-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải phẫu Cơ thân mình - Mô tả được các cơ của thành ngực, cơ thành bụng trước bên và các cơ nông ở lưng.
Các cơ thành ngực là những cơ liên quan mật thiết với xương sườn và khoảng gian sườn, nóicách khác là các cơ riêng của thành ngực.Một số cơ khác cũng góp phần tạo nên thành ngực gồm các cơ liên quan đến chi trên như cơngực lớn, cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ răng trước đã được trình bày trong phần chi trên.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Giải phẫu (DHY) 15 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Giải phẫu Cơ thân mình - Mô tả được các cơ của thành ngực, cơ thành bụng trước bên và các cơ nông ở lưng.
Các cơ thành ngực là những cơ liên quan mật thiết với xương sườn và khoảng gian sườn, nóicách khác là các cơ riêng của thành ngực.Một số cơ khác cũng góp phần tạo nên thành ngực gồm các cơ liên quan đến chi trên như cơngực lớn, cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ răng trước đã được trình bày trong phần chi trên.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Giải phẫu (DHY) 15 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Huế
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358 1 CƠ THÂN MÌNH
Mục tiêu bài giảng:
1. Mô tả được các cơ của thành ngực, cơ thành bụng trước bên và các cơ nông ởlưng.
2. Giải thích được chức năng các cơ thành bụng.
Cơ thân mình bao gồm các cơ ở thành ngực, thành bụng, các cơ ở lưng, các cơ ở đáy chậu và cơ hoành.
Trong phạm vi bài này chỉ trình bày các cơ thành ngực, các cơ thành bụng và các cơ ở lưng.
Các cơ còn lại được trình bày trong các phần tương ứng.
I. Các cơ ở thành ngực
Các cơ thành ngực là những cơ liên quan mật thiết với xương sườn và khoảng gian sườn, nói
cách khác là các cơ riêng của thành ngực.
Một số cơ khác cũng góp phần tạo nên thành ngực gồm các cơ liên quan đến chi trên như cơ
ngực lớn, cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ răng trước đã được trình bày trong phần chi trên.
Các cơ thành ngực được xếp thành 3 lớp:
+ Lớp ngoài gồm cơ gian sườn ngoài và cơ nâng sườn.
+ Lớp giữa là cơ gian sườn trong.
+ Lớp trong gồm cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn và cơ ngang ngực.
1. Các cơ ở lớp ngoài
1.1. Các cơ gian sườn ngoài
- Nguyên ủy: bờ dưới của 11 xương sườn trên.
- Đường đi và bám tận: các sợi cơ chạy xuống dưới và ra trước bám tận vào bờ trên của
cácxương sườn ngay dưới. Trong mỗi khoảng gian sườn, cơ chỉ chiếm phần sau, phía trước
khi đến gần sụn sườn thì cơ nối tiếp với màng gian sườn ngoài.
- Động tác: nâng các xương sườn, nên là cơ hít vào. 1.2. Cơ nâng sườn
- Nguyên ủy: đầu mỏm ngang các đốt sống từ cổ VII đến ngực XI.
- Đường đi và bám tận: là các cơ nhỏ, chạy xuống và ra ngoài, bám tận vào mặt ngoài cácxương
sườn ngay dưới, đoạn giữa củ sườn và góc sườn.
- Thần kinh vận động: nhánh sau của các TK gai sống từ C8 đến T11. - Động tác: nâng xương
sườn, nên là cơ hít vào.
2. Các cơ lớp giữa: là các cơ gian sườn trong
- Nguyên ủy: bờ dưới các xương sườn, sụn sườn và đáy các rãnh sườn.
- Đường đi và bám tận: Các sợi cơ chạy xuống dưới và ra sau, đến bám tận vào bờ trên cácxương
sườn ngay dưới. Trong mỗi khoảng gian sườn, cơ chiếm phần trước từ bờ xương ức đến góc
sườn, rồi tiếp nối với màng gian sườn trong ( từ góc sườn tới cột sống).
