-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải phẫu Xương thân mình - hân biệt được đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt.
Xương thân mình gồm ba phần:- Cột sống như một cái trục chính để đỡ thân mình.- Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên lồng ngực chứa đựng,bảo vệ phổi và các cơ quan trong trung thất.- Khung chậu (đã được học ở phần chi dưới).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Giải phẫu (DHY) 15 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Giải phẫu Xương thân mình - hân biệt được đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt.
Xương thân mình gồm ba phần:- Cột sống như một cái trục chính để đỡ thân mình.- Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên lồng ngực chứa đựng,bảo vệ phổi và các cơ quan trong trung thất.- Khung chậu (đã được học ở phần chi dưới).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Giải phẫu (DHY) 15 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Huế
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358 1
XƯƠNG KHỚP THÂN MÌNH
Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được đặc điểm chung của đốt sống, đặc điểm riêng của đốt sống từng
đoạn,của xương ức và xương sườn.
2. Phân biệt được đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt.
3. Mô tả được khớp của các đốt sống. A. XƯƠNG THÂN MÌNH
Xương thân mình gồm ba phần:
- Cột sống như một cái trục chính để đỡ thân mình.
- Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên lồng ngực chứa đựng,bảo
vệ phổi và các cơ quan trong trung thất. - Khung chậu (đã được học ở phần chi dưới). I. Cột sống 1. Đại cương
Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau, uốn lượn phía sau thân
mình, nằm trên đường dọc giữa, kéo dài từ dưới xương chẩm đến hết xương cụt. Ngoài nhiệm
vụ nâng đỡ cơ thể, cột sống còn bao bọc bảo vệ tủy gai vaì váûn âäüng. Hình 1. Cột sống
A. Nhìn từ trước
B. Nhìn từ sau
C. Nhìn nghiêng
a. Đoạn cổ b. Đoạn ngực c. Đoạn thắt lưng d. Đoạn cùng và cụt 1.1. Số lượng đốt sống lOMoAR cPSD| 36844358 2
Để cơ thể vận động được linh hoạt nên cột sống gồm nhiều đốt sống. Thường có từ 33 đến 35
đốt sống, phân bố như sau:
- 24 đốt sống trên rời nhau gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng.
- 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên xương cùng.
- 4 - 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành xương cụt.
1.2. Các đoạn cong của cột sống
Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng.
Nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi
ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.
Các đoạn cong này nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào mặt phẳng chân đế
trong tư thế đứng thẳng.
2. Cấu tạo chung của đốt sống Mỗi đốt sống gồm 4 phần:
Hình 2. Cấu tạo chung một đốt sống
A. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trước
B. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trên
1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm ngang 3. Thân đốt sống 4. Mảnh cung 5. Mỏm gai
6. Cuống cung7. Lỗ đốt sống 2.1. Thân đốt sống
- Nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể.
- Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới hơi lõm để tiếp xúc với đĩa gian đốt sống. 2.2. Cung đốt sống
- Ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân giới hạn nên lỗ đốt sống.
- Cung đốt sống gồm hai phần: cuống cung ở phía trước và mảnh cung đốt sống ở phía sau.
+ Hai mảnh cung đốt sống: dính nhau ở giữa, giới hạn nên thành sau lỗ đốt sống.
+ Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh cung với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ dưới cuống
cung có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống chồng lên nhau, khuyết sống
dưới cùng với khuyết sống trên của đốt sống bên dưới tạo nên lỗ gian đốt sống để dây thần kinh gai sống chui qua. lOMoAR cPSD| 36844358 3 2.3. Các mỏm
- Mỏm gai: từ chỗ nối giữa hai mảnh chạy ra sau, sờ được dưới da.
- Mỏm ngang: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy ngang ra ngoài.
- Mỏm khớp: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy lên trên hoặc xuống dưới. Mỗi đốt sống
cóhai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới. Ở đầu mỗi mỏm khớp có diện khớp để tiếp khớp
với mỏm đối diện của đốt sống kế cận. 2.4. Lỗ đốt sống
- Lỗ đốt sống được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, hai bên bởi cuäúng cung đốt sống và
phía sau bởi mảnh cung đốt sống.
