-
Thông tin
-
Quiz
Giải SGK Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải SGK Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chương 2: Địa lí dân cư (CTST) 5 tài liệu
Địa Lí 12 373 tài liệu
Giải SGK Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải SGK Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 2: Địa lí dân cư (CTST) 5 tài liệu
Môn: Địa Lí 12 373 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 12
Preview text:
Mở đầu trang 34 Địa Lí 12: Với quy mô dân số đông, nước ta có nguồn
lao động dồi dào và trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Đây là
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Vậy, làm thế
nào để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lao động và việc làm? Các
hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao? Lời giải:
- Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lao động và việc làm cần:
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu của doanh nghiệp và thị trường.
+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo thành phần
kinh tế, theo thành thị và nông thôn.
+ Phát triển kinh tế đa dạng, tạo ra nhiều việc làm mới giải quyết việc
làm cho số lao động tăng thêm hàng năm.
- Các hướng giải quyết việc làm:
+ Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất
+ Tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao
+ Liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước
+ Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
+ Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội
I. Đặc điểm nguồn lao động
Câu hỏi trang 34 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết
đặc điểm nguồn lao động nước ta. Lời giải:
- Nguồn lao động dồi dào:
+ Lực lượng lao động chiếm trên 50% số dân, hằng năm tăng thêm
khoảng 1 triệu lao động.
+ Đóng vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế, là nhân tố thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát
triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao:
+ Người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp,…
+ Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên nhờ kết quả của quá
trình đào tạo lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc
biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường. Năng suất
lao động xã hội đã có tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với một
số nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Quá trình đào tạo lao động cùng với cơ chế thị trường đang tạo ra một
thế hệ người lao động Việt Nam năng động, tiếp thu nhanh các thành
tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất, giúp lao động
nước ta có khả năng hội nhập tốt với lao động thế giới.
II. Tình hình sử dụng lao động
Câu hỏi trang 35 Địa Lí 12: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài,
hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta. Lời giải:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động:
+ Tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm.
Câu hỏi trang 36 Địa Lí 12: Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài,
hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta. Lời giải:
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo xu hướng giảm
tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực ngoài
Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực ngoài Nhà
nước vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Sự khác nhau về cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế là kết
quả của chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, nhằm huy động nguồn lực phát triển từ nhiều thành phần
kinh tế của đất nước.
Câu hỏi trang 36 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích
tình hình sử dụng lao động phân theo thành thị và nông thôn của nước ta. Lời giải:
- Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị xu hướng tăng, chủ yếu tăng lao
động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
- Lao động trong khu vực nông thôn chuyển dịch đáng kể, tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp tăng nhờ quá trình công nghiệp hóa nông thôn, xây
dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế nông thôn.
III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
Câu hỏi trang 36 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
- Trình bày các hướng giải quyết việc làm ở nước ta. Lời giải: - Vấn đề việc làm:
+ Cùng với sự phát triển của đất nước, các ngành sản xuất, các thành
phần kinh tế ngày càng đa dạng tạo nhiều việc làm mới, góp phần quan
trọng giải quyết vấn đề việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm.
+ Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là một trở ngại, tỉ lệ
thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và
nông thôn có sự khác nhau. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.
- Hướng giải quyết việc làm:
+ Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị
trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập quốc tế.
+ Thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, phục vụ chuyển
đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu; tạo việc làm ở
khu vực nông thôn, miền núi.
+ Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình
thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.
+ Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng
mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực cả về học vấn, trình độ chuyên môn, tính chuyên
nghiệp, văn hóa ứng xử,…
+ Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội gắn với các chế độ trợ
cấp bảo hiểm thất nghiệp, các hoạt động đào tạo lại lao động, có nhiều
biện pháp giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Luyện tập (trang 37)
Luyện tập 1 trang 37 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 8.2, nhận xét tỉ lệ lao
động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ
thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021. Lời giải:
Nhìn chung tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo
trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021 đã có sự
thay đổi rõ rệt, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở mọi trình độ đều có sự
tăng lên, chỉ riêng tỉ lệ lao động trình độ trung cấp giảm đi, cụ thể:
- Tỉ lệ lao động trình độ sơ cấp tăng, từ 1,9% năm 2010 lên 6,8% năm 2021.
- Tỉ lệ lao động trình độ trung cấp giảm, từ 5,2% năm 2010 xuống 4,1% năm 2021.
- Tỉ lệ lao động trình độ cao đẳng tăng, từ 2,0% năm 2010 lên 3,5% năm 2021.
- Tỉ lệ lao động trình độ đại học trở lên tăng nhiều nhất, từ 5,6% năm 2010 lên 11,7% năm 2021.
Luyện tập 2 trang 37 Địa Lí 12: So sánh tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu
việc làm trong độ tuổi lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta. Lời giải:
- Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị cao hơn ở nông
thôn, ở thành thị là 4,3%, ở nông thôn là 2,5% (năm 2021).
- Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở thành thị cũng cao hơn ở
nông thôn, ở thành thị là 3,3%, ở nông thôn là 3,0% (năm 2021). Vận dụng (trang 37)
Vận dụng trang 37 Địa Lí 12: Viết một báo cáo ngắn về vấn đề việc làm
ở địa phương em sinh sống. Lời giải:
Vấn đề việc làm ở tỉnh Thái Bình
Toàn tỉnh có 1.280 lao động có việc làm tăng thêm (trong đó: việc làm tại
địa phương 1.150 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 100 lao động, đi làm
việc ở nước ngoài 30 lao động). Trong năm 2022, toàn tỉnh có khoảng
33.970 lao động có việc làm tăng thêm (đạt 98,4% kế hoạch năm) (trong
đó việc làm tại địa phương 24.550 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài
6.420 lao động, đi làm việc ở nước ngoài 3.000 lao động); có 3.600
người tham gia học nghề, trong đó: Trình độ cao đẳng nghề 800 người,
trung cấp 500 người, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 2.300 người;
nâng tổng số người được tuyển sinh lên 33.485 người (đạt 92,75% kế
hoạch năm), trong đó trình độ cao đẳng 3.670 người, trình độ trung cấp
6.520 người, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 23.295 người. Tình hình
việc làm của người lao động trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định; công
tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp tiếp tục được tăng cường,
chú trọng. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý năm 2022 ước tính 0.96%.