- Động tác: hạ sườn trong động tác thở ra. Nhưng ở 4-5 khoảng gian sườn trên lại có tác
dụngnâng sườn ( động tác hít vào).
3. Các cơ lớp trong
3.1. Các cơ gian sườn trong cùng: được xem như một phần của cơ gian sườn trong.
- Nguyên ủy: mép trong rãnh sườn của các xương sườn trên. lOMoAR cPSD| 36844358 2
- Đường đi - bám tận: chạy cùng chiều với cơ gian sườn trong, giữa hai cơ là bó mạch thầnkinh
gian sườn. Bám tận vào bờ trên của các xương sườn dưới.
Hình 1: Các cơ gian sườn. 1. Màng gian sườn trong
2. Cơ gian sườn ngoài 3. Cơ gian sườn trong và trong cùng 3.2. Các cơ dưới sườn
Các cơ dưới sườn nằm ở phần sau mặt trong các xương sườn, thường phát triển ở phần dưới của ngực.
- Nguyên ủy: bờ dưới các xương sườn, gần góc sườn.
- Đường đi và bám tận: chạy cùng chiều cơ gian sườn trong. Bám tận vào bờ trên của
xươngsườn thứ hai hoặc thứ ba ở phía dưới.
- Động tác: nâng xương sườn nên là cơ hít vào. 3.3. Cơ ngang ngực
- Nguyên ủy: mặt sau mỏm mũi kiếm và nửa dưới thân xương ức.
- Đường đi - bám tận: Các cơ chạy tỏa hình nan quạt, tới bám tận vào mặt sau các sụn sườn
từthứ hai đến thứ sáu mỗi bên. - Động tác: chưa rõ.
Hầu hết các cơ trên đều được chi phối bởi các thần kinh gian sườn tương ứng. lOMoAR cPSD| 36844358 3
Hình 2: Mặt sau tấm ức sụn sườn 1. Cơ ngang ngực 2. ĐM thượng vị trên 3. ĐM ngực trong 4. Cơ hoành
5. Cơ thẳng bụng (đã cắt bỏ lá sau bao cơ) 6. ĐM thượng vị dưới
II. Các cơ thành bụng 1. Các
cơ ở thành bụng trước bên
Các cơ ở thành bụng trước bên gồm 5 cơ: cơ thẳng bụng và cơ tháp ở trước; ba cơ ở phía bên
xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng. 1.1. Cơ chéo bụng ngoài -
Nguyên ủy: xuất phát bởi 8 trẽ cơ bám vào mặt ngoài 8 xương sườn dưới. Các trẽ cơ
này đanxen kẽ với các trẽ cơ răng trước và cơ lưng rộng. -
Đường đi - bám tận: cân cơ chéo bụng ngoài tiếp tục hướng đi chạy ra phía trước, góp
phầntạo nên lá trước bao cơ thẳng bụng trước khi đến bám tận vào đường trắng từ xương ức tới
xương mu. Phần dưới của cân cơ từ đoạn trước mào chậu tới thân xương mu bám bằng hai trụ:
trụ ngoài và trụ trong và một dây chằng phản chiếu chạy quặt lên từ trụ ngoài để tạo nên lỗ bẹn
nông. Bờ tự do ở phía dưới của lá cân này, đi từ gai chậu trước trên tới củ mu là dây chằng bẹn.
Còn các thớ cơ ở phần dưới hầu như chạy thẳng xuống đến bám vào mép ngoài mào chậu. Tại
đây, bờ sau cơ chéo bụng ngoài hợp với bờ ngoài cơ lưng rộng và mào chậu thành một tam giác
gọi là tam giác thắt lưng, là nơi có thể xảy ra thoát vị thành bụng. Thần kinh vận động: Gồm
các nhánh của 6 dây thần kinh gian sườn dưới, thần kinh dưới sườn và đôi khi cả thần kinh chậu hạ vị. lOMoAR cPSD| 36844358 4
Hình 3. Cơ chéo bụng ngoài 1. Cơ lưng rộng 2. Cơ răng trước 3. Cơ chéo bụng ngoài
4. Phần cân của cơ chéo bụng ngoài 5. Cơ ngực lớn 6. Đường trắn 1.2. Cơ chéo bụng trong lOMoAR cPSD| 36844358 5
Hình 5. Cơ thành bụng trước bên
1. Cơ chéo bụng ngoài 2. Cơ thẳng bụng 3. Cơ tháp 4. Cơ răng trước 5. Cơ gian sườn trong
6. Cơ chéo bụng trong 7. Cơ bìu
- Nguyên ủy: + Mạc ngực thắt lưng.