- Khi các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống, các lỗ đốt sống sẽ nối nhau tạo nênống sống.
3. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống
Cột sống được chia thành 5 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng và đoạn cụt.
Từng đoạn cột sống có chức năng khác nhau nên các đốt sống trong đó có những đặc điểm
riêng. Các đốt sống ở giữa từng đoạn mang những đặc điểm rõ nét nhất của đoạn đó, các đốt
sống ở hai đầu của đoạn mang những đặc điểm chuyển tiếp giữa hai đoạn. 3.1. Các đốt sống cổ 3.1.1. Đặc điểm chung
Hình 3. Đốt sống cổ 5 nhìn từ trên
1. Mỏm gai 2. Mảnh cung 3. Mỏm khớp trên 4. Củ sau mỏm ngang 5. Củ trước mỏm ngang
6. Lỗ ngang 7. Thân đốt sống 8. Lỗ đốt sống
- Thân: dẹt, chiều ngang lớn hơn chiều trước sau, phía trước dày hơn phía sau.
- Cuống cung: dính vào mặt bên thân đốt sống. Khuyết sống trên và khuyết sống dưới sâu gầnbằng nhau.
- Mỏm gai: đỉnh tách đôi.
- Mỏm ngang: đỉnh cũng tách đôi tạo ra củ trước và củ sau mỏm ngang. Có lỗ ngang để
độngmạch đốt sống chui qua; đây là đặc điểm nổi bật nhất của đốt sống cổ. - Lỗ đốt sống: rộng, có hình tam giác.
3.1.2. Đốt sông cổ thứ nhất (C1): còn gọi là đốt đội. lOMoAR cPSD| 36844358 4
Hình 3. Đốt sống cổ 1 (đốt sống đội atlat)
A. Nhìn từ trên
B. Nhìn từ dưới 1. Mỏm ngang 2. Khối bên
3. Rãnh ĐM đốt sống 4. Củ sau
5. Cung sau 6. Lỗ đốt sống 7. Lỗ ngang
8. Hố khớp trên 9. Củ trước
10. Cung trước11. Hố răng
- Không có thân và mỏm gai.
- Cấu tạo bởi hai khối bên, nối nhau bằng hai cung: cung trước và cung sau. Phía trước
cungtrước có củ trước, phía sau cung sau là củ sau.
- Có hố răng ở giữa mặt sau của cung trước để khớp với răng của đốt sống cổ thứ hai.
- Có rãnh động mạch đốt sống ở mặt trên, sát sau khối bên.
3.1.3. Đốt sống cổ thứ hai (C2): còn gọi là đốt trục.
- Đặc trưng với mäüt mỏm mọc nhô lên phía trên thân và được xem như phần thân của đốt sống
C1 dính vào thân C2 goüi laì ràng.
- Răng cao 1,5cm, có diện khớp trước và sau để khớp với hố răng và dây chằng ngang ở đốtđội.
Hình 4: Đốt sống cổ 2 A. Nhìn trước B. Nhìn sau 1. Răng
2. Diện khớp trước3. Thân đốt sống 4. Diện khớp sau 5. Lỗ ngang 6. Mỏm gai lOMoAR cPSD| 36844358 5
3.1.4. Đốt sống cổ thứ sáu (C6)
Củ trước của mỏm ngang lồi to ra gọi là củ cảnh. Ở ngang mức củ cảnh, ba động mạch: cảnh
chung, giáp dưới và đốt sống thường giao nhau.
3.1.5. Đốt sống cổ thứ bảy (C7)
Mỏm gai dài, đầu không tách đôi, lồi rõ dưới da nên còn được gọi là đốt sống lồi. Đốt sống C7
thường không có lỗ ngang hoặc lỗ ngang rất nhỏ.
3.2. Các đốt sống ngực 3.2.1. Đặc điểm chung
Hình 5. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trên
1. Mỏm gai 2. Mảnh cung 3. Hố sườn ngang 4. Mỏm khớp trên 5. Cuống cung
6. Thân đốt sống 7. Lỗ đốt sống
- Các đốt sống ngực khớp với xương sườn và qua xương sườn nối với xương ức để tạo nênlồng
ngực nên đốt sống ngực có đặc điểm quan trọng là mặt bên thân đốt sống có hố sườn, là các
diện khớp để khớp với đầu xương sườn.
