Giải sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Vi khuẩn | Chân trời sáng tạo

Mời các bạn tham khảo Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Vi khuẩn do VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 6 CTST, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6. Sau đây, mời các bạn tham khảo chi tiết.

Môn:

Khoa học tự nhiên 6 1.8 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Vi khuẩn | Chân trời sáng tạo

Mời các bạn tham khảo Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Vi khuẩn do VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 6 CTST, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6. Sau đây, mời các bạn tham khảo chi tiết.

82 41 lượt tải Tải xuống
Mở đầu trang 113 KHTN lớp 6:
Thức ăn không được bảo quản hợp đúng cách sẽ rất dễ bị ôi thiu. Vậy nguyên nhân nào
làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu? Việc sử dụng các loại thức ăn ôi thiu đó sẽ có tác hại gì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Thức ăn dễ bị ôi thiu do hoạt động của vi khuẩn biến đổi các chất trong đồ ăn biến đổi sang
chất khác.
- Việc sử dụng các loại thức ăn ôi thiu sẽ có tác hại là: Sử dụng thức ăn ôi thiu là đưa vi khuẩn
gây hại các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi thể tạo thành các
chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây
nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
1. Phần Hình thành kiến thức mới
Hình thành kiến thức mới 1 trang 113 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng đa số có các hình dạng sau:
Dạng hình que: trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột,…
Dạng hình cầu: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…
Dạng hình xoắn: xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh vàng da,…
Dạng hình dấu phẩy: phẩy khuẩn tả,…
Hình thành kiến thức mới 2 trang 113 KHTN lớp 6
Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em nhận xét gì về môi trường
sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nhận xét về môi trường sống của vi khuẩn: Môi trường sống của vi khuẩn rất đa dạng. Chúng
thể tồn tại mọi nơi và thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như đất, nước,
không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,…
Ví dụ:
Vi khuẩn sống trong môi trường đất: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat
hóa,…
Vi khuẩn sống trong môi trường nước: vi khuẩn lam, vi khuẩn thương hàn, phẩy
khuẩn tả,…
Vi khuẩn sống trong môi trường không khí: vi khuẩn lao, vi khuẩn sinh sắc tố, vi
khuẩn Bacillus subtilis,…
Vi khuẩn sống trên thể sinh vật: vi khuẩn E.coli thường kí sinh trong đường ruột
của người và động vật, vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh trong vùng rễ cây họ
Đậu,…
Vi khuẩn sống trong thức ăn ôi thiu: vi khuẩn Campylobacter gây bệnh đau dạ dày
thường tìm thấy trong thịt sống sữa không tiệt trùng; vi khuẩn Listeria tác
nhân gây nhiễm độc thức ăn nguy hiểm nhất (khoảng 20 – 30% ca nhiễm lâm sàng
thể dẫn đến tử vong) thường tìm thấy trong trái cây, rau quả, sữa không tiệt
trùng, các loại thịt nguội,…
Hình thành kiến thức mới 3 trang 114 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các
phần được đánh dấu từ (1) -> (4)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Thành phần cấu tạo của vi khuẩn: (1) Màng tế bào (2) Chất tế bào (3) Vùng nhân (4) Thành tế
bào.
Hình thành kiến thức mới 4 trang 114 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải
hữu cơ giúp làm sạch môi trường.
Quá trình phân giải của vi khuẩn giúp thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên:
Vi khuẩn phân giải chất hữu (chất thải của sinh vật, xác sinh vật) thành mùn hữu
các muối khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất rồi thực vật lại sử dụng các nguồn muối
khoáng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Hình thành kiến thức mới 5 trang 115 KHTN lớp 6
Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm hình 25.4. Kể tên một vài
ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4:
Tăng thời gian bảo quản thực phẩm: Một phần đường trong rau củ hoặc sữa được
vi khuẩn lactic biến thành axit lactic khiến cho pH giảm → Vi sinh vật gây hại như
vi khuẩn gây thối rữa không thể hoạt động được Nhờ đó, rau củ có thể giữ được
độ giòn, ngon; sữa không bị ôi thiu và kéo dài thời gian bảo quản.
Tạo hương vị đặc trưng (độ chua nhẹ) cho các sản phẩm lên men.
Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm: Nguồn vi sinh vật lợi (ví dụ lợi
khuẩn Lactobacillus Acidophilus) trong các thực phẩm được lên men này có nhiều
lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng.
Một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn:
vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm (làm tương, muối dưa, sản xuất bia,
rượu…).
Sử dụng vi khuẩn để xử lí chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Chế tạo dược phẩm (thuốc kháng sinh,…), mỹ phẩm.
Chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu.
Hình thành kiến thức mới 6 trang 115 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.5, 25.6 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện bệnh
Bệnh tiêu chảy
Trực khuẩn đường ruột
Vi khuẩn lao
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện bệnh
Bệnh tiêu chảy
Trực khuẩn đường ruột
Buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt
Bệnh lao phổi
Vi khuẩn lao
Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi
Hình thành kiến thức mới 7 trang 115 KHTN lớp 6
Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo con đường nào? Hãy nêu một số biện
pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Bệnh do vi khuẩn gây rathể lây truyền theo những đường như sau: đường miệng, đường dạ
dày, đường máu.
Biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:
Vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên tắm rửa, rửa tay sạch sẽ.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp hay ở những nơi đông người.
Vệ sinh môi trường sống.
Bảo quản thực phẩm đúng cách.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra.
2. Phần Luyện tập, vận dụng
Luyện tập 1 trang 114 KHTN lớp 6
Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh; thường được cấu tạo gồm 4 thành phần:
thành tế bào, màng tế bào, chất bào chất, vùng nhân.
Virus chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh; thường được cấu tạo gồm lớp vỏ protein
và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
Luyện tập 2 trang 115 KHTN lớp 6
Hãy đề xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình là:
Bỏ thực phẩm vào tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển
của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng
thực phẩm.
Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự
phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Làm mứt: Biện pháp này sử dụng lượng đường cao để hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Luyện tập 3 trang 116 KHTN lớp 6
Từ các con đường lây bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Bệnh tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa. Do đó, biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy hữu hiệu
là vệ sinh ăn uống:
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn.
Không ăn thực phẩm quá hạn, ô thiu.
Ăn chín, uống sôi.
Hạn chế ăn đồ ăn các quán vỉa hè, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Vận dụng trang 116 KHTN lớp 6
Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nếu trong đất không vi khuẩn thì các chất thải của sinh vật xác động thực vật sẽ không
thể được phân hủy. Điều đó dẫn tới:
Đất sẽ bị cằn cỗi bạc màu do thiếu nguồn khoáng chất từ quá trình phân giải chất
hữu cơ của vi sinh vật.
Các chất thải, xác sinh vật bị ch tụ khiến môi trường sống nói chung môi trường
đất nói riêng bị ô nhiễm.
3. Bài tập Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 25
Bài 1 trang 116 Khoa học tự nhiên 6
Phân biệt virus và vi khuẩn.
Đáp án hướng dẫn giải
Phân biệt vi khuẩn và virus:
Vi khuẩn là cơ thể sống được cấu tạo nên từ tế bào, có thể tự tồn tại mà không cần
đến tế bào vật chủ.
Virus không phải là cơ thể sống, nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần, tồn tại được
nhờ phải kí sinh nội bào vật chủ nếu không sẽ trở thành vật không sống.
Bài 2 trang 116 Khoa học tự nhiên 6
Trong các bệnh: bệnh lị, bệnh thủy đậu, bệnh viêm da, bệnh dại, bệnh than, bệnh viêm gan B,
bệnh lao phổi, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid - 19 ở người,
bệnh nào do virus, bệnh nào do vi khuẩn gây nên?
Đáp án hướng dẫn giải
Bệnh do vi khuẩn: bệnh lị, bệnh viêm da, bệnh than, bệnh lao phổi.
Bệnh do virus: bệnh thủy đậu, bệnh dại, bệnh viêm gan B, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị,
bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid-19.
Bài 3 trang 116 Khoa học tự nhiên 6
Nêu lợi ích và tác hại của vi khuẩn. Lấy ví dụ.
Đáp án hướng dẫn giải
- Một số lợi ích của vi khuẩn:
+ Tham gia phân hủy chất thải và xác sinh vật. Ví dụ: Sử dụng vi sinh vật làm phân bón vi sinh
giúp cải tạo đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh; sử dụng vi khuẩn trong xử lí rác
thải;…
+ Cố định làm giàu đạm cho đất. dụ: Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống cộng sinh
giữa rễ cây họ Đậu giúp biến đổi nitrogen trong không khí thành đạm cây thể hấp thụ
được;…
+ Dùng để chế biến thực phẩm. Ví dụ: làm sữa chua, làm dưa muối,…
+ Một số vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
- Tác hại:
+ Kí sinh gây bệnh cho con người. Ví dụ: bệnh lao, tiêu chảy, uốn ván,…
+ Gây thối hỏng lương thực, thực phẩm. Ví dụ: thức ăn, cơm để ngoài dễ bị ôi thiu,…
+ Vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi cây trồng. dụ: bệnh héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u
sưng và loét,…
| 1/7

