi-an-ma
● Campuchia, DVva-ra-va-ti=> Campuchia
● Ha-ri-pun-giay-a=> Lào
● Sri Vi-giay-a, Ka-lin-ga => Indonexia ● Bu-tu-an=> Philippin ● Tu-ma-sic=>Xingapo
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng Luyện tập
1. Em hãy trình bày đặc điểm nổi bật về địa lí của khu vực Đông Nam Á
2. Em hãy nêu những điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á.
3. Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII có vị
trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Hãy hoàn thành
bảng sau cho câu trả lời của em
Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay Tên các vương quốc cổ Phù Nam Champa Đại Cồ Việt Pa-gan Chân Lạp Tu-ma-síc Sri Vi-giay-a Ka-lin-ga Bu-tu-an Trả lời:
1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
● Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
● Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
● Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa
lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng
2. Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á:
● Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
● Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng
cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.
3. Hoàn thành bảng như sau:
Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay Tên các vương quốc cổ Phù Nam Việt Nam Champa Việt Nam Đại Cồ Việt Việt Nam Pa-gan Mi-an-ma Chân Lạp Lào, Campuchia, Thái Lan Tu-ma-síc Xingapo Sri Vi-giay-a Indonexia Ka-lin-ga Indonexia Bu-tu-an Philippin Vận dụng
4. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào? Những
vương quốc đó thuộc về các quốc gia nào ngày nay? Tham khảo thêm lược đồ
13.1 và 12.1 cho các câu trả lời của em. Trả lời:
Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ như: Champa , Phù
Nam, Chân Lạp, Đốn Tốn.
Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia ngày nay như:
● Champa , Phù Nam=> thuộc Việt Nam
● Chân Lạp=>Lào, Campuchia, Thái Lan
● Đốn Tốn. => Mianma, Thái Lan
Lý thuyết Các vương quốc ở Đông Nam Á
I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
• Nằm ở phía đông nam Châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
• Ngày nay có 11 nước bao gồm: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam,
Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
II. Sự xuất hiện của các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII
• Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt xuất
hiện ở Đông Nam Á như: Chăm-pa, Phù Nam, Pê-gu, Tha-tơn…
• Phù Nam với thương cảng Óc Eo là vương quốc phát triển nhất trong bảy
thế kỉ đầu Công nguyên.
III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ
VII đến thế kỉ X
• Thế kỉ VII, Phù Nam sụp đổ. Con đường giao thương ở Đông Nam Á
chuyển sang vùng eo biển Ma-lắc-ca.
• Những người nói tiếng Môn ở lưu vực sông Mê Nam đã xây dựng hai
vương quốc Đva-ra-va-ti và Ha-ri-pun-giay-a
• Vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi, người Miến đã thành lập vương quốc Pa- gan.
• Đầu thế kỉ X, người Việt giành lại độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc
và bắt đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
• Trên đảo Su-ma-tra, Vương quốc Sri Vi-giay-a ra đời và phát triển. Từ
thế kỉ VIII, ở trung tâm đảo Gia-va, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên.
• Sự xuất hiện và phát triển của các vương quốc phong kiến đã tạo cơ sở
cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó (thế kỉ X- XV)
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á
Câu 1: Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Đáp án: A
Câu 2: Đông Nam Á được xem là cầu nối giữa
A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
D. Liên bang Nga và Trung Quốc. Đáp án: B
Câu 3: Đông Nam Á được xem là cầu nối giữa
A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
B. lục địa Á – Âu với châu Đại Dương.
C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
D. lục địa Á – Âu với châu Phi. Đáp án: B