- Thân đốt sống ngực dày hơn thân đốt sống cổ.
- Khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên.
- Mỏm ngang: có hố sườn ngang là diện khớp để khớp với củ sườn. Các hố sườn là điểm
đặctrưng của các đốt sống ngực.
- Mỏm gai dài, chạy chếch xuống dưới.
- Mỏm khớp các diện khớp gần như thẳng đứng.
- Lỗ đốt sống hình tròn.
3.2.2. Đặc điểm riêng của một số đốt sống ngực *
Đốt sống ngực thứ nhất (T1):
+ Hố sườn trên hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh để tiếp khớp với cả đầu xương sườn, còn hố
sườn dưới là một nửa diện khớp.
+ Có nhiều điểm giống với đốt sống cổ 7.
* Đốt sống ngực thứ 10 (T10):
+ Không có hố sườn dưới.
* Đốt sống ngực T11, T12: lOMoAR cPSD| 36844358 6
+ Chỉ có một hố sườn hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh đãø tiếp khớp với cả đầu xương sườn tương ứng.
+ Không có hố sườn ngang.
+ Đốt sống T12 còn có những đặc điểm giống với đốt sống thắt lưng: có mỏm núm vú, mỏm phụ.
Hình 6. Đốt sống ngực 12 nhìn bên
1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm núm vú 3. Mỏm phụ 4. Mỏm gai 5. Hố sườn 6. Thân đốt sống
3.3. Các đốt sống thắt lưng 3.3.1. Đặc điểm chung
- Thân đốt sống: lớn, dày để chịu đựng sức nặng của cơ thể.
- Mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang.
- Mỏm ngang dài, còn được gọi là mỏm sườn vì được xem như một xương sườn thoái hóa. Phía
sau chỗ xuất phát của mỏm sườn là mỏm phụ, nhỏ.
- Mặt ngoài của mỏm khớp trên có mỏm núm vú.
- Lỗ đốt sống hình tam giác, nhưng nhỏ hơn đoạn cổ.
Hình 7. Đốt sống thắt lưng 4 (nhìn từ trước (A) và nhìn từ trên (B)).
1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm sườn 3. Thân đốt sống 4. Mỏm khớp dưới 5. Lỗ đốt sống
6. Mỏm phụ 7. Mỏm núm vú 8. Mỏm gai
3.3.2. Đặc điểm riêng của một số đốt sống thắt lưng lOMoAR cPSD| 36844358 7
- Đốt sống thắt lưng thứ nhất (L1): mỏm sườn nhỏ nhất và mỏm phụ rõ hơn các đốt trongvùng.
- Đốt sống thắt lưng thứ năm (L5):
+ Là đốt sống lớn nhất, có mỏm gai tròn, nhỏ, hai mỏm khớp dưới tách xa nhau.
+ Thân đốt sống phía trước dày hơn phía sau góp phần tạo nên góc nhô với xương cùng.
Một số người có đốt sống thắt lưng năm dính liền với xương cùng một phần hay toàn bộ được
gọi là hiện tượng cùng hóa L5. 3.4. Xương cùng
- Do 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên.
- Ở trên khớp với L5, hai bên khớp với xương chậu qua diện tai, ở dưới khớp với xương cụt.
- Có hình chêm với hai mặt, hai phần bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới.3.4.1. Mặt chậu
hông - Nhìn ra trước, lõm.
- Có 4 đường ngang là vết tích của các đốt sống cùng dính nhau.