+ Mào chậu: 2/3 trước của mép giữa mào chậu.
+ Dây chằng bẹn: 1/2 ngoài.
- Đường đi và bám tận: nằm phía trong cơ chéo bụng ngoài, cơ tỏa hình nan quạt từ dưới lêntrên
và ra trước để bám tận vào:
+ Ba xương sườn cuối cùng bởi các thớ cơ phần sau.
+ Đường trắng: các thớ cơ ở phần giữa chạy ngang ra trước, tới bờ ngoài cơ thẳng bụng thì tạo
thành cân bám vào đường trắng và đan lẫn với cân cơ đối diện. Ở 2/3 trên bụng, cân cơ tách ra
thành hai lá trước và sau để tạo thành lá trước và lá sau của bao cơ thẳng bụng. Ở 1/3 dưới, cân
này chạy hoàn toàn trước cơ thẳng bụng nên chỉ tạo lá trước bao cơ.
+ Xương mu: phần trước dưới cơ này cùng với cơ ngang bụng tạo nên liềm bẹn hay gân kết
hợp tới bám vào mào lược xương mu.
+ Ở nam giới, một số sợi cơ dưới cùng chạy vào bìu, tạo thành cơ bìu.
- TK vận động: gồm hai TK gian sườn dưới, TK dưới sườn, TK chậu hạ vị và TK chậu bẹn. 1.3. Cơ ngang bụng lOMoAR cPSD| 36844358 6
Hình 6. Cơ thành bụng trước bên (lớp sâu)
1. Cơ thẳng bụng 2. Cơ gian sườn ngoài 3. Cơ gian sườn trong 4. Cơ chéo bụng ngoài
5. Lá sau bao cơ thẳng bụng 6. Cơ ngang bụng 7. Cơ chéo bụng trong 8. Mạc ngang
9. Lá trước bao cơ thẳng bụng 10. Cơ tháp
- Nguyên ủy: + Dây chằng bẹn: 1/3 ngoài.
+ Mặt trong của 6 xương sườn và sụn sườn cuối: bám vào bằng 6 trẽ cơ, các trẽ
này đan lẫn với các trẽ của cơ hoành.
+ Mạc ngực thắt lưng: cùng với cơ chéo bụng trong, bám vào phần ở dọc bờ
ngoài cơ vuông thắt lưng. + Mép trong mào chậu
- Đường đi - bám tận: các thớ cơ chạy vòng từ sau ra trước tới bám vào:
+ Đường trắng: cơ chuyển thành cân ở gần bờ ngoài cơ thẳng bụng. Ở 2/3 trên, cân cơ chạy sau
cơ thẳng bụng, cùng với cân cơ chéo bụng trong tạo nên lá sau của bao cơ này. 1/3 dưới cân cơ
chạy ra trước và tạo nên lá trước của bao cơ thẳng bụng.
+ Mào lược xương mu : các thớ cơ phía dưới cùng các thớ cơ chéo bụng trong tạo thành liềm
bẹn (hay gân kết hợp) đã nói ở trên.
- Thần kinh vận động: là 5 TK gian sườn cuối, TK dưới sườn, TK chậu hạ vị và TK chậu bẹn. 1.4. Mạc ngang
Có thể xem như là một lớp riêng của thành bụng, nằm ở mặt trong của cơ ngang bụng và cơ
thẳng bụng. Mạc ngang liên tiếp xung quanh với mạc hoành, mạc ngực thắt lưng, mạc chậu và
bao mạch đùi. Phía trong mạc ngang là lớp mỡ ngoài phúc mạc và phúc mạc thành. lOMoAR cPSD| 36844358 7 1.5. Cơ thẳng bụng
- Nguyên ủy: mặt trước mỏm mũi kiếm xương ức và các sụn sườn 5,6,7.
