Giải sách giáo khoa môn Lịch sử 6 Bài 16 Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Chân trời sáng tạo
Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 16 Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc hướng dẫn chi tiết cho các câu hỏi môn Lịch sử lớp 6 trang 81 SGK Lịch sử và Địa lí 6, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải bài tập Lịch sử 6 bài 16 sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề: (CTST) Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X
Môn: Lịch Sử 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Câu hỏi trang 81 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
1. Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu? Gợi ý trả lời
- Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu để nhằm mục đích dễ cai
trị và dần dần thu phục người Việt, biến nước ta thành một quận của người Hán, muốn xóa tên
nước ta khỏi các bản đồ hành chính và trong tâm thức nhân dân Âu Lạc.
2. Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1,16.2 và hình 16.3, em hãy cho biết chính
quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị gì đối với nước ta? Gợi ý trả lời Ví dụ:
- Chính sách về chính trị:
+ Chia Âu Lạc thành 3 quận ( Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) gộp chung với 6 quận của
Trung Quốc thành Giao Châu
+ Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, chiếm đoạt
ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi đem về nước, đặt thêm thuế khoán lao dịch nặng nề
- Chính sách đồng hóa về văn hóa: đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cũng người Việt, xóa
bỏ tập tục lâu đời, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ, Nho giáo, chữ Hán du nhập vào nước ta
3. Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam? Gợi ý trả lời
Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam để
âm mưu sáp nhập vùng lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc, đồng hóa dân ta thành
một tộc người dưới sự cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc.
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
Câu hỏi trang 82 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
1. Em hãy xác định những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời kì Bắc thuộc? Gợi ý trả lời
Những chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc:
- Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất. Người dân đã biết đắp
đê phòng lụt để bảo vệ mùa màng.
- Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông.
- Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng
- Giao thương với các quốc gia trong khu vực.
2. Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời kì Bắc
thuộc có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý trả lời
Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý
nghĩa thể thiện trình độ phát triển kỹ thuật luyện đồng và quy mô sử dụng phổ biến, thông dụng
của dụng cụ bằng đồng trong cuộc sống người dân.Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều
hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức phục vụ chính cho cuộc sống con người.
3. Quan sát tư liệu 16.6, hãy nêu những chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc
thuộc so với thời Văn Lang, Âu Lạc. Gợi ý trả lời
Những chuyển biến của xã hội nước ta thời Bắc thuộc:
- Thay cho quý tôc Việt là quan lại đô hộ Trung Quốc
- Tầng lóp trên của xã hội như lạc tướng, lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thể
lực kinh tế, giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.
- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế,
nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
4. Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân
tộc của người Việt thời Bắc thuộc Gợi ý trả lời
Theo em, tầng lớp trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của người Việt đó là các hào
trưởng người Việt, tầng lớp này vừa có thế lực về kinh tế và uy tín trong nhân dân nên có khả
năng lãnh đạo và lịch sử đã chứng minh điều đo qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu,…
III. Luyện tập và Vận dụng Lịch sử lớp 6 trang 84
Luyện tập 1 trang 84 Lịch Sử lớp 6 CTST
Vẽ sơ đồ tư duy về chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với Giao Châu- An Nam
trong thời Bắc thuộc theo gợi ý bên dưới. Gợi ý trả lời
Luyện tập 2 trang 84 Lịch Sử lớp 6 CTST
Em hãy hoàn thành bảng dưới đây để rút ra những hậu quả từ chính sách cai trị của các triều
đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta. Lĩnh vực Chính trị Kinh tế Văn hóa Chuyển biến ? ? ? Gợi ý trả lời Lĩnh vực Chính trị Kinh tế Văn hóa
- Chia Âu Lạc thành 3 quận, - Nông nghiệp có sự chuyển - Một số thành tựu
gộp chung với 6 quận của biến mới về phương thức canh của nền văn hóa
Trung Quốc thành Giao Châu tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến Trung Quốc được
- Các triều đại phong kiến công cụ bằng sắt, sức kéo của du nhập vào Việt
phương Bắc thi hành chính trâu bò … Nam. Ví dụ: chữ Chuyển biến
sách cai trị hà khắc, khiến đời - Nghề thủ công truyền thống Hán, Nho giáo,
sống nhân dân cực khổ.
tiếp tục phát triển với kĩ thuật phong tục – tập
- Mâu thuẫn xã hội dâng cao, cao hơn. quán…
nhiều cuộc đấu tranh chống - Xuất hiện nghề thủ công mới: - Người Việt tiếp
lại chính quyền đô hộ của giấy, thủy tinh… thu có chọn lọc văn nhân dân ta đã nổ ra. hóa Trung Quốc để
- Một số đường giao thông phát triển văn Việt;
thủy, bộ được hình thành. đấu tranh để bào tồn bản sắc văn hóa dân tộc…
Vận dụng 3 trang 84 Lịch Sử lớp 6 CTST
Em hãy hoàn thành bảng dưới đây để rút ra những hậu quả từ chính sách cai trị của các triều
đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta. Gợi ý trả lời
Lĩnh vực Thông tin chính sách
Suy luận về hậu quả Chính trị
Sáp nhập nước ta thành các châu, Âm mưu xóa bỏ quốc gia – dân tộc Việt, biến
quận của Trung Quốc, áp dụng luật nước ta thành châu, quận của Trung Quốc. pháp hà khắc… Kinh tế
Chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Nhiều nông dân người Việt bị phá sản trở ấp trại.
thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật - Người Việt bị áp bức, bóc lột nặng nề, rơi
quý; thuế khóa nặng nề; giữ độc vào tình cảnh đói khổ, kiệt quệ, bần cùng. quyền sắt và muối.
- Nguồn tài nguyên của đất nước dần bị vơi cạn.
- Nắm độc quyền về sắt để người Việt không
có cơ hội sản xuất vũ khí chống lại chúng.
- Nắm độc quyền về muối nhằm làm cho
người Việt bị lệ thuộc vào chính quyền cai trị
(do muối là gia vị thiết yếu) và khiến thể lực
của người Việt suy giảm. Xã hội
Cai trị hà khắc, đưa người Hán sang Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn nước ta sinh sống.
giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc Văn hóa
Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta thay - Một số thành tựu của nền văn hóa Trung
đổi phong tục, luật pháp theo người Quốc được du nhập vào Việt Nam. Ví dụ: chữ
Hán, xóa bỏ những tập quán của người Hán, Nho giáo, phong tục – tập quán… Việt…
- Người Việt tiếp thu có chọn lọc văn hóa
Trung Quốc để phát triển văn Việt; đấu tranh
để bào tồn bản sắc văn hóa dân tộc…