-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật | Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 72→75.
Chủ đề: Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT)
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 11 Câu 1
Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao?
a. Người lao động có các quyền: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề
nghiệp, học nghề nâng cao trình độ nghề nghiệp: không bị phân biệt đối xử.... (Điều a
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).
b. Đoàn viên có nhiệm vụ: Luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích
cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 — 12 - 2017)
c. Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính
chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến
giao dịch tại công ty. (Điều 3 Nội quy Công ty Y)
d. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ
đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cỏ đồng tại ngày chốt quyền tham dự
Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người
khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật. (Điều 3 Quy
chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty cổ phần X) Gợi ý đáp án
a. Người lao động có các quyền: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề
nghiệp. học nghẻ. nâng cao trình độ nghề nghiệp: không bị phân biệt đối xử.... (Điều a
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).
=> Vì đây là điều khoản quyền lợi của người lao động do nhà nước ban hành nhằm
bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Câu 2
Em hãy chỉ ra các đặc điểm của pháp luật thể hiện trong các quy định sau:
a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi
lao động tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).
b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
(Khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016). Gợi ý đáp án
a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi
lao động tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).
=> Không được bắt trả chưa đủ tuổi lao động đi làm việc
b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
=> Bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm
c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
(Khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).
=> Bảo vệ quyền lợi trẻ em Câu 3
Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chấp hành pháp luật.
b. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ một nhóm người trong xã hội.
c. Công dân đủ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện đúng pháp luật.
d. Không cần pháp luật, Nhà nước có thể quản lí xã hội bằng các phương tiện khác
như: ban hành kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.
e. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
g. Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của đất nước. Gợi ý đáp án
a. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chấp hành pháp luật.
=> Đúng vì pháp luật là những điều lệ ban hành định hướng các mối quan hệ xã hội
cần theo một khuôn khổ thống nhất
b. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ một nhóm người trong xã hội.
=> Sai. Vì pháp luật để bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân Câu 4
Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp sau:
a. Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường. trên đường lái xe
về nhà, anh H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra
nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi
thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Cảnh sát
giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt của cảnh sát giao
thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?
b. Qua kiểm tra, Công an tỉnh H phát hiện cơ sở Y sản xuất, kinh doanh rượu không
có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho hàng của cơ sở có
một số thùng phuy nhựa chứa 1 000 lít rượu không có tem nhãn hàng hoá theo quy
định và 75kg men không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ cơ sở không xuất trình được hồ
sơ phép lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Công an tỉnh H đã lập biên
bản và xử phạt hành chính đối với hành vị kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc
xuất xử của cơ sở Y theo quy định pháp luật. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong
trường hợp này có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm? Gợi ý đáp án
a. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa đối với việc
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: hạn chế xảy ra các tai nạn giao thống, giúp người
tham gia giao ý thức hơn và chấp hành tốt các quy định ban hành
b. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc đảm
bảo an toàn thực phẩm: để tránh trường hợp người dân phải sử dụng các loại thực
phẩm không nguồn gốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, là bài học cho
những người nhập hàng không rõ nguồn gốc Câu 5 Giải đáp pháp luật
Khi quan sát các phương tiện tham gia giao thông tại một ngã tư, H thắc mắc: “Tại
sao các phương tiện giao thông đều phải dừng khi có tin hiệu đèn đỏ nhưng xe cứu
thương. xe cứu hỏa đang làm nhiệm vụ vẫn đi bình thường?”. Theo em, xe cứu
thương, xe cứu hoả trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao? Gợi ý đáp án
Không. Vì xe cứu hỏa và xe cứu thương trong trường hợp này là đang đi cứu người
gặp nguy hiểm nên việc ưu tiên cho 2 loại xe này là hoàn toàn chính xác
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 11 Câu 1
Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó? Gợi ý đáp án
Chúng ta, mọi công dân Việt Nam đều có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc
=> Bài học: Khi làm việc một môi trường không tốt mình có thể kiến nghị lên cấp
trên, và có thể chọn lựa những công việc phù hợp với bản thân của mình Câu 2
Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9 — 11, em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò
của pháp luật đối với đời sống xã hội. Gợi ý đáp án
Một trong những nguyên lý, đã được khẳng định là quốc gia chẳng thể tồn tại thiếu
pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh
của bộ máy quốc gia. Trong khoa học có những quan điểm nhấn mạnh ý nghĩa tuyệt
đối của quyền lực nhà nước, coi đó là cái nảy sinh cái thứ nhất, còn pháp luật chỉ là
cái phái sinh (cái thứ hai); hoặc coi pháp luật đứng trên quốc gia, quốc gia phải tuyệt
đối phục tùng luật pháp... Là chưa có cơ sở xứng đáng vị:
Thứ nhất, đúng là pháp luật do nhà nước ban hành, nhưng luật pháp không phải chỉ là
kết quả của tư duy chủ quan một cách đơn thuần, mà nó còn xuất phát từ những nhu
cầu khách quan của tầng lớp. Luật pháp chỉ có thể đi vào cuộc sống nếu như nó hiệp
với trình độ phát triển kinh tế tầng lớp.
Thứ hai, pháp luật cũng còn cần có quyền lực quốc gia bảo đảm mới có thể phát huy
tác dụng trong thực tại đời sống. Do vậy nói pháp luật đứng trên nhà nước là không thực tại.
Thứ ba, nhu cầu về luật pháp còn là nhu cầu tự thân của bộ máy quốc gia. Bộ máy nhà
nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan quốc gia).
Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm
quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng
đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động thích hợp để tạo ra
một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực quốc gia. Tất
những điều đó chỉ có thể thực hành được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những
nguyên tắc và quy định cụ thể của luật pháp.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, muốn có môi trường từng lớp ổn định để mở mang các
mối bang giao và hiệp tác thì chẳng thể chỉ để ý ''một mảng'' của hệ thống luật pháp
của một quốc gia, mà phải để ý tới sự đồng bộ của cả hệ thống luật pháp của quốc gia
đó. Bởi, hệ thống pháp luật của mỗi nhà nước là một chỉnh thể, mỗi bộ phận (một
mảng) trong hệ thống pháp luật đó không thể tồn tại và phát triển riêng biệt, cục bộ
được mà luôn có quan hệ và tác động qua lại với các bộ phận khác.
Như vậy muốn thực hành tốt sự quản lý quốc gia, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội,
mở rộng quan hệ và cộng tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai trò của luật
pháp, phải mau chóng xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ và đồng bộ,
thích hợp với những điều kiện và cảnh ngộ trong nước, đồng thời hợp với thiên hướng
phát triển chung với tình hình quốc tế và khu vực.