- Đường đi - bám tận: thớ cơ chạy thẳng xuống dưới bám vào xương mu. Thường có 3 - 5 trẻgân
ngang chia cơ làm nhiều đoạn. Các trẻ gân này dính với lá trước bao cơ nhưng không dính với lá sau.
- TK vận động: 5- 6 TK gian sườn cuối và TK dưới sườn.
- Bao cơ thẳng bụng: gồm hai lá trước và sau:
+ Ở 2/3 trên: lá trước do cân cơ chéo bụng ngoài và lá trước cân cơ chéo bụng trong tạo nên.
Lá sau của bao cơ do lá sau cân cơ chéo bụng trong và cân cơ ngang bụng tạo nên.
+ Ở 1/3 dưới: các cân cơ chéo bụng và ngang bụng đều chạy ra trước cơ thẳng bụng, tạo nên lá
trước bao cơ; còn lá sau bao cơ chỉ do mạc ngang tạo nên. Do vậy, ở chỗ ranh giới mà cân các
cơ chạy ra trước thường tạo thành một đường cong lõm xuống dưới ở lá sau bao cơ gọi là đường cung. 1.6. Cơ tháp
- Nguyên ủy: thân xương mu.
- Đường đi - bám tận: là một cơ nhỏ, nằm trước phần dưới cơ thẳng bụng; cơ chạy lên trên
vàvào trong, bám tận vào đường trắng ở 1/3 dưới đoạn rốn - mu..
- TK vận động: TK dưới sườn. 1.7. Đường trắng
Là một cấu trúc sợi chắc nằm giữa bờ trong hai cơ thẳng bụng, từ mũi ức đến khớp mu. Đường
trắng được tạo nên do các thớ sợi của cân các cơ chéo bụng ngoài, cân cơ chéo bụng trong, cân
cơ ngang bụng đan chéo với bên đối diện và các thớ dọc nhất là ở phần dưới tạo nên. Đường
trắng rộng khoảng 2 cm ở phần trên và quanh rốn. Ở một phần ba dưới, đường trắng rất hẹp.
Đường trắng là vị trí được ưu tiên chọn để mở bụng trong các phẫu thuật trong ổ bụng. 1.8. Rốn
Rốn cấu tạo từ nông vào sâu gồm: da, tổ chức dưới da, vòng cân rốn, mạc rốn và phúc mạc.
Da của rốn tạo thành một hố lõm. Da của rốn bám vào vòng cân rốn.
Tổ chức dưới da: chỉ hiện diện ở bờ xung quanh rốn, ở giữa rốn không có tổ chức mỡ dưới da.
Vòng cân rốn: là một vòng sợi bên trong đường trắng. Bờ dưới của vòng cân rốn gắn với dây
chằng rốn trong và dây chằng rốn giữa, bờ trên gắn với dây chằng tròn.
Mạc rốn: là một tấm sợi căng ngang hai bao cơ thẳng bụng, phía sau tĩnh mạch rốn.
Phúc mạc: bên ngoài phúc mạc là lớp mỡ ngoài phúc mạc.
1.9. Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên - Bảo vệ các tạng trong ổ bụng.
- Làm tăng áp lực trong ổ bụng khi các cơ cùng co: quan trọng trong đại tiểu tiện, sinh đẻ, nônmửa...
- Góp phần trong hô hấp gắng sức.