- Ở hai đầu các đường ngang có các lỗ cùng chậu hông để ngành trước các thần kinh gai sốngcùng chui qua. Hình 8. Xương cùng
A. Nền xương cùng
B. Mặt chậu hông C. Mặt lưng
1. Các đường ngang 2. Phần bên 3. Mỏm khớp trên 4. Diện khớp thắt lưng cùng 5. Ụ nhô
6. Lỗ cùng chậu hông 7. Mào cùng trung gian 8. Lỗ trên của ống cùng 9. Mào cùng giữa
10. Diện tai 11. Mào cùng bên 12. Lỗ cùng 13. Đỉnh xương cùng 14. Sừng cùng
15. Lỗ cùng lưng 16. Lồi củ cùng 3.4.2. Mặt lưng
- Nhìn ra sau, lồi, ghồ ghề. lOMoAR cPSD| 36844358 8
- Ở giữa có mào cùng giữa (do các mỏm gai dính nhau), phía dưới tách đôi tạo thành hai
sừngcùng và giới hạn một lỗ hẹp hình chữ V gọi là lỗ cùng, là giới hạn cuối của ống cùng.
- Hai bên mào cùng giữa là mào cùng trung gian (do các mỏm khớp tạo nên).
- Ngoài mào cùng trung gian là mào cùng bên (do các mỏm ngang tạo nên).
- Giữa mào cùng giữa và mào cùng trung gian là rãnh cùng. Giữa mào cùng trung gian và
màocùng bên có bốn lỗ cùng lưng mỗi bên để ngành sau của các thần kinh gai sống cùng chui qua. 3.4.3. Nền xương cùng
- Tương ứng với mặt trên của đốt cùng thứ nhất (S1).
- Nhìn lên trên và ra trước.
- Ở trước là ụ nhô, tương ứng bờ trước mặt trên thân đốt cùng thứ nhất.
- Ở giữa là lỗ trên của ống cùng, có hình tam giác.
- Hai bên là mặt trên của phần bên, có bờ trước là đoạn sau của eo trên, liên tiếp với đườngcung của xương chậu.
- Ở phía sau là hai mỏm khớp trên, khớp với hai mỏm khớp dưới của đốt sống L5. 3.4.4. Phần bên
Là phần ở bên ngoài các lỗ cùng lưng và chậu hông. Có hình tam giác, đáy ở trên, đỉnh ở dưới.
- Phía trên: có diện tai để khớp với diện cùng tên của xương chậu.
- Sau diện tai là lồi củ cùng.
- Phía dưới hẹp, ghồ ghề, là chỗ bám của dây chằng cùng ụ ngồi và dây chằng cùng gai ngồi. 3.4.5. Đỉnh xương cùng
Tiếp khớp với nền xương cụt. Cũng có thể hai xương dính liền nhau. 3.4.6. Ống cùng
Là đoạn cuối của ống sống, chứa chùm thần kinh đuôi ngựa của tủy gai. Ống cùng thông với
các lỗ cùng lưng và lỗ cùng chậu hông qua các lỗ gian đốt sống cùng. 3.4.7. Sự khác nhau về
giới tính của xương cùng - Ở nữ giới:
+ Thường mảnh mai, dẹt, rộng và ngắn.
+ Mặt chậu hông lõm nhiều.
+ Diện tai chỉ từ đốt sống cùng S1-S2. - Ở nam giới:
+ Thường lớn, dày, ghồ ghề.
+ Mặt chậu hông ít lõm.
+ Diện tai kéo dài từ đốt sống cùng S1 đến S3.
Tuy vậy, sự khác biệt này nhiều khi không rõ ràng, và phân biệt xương nam-nữ không phải luôn dễ dàng. 3.5. Xương cụt
- Do 4-6 đốt sống cằn cỗi nhỏ cuối cùng dính nhau tạo nên.
- Có hình chêm, dẹt, với hai mặt, hai bờ, một đỉnh ở dưới tự do và một nền ở trên, khớp
vớixương cùng bằng khớp bán động.
- Mặt chậu hông lõm. Mặt lưng lồi, phía trên có hai sừng cụt, nối với hai sừng cùng bằng
dâychằng. II. Xương ngực
Khung xương của ngực gồm 12 đôi xương sườn nối xương ức với các đốt sống ngực. Khung
xương của ngực quây lấy một khoang gọi là lồng ngực. lOMoAR cPSD| 36844358 9
Lỗ trên lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ nhất, xương sườn thứ nhất và bờ trên cán ức.