Preview text:

Mở đầu trang 113 KHTN lớp 6:
Thức ăn không được bảo quản hợp lí và đúng cách sẽ rất dễ bị ôi thiu. Vậy nguyên nhân nào
làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu? Việc sử dụng các loại thức ăn ôi thiu đó sẽ có tác hại gì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Thức ăn dễ bị ôi thiu là do hoạt động của vi khuẩn biến đổi các chất trong đồ ăn biến đổi sang chất khác.
- Việc sử dụng các loại thức ăn ôi thiu sẽ có tác hại là: Sử dụng thức ăn ôi thiu là đưa vi khuẩn
gây hại và các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi có thể tạo thành các
chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây
nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
1. Phần Hình thành kiến thức mới
Hình thành kiến thức mới 1 trang 113 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng đa số có các hình dạng sau:
• Dạng hình que: trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột,…
• Dạng hình cầu: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…
• Dạng hình xoắn: xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh vàng da,…
• Dạng hình dấu phẩy: phẩy khuẩn tả,…
Hình thành kiến thức mới 2 trang 113 KHTN lớp 6
Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì về môi trường
sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nhận xét về môi trường sống của vi khuẩn: Môi trường sống của vi khuẩn rất đa dạng. Chúng
có thể tồn tại mọi nơi và thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như đất, nước,
không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,… Ví dụ:
• Vi khuẩn sống trong môi trường đất: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa,…
• Vi khuẩn sống trong môi trường nước: vi khuẩn lam, vi khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả,…
• Vi khuẩn sống trong môi trường không khí: vi khuẩn lao, vi khuẩn sinh sắc tố, vi khuẩn Bacillus subtilis,…
• Vi khuẩn sống trên cơ thể sinh vật: vi khuẩn E.coli thường kí sinh trong đường ruột
của người và động vật, vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh trong vùng rễ cây họ Đậu,…
• Vi khuẩn sống trong thức ăn ôi thiu: vi khuẩn Campylobacter gây bệnh đau dạ dày
thường tìm thấy trong thịt sống và sữa không tiệt trùng; vi khuẩn Listeria là tác
nhân gây nhiễm độc thức ăn nguy hiểm nhất (khoảng 20 – 30% ca nhiễm lâm sàng
có thể dẫn đến tử vong) thường tìm thấy trong trái cây, rau quả, sữa không tiệt
trùng, các loại thịt nguội,…
Hình thành kiến thức mới 3 trang 114 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các
phần được đánh dấu từ (1) -> (4)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Thành phần cấu tạo của vi khuẩn: (1) Màng tế bào (2) Chất tế bào (3) Vùng nhân (4) Thành tế bào.
Hình thành kiến thức mới 4 trang 114 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải
hữu cơ giúp làm sạch môi trường.
Quá trình phân giải của vi khuẩn giúp thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên:
Vi khuẩn phân giải chất hữu cơ (chất thải của sinh vật, xác sinh vật) thành mùn bã hữu cơ và
các muối khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất rồi thực vật lại sử dụng các nguồn muối
khoáng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Hình thành kiến thức mới 5 trang 115 KHTN lớp 6
Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4. Kể tên một vài
ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4:
• Tăng thời gian bảo quản thực phẩm: Một phần đường trong rau củ hoặc sữa được
vi khuẩn lactic biến thành axit lactic khiến cho pH giảm → Vi sinh vật gây hại như
vi khuẩn gây thối rữa không thể hoạt động được → Nhờ đó, rau củ có thể giữ được
độ giòn, ngon; sữa không bị ôi thiu và kéo dài thời gian bảo quản.
• Tạo hương vị đặc trưng (độ chua nhẹ) cho các sản phẩm lên men.
• Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm: Nguồn vi sinh vật có lợi (ví dụ lợi
khuẩn Lactobacillus Acidophilus) trong các thực phẩm được lên men này có nhiều
lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng.
Một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn:
• Có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm (làm tương, muối dưa, sản xuất bia, rượu…).
• Sử dụng vi khuẩn để xử lí chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.
• Chế tạo dược phẩm (thuốc kháng sinh,…), mỹ phẩm.
• Chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu.
Hình thành kiến thức mới 6 trang 115 KHTN lớp 6
Quan sát hình 25.5, 25.6 và hoàn thành bảng theo mẫu sau: Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện bệnh Bệnh tiêu chảy
Trực khuẩn đường ruột Vi khuẩn lao
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện bệnh Bệnh tiêu chảy