- Giúp giữ vững tư thế, cử động thân mình. lOMoAR cPSD| 36844358 8
Hình 7. Bao cơ thẳng bụng A. Thiết đồ cắt ngang trên rốn B. Thiết đồ cắt qua rốn C. Thiết đồ
cắt dưới đường cung
1. Đường trắng 2. Dây chằng tròn gan
3. Cơ thẳng bụng 4. Các cơ gian sườn 5. Cơ ngang bụng 6. Cơ chéo bụng trong
7. Cơ chéo bụng ngoài 8. Cơ chậu
9. Dây chằng rốn giữa 10. Dây chằng rốn trong11. Bó mạch thượng vị dưới
12. Dây chằng dọc trước
13. Thân đốt sống thắt lưng
2. Các cơ thành bụng sau
Gồm các cơ thắt lưng chậu, cơ vuông thắt lưng và các cơ của lưng. Ở đây chỉ xét cơ vuông thắt
lưng, các cơ khác được trình bày ở phần tương ứng. 2.1. Cơ vuông thắt lưng
- Nguyên ủy: phần sau mép trong mào chậu.
- Bám tận: bờ dưới xương sườn 12.
- Động tác: nghiêng thân mình.
- TK vận động: đám rối thắt lưng. lOMoAR cPSD| 36844358 9
Hình 8: Các cơ thành bụng sau
1. Cơ ngang bụng (cắt và lật lên) 2. Cơ hoành 3. Cơ vuông thắt lưng 4. Cơ thắt lưng chậu III. Các cơ ở lưng
Gồm các cơ ở thành sau ngực và thắt lưng, xếp thành hai lớp: 1. Lớp nông
Gồm ba lớp, mỗi lớp hai cơ.
- Lớp thứ nhất: cơ thang và cơ lưng rộng.
- Lớp thứ hai: cơ nâng vai và cơ trám.
- Lớp thứ ba: cơ răng sau trên và dưới.
1.1. Cơ thang: là một cơ mỏng, hình tam giác, ở phần trên của lưng. - Nguyên ủy:
+ Xương chẩm: ụ chẩm ngoài và đường gáy trên.
+ Cột sống: mỏm gai các đốt sống từ cổ I đến ngực XII, dây chằng gian gai ở phần này. - Bám
tận: các sợi cơ đi ra ngoài, hội tụ lại và bám vào 1/3 ngoài bờ sau xương đòn, bờ trong và mặt
trên mỏm cùng vai, mép trên bờ sau gai vai.
- TK vận động: nhánh của TK phụ và đám rối TK cổ (C3).
- Động tác: nâng và khép xương vai, nghiêng và xoay đầu.1.2. Cơ lưng rộng - Nguyên ủy:
+ Mỏm gai và dây chằng gian gai từ đốt sống T6 đến xương cùng. + Mào chậu: 1/3 sau.
+ 4 xương sườn cuối cùng. lOMoAR cPSD| 36844358 1
- Đường đi - bám tận: là cơ dẹt, rộng, phủ gần hết phần dưới lưng, chạy lên trên ra ngoài,
đếnbám vào rãnh gian củ xương cánh tay.
- TK vận động: TK ngực lưng.
- Động tác: + Khép, xoay cánh tay vào trong.
+ Nâng thân mình khi leo trèo.
Hình 9. Lớp nông của các cơ ở lưng
1. Cơ thang 2. Cơ tròn lớn 3. Cơ lưng rộng 4. Cơ chéo bụng ngoài 5. Tam giác thắt lưng 1.3. Cơ nâng vai
- Nguyên ủy: mỏm ngang của bốn đốt sống cổ 1, 2, 3, 4.
- Bám tận: bờ trong xương vai ở đoạn trên gai vai.
- TK vận động: TK lưng vai.
- Động tác: nâng xương vai, nghiêng cổ. 1.4. Cơ trám
- Nguyên ủy: + Mỏm gai và dây chằng gian gai của các đốt sống từ C7 đến T5. + Dây chằng gáy: phần dưới.
- Đương đi - bám tận: các sợi cơ chạy xuống dưới, ra ngoài tới bám vào bờ trong xương
vai.Khoảng ngang mức gai vai có một bó trên tách ra gọi là cơ trám bé, phần lớn còn lại là cơ trám lớn.
- TK vận động: TK lưng vai.