Lỗ dưới lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ 12, xương sườn 12 phía sau và sụn
sườn bảy nối với xương ức ở phía trước. Hình 9. Lồng ngực
1. Đốt sống thắt lưng 1 2. Đốt sống ngực 12 3. Đốt sống cổ 1 4. Xương đòn 5. Ổ chảo xương vai
6. Sụn sườn 7. Xương ức 8. Sụn sườn 7 9. Xương sườn 12 1. Xương sườn 1.1. Đại cương
- Xương sườn là các xương dài, dẹt và cong, nằm hai bên lồng ngực, chạy chếch xuống dướivà ra trước.
- Có 12 đôi, chia thành hai loại:
+ Xương sườn thật gồm 7 đôi trên, nối với xương ức bằng các sụn sườn riêng.
+ Xương sườn giả gồm 5 đôi dưới, trong đó:
* Các xương sườn 8, 9 và 10 nối với xương ức qua sụn sườn 7.
* Các xương sườn 11 và 12 có sụn sườn ngắn, không nối với xương ức mà lơ lửng tự dotrong
các cơ thành bụng, nên còn gọi là các xương sườn cụt.
1.2. Đặc điểm chung của các xương sườn lOMoAR cPSD| 36844358 1
Các xương sườn tạo nên một đường cong lõm vào trong không đồng đều. Chiều dài của các
xương sườn tăng dần từ xương sườn thứ nhất đến xương sườn thứ bảy, sau đó giảm dần từ
xương sườn thứ bảy đến xương sườn thứ mưới hai.
Mỗi xương sườn gồm có ba phần: đầu, cổ và thân. 1.2.1. Đầu sườn
Có diện khớp đầu sườn để khớp với hố sườn bên của hai đốt sống ngực kế cận. Diện khớp đầu
sườn gồm hai mặt chếch, ngăn cách nhau bởi mào đầu sườn. 1.2.2. Cổ sườn
Là phần thắt lại giữa đầu sườn và củ sườn. Bờ trên có mào cổ sườn.
Cổ sườn nối với thân ở củ sườn. Củ sườn lồi ra ở mặt ngoài, có diện khớp để khớp với hố sườn
ngang của đốt sống ngực tương ứng.
1.2.3. Thân sườn: dài, dẹt và cong.
- Giữa đoạn sau (ngắn) và đoạn bên như gập góc, tạo thành góc sườn. Xương sườn vừa congvừa
hơi xoắn, nên mặt ngoài của thân chạy ra trước thì nhìn lên trên và ra trước.
- Mặt ngoài nhẵn, lồi, có nhiều cơ bám.
- Mặt trong lõm, có rãnh sườn chạy dọc theo bờ dưới, có bó mạch thần kinh gian sườn đi dọcrãnh sườn.
- Đầu trước của thân sườn nối với sụn sườn.
Hình 10. Xương sườn
A. Xương sườn nhìn trên
B. Xương sườn nhìn từ dưới
1. Đầu sườn 2. Cổ sườn 3. Củ sườn 4. Góc sườn 5. Thân sườn 6. Mào đầu sườn 7. Rãnh sườn
1.3. Đặc điểm riêng của một số xương sườn 1.3.1. Xương sườn 1
- Rộng và ngắn nhất, không bị xoắn. Có hai mặt: lOMoAR cPSD| 36844358 1
+ Mặt trên: phía trước trong có hai rãnh: rãnh TM dưới đòn ở trước, và rãnh ĐM dưới đòn ở
sau. Giữa hai rãnh là củ cơ bậc thang trước cho cơ bậc thang trước bám. Sau rãnh ĐM dưới đòn
là chỗ bám của cơ bậc thang giữa và cơ răng trước.
+ Mặt dưới: không có rãnh sườn.
- Củ sườn nằm ở bờ ngoài. 1.3.2. Xương sườn 2
- Mặt ngoài thì nhìn lên trên, ở giữa có lồi củ cơ răng trước cho cơ này bám.
- Mặt trong nhìn xuống duới, có rãnh sườn nông.1.3.3. Xương sườn 11 và 12
Đầu sườn chỉ có một mặt khớp.
Không có cả cổ sườn, củ sườn và góc sườn. Xương sườn 12 có độ dài rất thay đổi có khi rất
ngắn và đôi khi cũng rất dài. 1.4. Sụn sườn
- Nối đầu trước thân xương sườn với xương ức.