Trực khuẩn đường ruột
Buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt Bệnh lao phổi Vi khuẩn lao
Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi
Hình thành kiến thức mới 7 trang 115 KHTN lớp 6
Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo con đường nào? Hãy nêu một số biện
pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo những đường như sau: đường miệng, đường dạ dày, đường máu.
Biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:
• Vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên tắm rửa, rửa tay sạch sẽ.
• Đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp hay ở những nơi đông người.
• Vệ sinh môi trường sống.
• Bảo quản thực phẩm đúng cách.
• Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra.
2. Phần Luyện tập, vận dụng
Luyện tập 1 trang 114 KHTN lớp 6
Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
• Vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh; thường được cấu tạo gồm 4 thành phần:
thành tế bào, màng tế bào, chất bào chất, vùng nhân.
• Virus chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh; thường được cấu tạo gồm lớp vỏ protein
và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
Luyện tập 2 trang 115 KHTN lớp 6
Hãy đề xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình là:
• Bỏ thực phẩm vào tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển
của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
• Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
• Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự
phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
• Làm mứt: Biện pháp này sử dụng lượng đường cao để hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Luyện tập 3 trang 116 KHTN lớp 6
Từ các con đường lây bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Bệnh tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa. Do đó, biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy hữu hiệu là vệ sinh ăn uống:
• Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn.
• Không ăn thực phẩm quá hạn, ô thiu. • Ăn chín, uống sôi.
• Hạn chế ăn đồ ăn ở các quán vỉa hè, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vận dụng trang 116 KHTN lớp 6
Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nếu trong đất không có vi khuẩn thì các chất thải của sinh vật và xác động thực vật sẽ không
thể được phân hủy. Điều đó dẫn tới:
• Đất sẽ bị cằn cỗi và bạc màu do thiếu nguồn khoáng chất từ quá trình phân giải chất
hữu cơ của vi sinh vật.
• Các chất thải, xác sinh vật bị tích tụ khiến môi trường sống nói chung và môi trường
đất nói riêng bị ô nhiễm.
3. Bài tập Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 25
Bài 1 trang 116 Khoa học tự nhiên 6
Phân biệt virus và vi khuẩn.
Đáp án hướng dẫn giải
Phân biệt vi khuẩn và virus:
• Vi khuẩn là cơ thể sống được cấu tạo nên từ tế bào, có thể tự tồn tại mà không cần đến tế bào vật chủ.
• Virus không phải là cơ thể sống, nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần, tồn tại được
nhờ phải kí sinh nội bào vật chủ nếu không sẽ trở thành vật không sống.
Bài 2 trang 116 Khoa học tự nhiên 6
Trong các bệnh: bệnh lị, bệnh thủy đậu, bệnh viêm da, bệnh dại, bệnh than, bệnh viêm gan B,
bệnh lao phổi, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid - 19 ở người,
bệnh nào do virus, bệnh nào do vi khuẩn gây nên?
Đáp án hướng dẫn giải
Bệnh do vi khuẩn: bệnh lị, bệnh viêm da, bệnh than, bệnh lao phổi.
Bệnh do virus: bệnh thủy đậu, bệnh dại, bệnh viêm gan B, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị,
bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid-19.
Bài 3 trang 116 Khoa học tự nhiên 6
Nêu lợi ích và tác hại của vi khuẩn. Lấy ví dụ.
Đáp án hướng dẫn giải
- Một số lợi ích của vi khuẩn:
+ Tham gia phân hủy chất thải và xác sinh vật. Ví dụ: Sử dụng vi sinh vật làm phân bón vi sinh
giúp cải tạo đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh; sử dụng vi khuẩn trong xử lí rác thải;…
+ Cố định và làm giàu đạm cho đất. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống cộng sinh
giữa rễ cây họ Đậu giúp biến đổi nitrogen trong không khí thành đạm mà cây có thể hấp thụ được;…
+ Dùng để chế biến thực phẩm. Ví dụ: làm sữa chua, làm dưa muối,…
+ Một số vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. - Tác hại:
+ Kí sinh gây bệnh cho con người. Ví dụ: bệnh lao, tiêu chảy, uốn ván,…
+ Gây thối hỏng lương thực, thực phẩm. Ví dụ: thức ăn, cơm để ngoài dễ bị ôi thiu,…
+ Vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Ví dụ: bệnh héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u sưng và loét,…