- Động tác : nâng và kéo xương vai vào trong. lOMoAR cPSD| 36844358 1
Hình 10. Các cơ lưng (lớp nông)
1. Cơ nâng vai 2. Cơ trám bé 3. Cơ trám lớn 4. Cơ răng sau dưới 5. Cơ răng sau trên 1.5. Cơ răng sau trên
- Nguyên ủy: + Mỏm gai và dây chằng gian gai từ C6 đến T2.
+ Dây chằng gáy (phần dưới).
- Bám tận: cơ chạy xuống dưới, ra ngoài, bám vào bờ trên và mặt ngoài 4 xương sườn đầutiên.
- TK vận động: TK gian sườn 1 đến 4.
- Động tác: nâng các xương sườn nên là cơ hít vào. 1.5. Cơ răng sau dưới
- Nguyên ủy: mỏm gai và dây chằng gian gai của các đốt sống từ T11 đến L3.
- Bám tận: bờ dưới bốn xương sườn cuối.
- TK vận động: 4 TK gian sườn cuối.- Động tác: hạ các xương sườn.
Nhìn chung các cơ ở lớp nông chạy từ cột sống đến xương vai hoặc xương cánh tay. Tác dụng
chủ yếu là trợ lực thêm cho chi trên để tăng thêm khả năng và phạm vi hoạt động. Còn hai cơ
răng sau trên và dưới, ngoài tác dụng là cơ thở vào, nó còn như cái đai giữ các cơ cạnh sống. 2. Lớp sâu
Là các cơ cạnh sống, gồm nhiều cơ đứng cạnh nhau tạo nên một khối cơ chung, nhưng cũng
được sắp xếp thành ba lớp từ nông đến sâu.
2.1. Lớp thứ nhất: là cơ dựng sống. lOMoAR cPSD| 36844358 1
Gồm các cơ chậu sườn, cơ dài và cơ gai. Chúng chạy từ xương chẩm nên còn được gọi theo
từng đoạn: chậu sườn thắt lưng, chậu sườn ngực, chậu sườn cổ, dài ngực, dài cổ và dài đầu... -
Động tác: nghiêng hoặc duỗi cột sống.
Hình 11. Các cơ cạnh sống
1. Cơ gối đầu 2. Cơ bán gai đầu 3. Cơ bán gai cổ 4. Cơ gối cổ 5. Cơ gai ngực 6. Cơ dài đầu
7. Cơ dài cổ 8. Cơ chậu sườn cổ 9. Cơ dài ngực 10. Cơ chậu sườn ngực 11. Cơ chậu sườn thắt lưng 2.2. Lớp thứ hai
Là các cơ ngang - gai: bám từ mỏm ngang sang mỏm gai đốt sống khác, gồm:
- Cơ bán gai: Từ mỏm ngang đốt sống này đến mỏm gai của các đốt sống thứ 4 - 5 phía trên.
- Cơ nhiều chân: Từ mỏm ngang đốt sống này đến mỏm gai của đốt sống thứ 3 - 4 phía trên.
- Cơ xoay: Từ mỏm ngang đốt sống này lên mỏm gai đốt sống kể trên.
* Chức năng các cơ này là xoay cột sống.
2.3. Lớp thứ ba: gồm hai loại:
+ Cơ gian gai: Bám giữa các mỏm gai, tác dụng duỗi cột sống.
+ Cơ gian ngang: Bám giữa các mỏm ngang. Tác dụng duỗi và nghiêng cột sống.
* Vận động các cơ cạnh sống là nhánh sau của các TK gai sống. lOMoAR cPSD| 36844358 1
Hình 12. Các cơ cạnh sống (lớp sâu)
1. Cơ thẳng đầu sau bé 2. Cơ thẳng đầu sau lớn 3. Cơ gian ngang 4. Cơ xoay 5. Cơ gian gai
6. Cơ chéo đầu trên 7. Cơ chéo đầu dưới 8. Cơ bán gai 9. Cơ nâng sườn 10. Cơ nhiều chân