- 7 sụn sườn trên nối trực tiếp với xương ức. Ba sụn sườn tiếp theo (sụn sườn 8, 9 và 10) nốivới
xương ức qua sụn sườn 7; sụn sườn 11 và 12 nhỏ, ngắn, không nối với xương ức. 2. Xương ức
- Là một xương dẹt, nằm phía trước, giữa lồng ngực.
- Xương ức gồm ba phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. Cán và thân ức tạo một góc nhôra trước gọi là góc ức.
- Xương ức có hai mặt trước và sau, hai bờ bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới.2.1. Mặt trước Cong, lồi ra trước.
Có các mào ngang là vết tích của các đốt xương ức dính nhau. 2.2. Mặt sau Lõm, nhẵn. 2.3. Bờ bên
Có 7 khuyết sườn để khớp với 7 sụn sườn đầu tiên. Sụn sườn 1 khớp với cán ức. Sụn sườn 2
khớp vào chỗ nối giữa cán và thân ức. Sụn sườn 7 khớp vào chỗ nối giữa thân và mỏm mũi kiếm. 2.4. Nền
Ở trên, có khuyết TM cảnh ở giữa và hai khuyết đòn ở hai bên để khớp với đầu ức của xương đòn. 2.5. Đỉnh hay mũi ức
Mỏng, nhọn như mũi kiếm nên còn gọi là mỏm mũi kiếm, nhiều khi có lổ thủng ở giữa hoặc
được cấu tạo bằng sụn với hình thù bất định. lOMoAR cPSD| 36844358 1
Hình 8: Mặt trước xương ức
1. Khuyết đòn 2. Cán ức 3. Khuyết sườn 1 4. Khuyết sườn 2 5. Thân xương ức
6. Khuyết sườn 7 7. Mũi ức B. KHỚP CỦA THÂN
Các khớp của thân bao gồm các khớp giữa các đốt sống, khớp giữa xương sườn với xương ức
và đốt sống, khớp giữa hai xương chậu (khớp mu) và khớp cùng chậu. Ở đây chỉ xem xét khớp giữa các đốt sống.
Khớp giữa các đốt sống gồm có:
I. Khớp giữa các mỏm khớp: là các khớp động.
II. Khớp giữa thân các đốt sống: là khớp bán động sụn. 1. Diện khớp
Là mặt trên và mặt dưới của hai thân đốt sống kế cận.
2. Đĩa gian đốt sống
Hình thấu kính hai mặt lồi. Có cấu tạo bằng sợi sụn, gồm hai phần.
- Phần chu vi gọi là vòng sụn, do các vòng xơ sụn đàn hồi, đồng tâm tạo nên.
- Phần trung tâm gọi là nhân tủy, rắn hơn và rất đàn hồi, di chuyển được trong vòng sợi,thường
nằm gần bờ sau đĩa gian đốt.
Do vậy, có thể đĩa bị thoát vị, đẩy lồi ra sau và lấn vào trong ống sống, chèn ép tủy gai hoặc
các rễ thần kinh gai sống.
Đĩa gian đốt sống góp phần tạo nên độ cong của cột sống. 3. Các dây chằng
+ Dây chằng dọc trước: chạy từ xương chẩm tới xương cùng, dính vào mặt trước thân đốt sống và đĩa gian đốt sống. lOMoAR cPSD| 36844358 1
+ Dây chằng dọc sau: từ xương chẩm tới xương cụt, bám vào mặt sau thân và các đĩa gian đốt
sống, lót mặt trước ống sống.
Ngoài ra, nối giữa các đốt sống còn có các dây chằng:
+ Dây chằng vàng: nối các mãnh cung đốt sống với nhau, lót thành sau ống sống, rất đàn hồi.
+ Dây chằng gian gai: nối các mỏm gai với nhau.
+ Dây chằng trên gai: nối các đỉnh mỏm gai.
Ở đoạn cổ, dây chằng trên gai dính vào ụ chẩm ngoài và mào chẩm ngoài tạo nên dây chằng gáy.
+ Dây chằng gian ngang: nối giữa các mỏm ngang./.